10 năm chứng khoán Việt Nam: Cuộc chơi mới chỉ bắt đầu...
VnEconomy giới thiệu góc nhìn của nhà quản lý và thành viên thị trường về 10 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
VnEconomy giới thiệu góc nhìn của nhà quản lý và thành viên thị trường về 10 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ưu tiên số một cho chất lượng sản phẩm
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng
“Sau 10 năm hình thành và phát triển, Đảng, Nhà nước nhận thấy, phát triển thị trường chứng khoán là bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu không có thị trường chứng khoán thì chắc chắn mục tiêu trên cũng bất thành.
Với ý nghĩa đó, Chính phủ luôn quan tâm nhận thức đúng vai trò của thị trường khá mới mẻ này, đặc biệt khi nền kinh tế của chúng ta hội nhập với kinh tế thế giới.
Cũng qua 10 năm, tất cả chúng ta đều có cùng nhận định rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh, mạnh vững chắc. Từ chỗ chỉ có 2 cổ phiếu niêm yết ban đầu nay đã lên đến hơn 550 cổ phiếu, với vốn hóa trên thị trường chứng khoán ước đạt 40% GDP. Đây thực sự là kết quả ngoài mong đợi so với mục tiêu đề ra.
Chúng ta bước vào thời kỳ mở cửa, từ việc chỉ có một kênh huy động vốn qua ngân hàng, nay đã huy động vốn qua chứng khoán thông qua các nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Nhưng đồng thời, thị trường chứng khoán cũng là điểm đến để các nhà đầu tư tìm hiểu, bỏ tiền tìm cơ hội và hơn ai hết họ là những người chịu rủi ro và giám sát hiệu hoạt động đầu tư, giám sát thị trường.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng là nơi giám sát hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, là hàn thử biểu của nền kinh tế, là thước đo quan trọng, là công cụ kiểm soát tính hiệu quả của nền kinh tế.
Ngày nay, chúng ta vẫn có nhiều kênh huy động vốn, trong đó có tín dụng, có FDI... nhưng cao hơn cả vẫn là qua thị trường chứng khoán. Vì vậy, quan điểm của Chính phủ là cần phải làm cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh và bền vững hơn nữa”.
5 mục tiêu cho 10 năm tới
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh
“Thị trường chứng khoán từ chỗ chỉ có hai cổ phiếu niêm yết giá trị giao dịch 70 triệu đồng/ phiên, đến nay đã có 550 công ty niêm yết, với giá trị giao dịch đạt bình quân 3.000 tỷ đồng/phiên, mức vốn hóa đạt trên 40% GDP, tổng giá trị vốn huy động trong 5 năm gần đây đã đạt gần 300.000 tỷ đổng, đóng góp tích cực cho hệ thống năng lực các doanh nghiệp Việt Nam.
Hệ thống trung gian của định chế thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh về số lượng và chất lượng; đến nay có 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ hoạt động trên thị trường. Đồng thời hệ thống các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển mạnh; năm đầu khai trương thị trường có 3.000 tài khoản, đến nay đạt 926.000 tài khoản. Vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 7 tỷ USD.
Yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải tiếp tục phát triển thị trường vốn, tức thị trường chứng khoán. Vì vậy trong 10 năm tới cần thực hiện 5 mục tiêu chính.
Thứ nhất, thực hiện căn bản một bước tái cấu trúc lại thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại hóa và chuyên nghiệp hơn. Chủ động hội nhập quốc tế theo lộ trình và bước đi phù hợp.
Thứ hai, mở rộng quy mô về chất lượng thị trường chứng khoán, từng bước đưa vào vận hành các sản phẩm mới và các loại thị trường mới, tăng tính thanh khoản của thị trường, phấn đấu đạt mức vốn hóa từ 50 - 100% GDP, trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng, chủ yếu của nền kinh tế.
Thứ ba, tăng cường an toàn tài chính, sức cạnh tranh của các định chế trung gian, các tổ chức thành viên của thị trường chứng khoán.
Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm và cưỡng chế thực thi những vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán; tăng cường năng lực giám sát thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động bền vững, an toàn, công khai, minh bạch.
Và cuối cùng là hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong giao dịch và quản lý thị trường.
Những nhiệm vụ trên cần được cụ thể hóa trong chiến lược, chương trình hành động, có lộ trình triển khai trong những năm tới”.
Từ chiều rộng sang chiều sâu
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
“10 năm trước, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, hết sức mới mẻ và nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á ảnh hưởng sâu rộng. Chúng ta thành lập trong bối cảnh vẫn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, còn nhiều hạn chế trong nền kinh tế thị trường, nhiều yếu tồ mới manh nha, hàng hóa ít, hiểu biết của nhà đầu tư còn hạn chế.
Chúng ta vừa làm vừa tìm hiểu. 10 năm đã có nhiều khó khăn, thăng trầm. Vượt qua những khó khăn đó để phát triển đi lên. Thị trường chứng khoán đã tác động sâu rộng đến nền kinh tế, tâm lý xã hội…
Thị trường đã có những phát triển về lượng và chất. Chúng ta đã tách và phát triển được các thị trường, các sở giao dịch, hình thành và mở thêm những thị trường mới như trái phiếu chuyên biệt, UPCoM… Hệ thống trung gian cũng nhanh chóng mở rộng cả số lượng, chất lượng, công nghệ. Chất lượng công bố thông tin được cải tiến.
Về khối các nhà đầu tư, hiện có 926.000 tài khoản, hiểu biết của nhà đầu tư cũng được tăng cường. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài, những năm đầu tiên rất hạn chế, nhưng năm 2007 đã thu hút nguồn vốn khoảng 11 - 12 tỷ USD, hiện nay khoảng 7 tỷ USD, góp phần ổn định vấn đề ngoại hối, ổn định tỷ giá…
Nhìn chung, chúng ta đã làm được những bước đi quan trọng, đã có bước phát triển vượt bậc. Trong vòng 10 - 20 năm tới, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm, nhằm chuyển từ giai đoạn phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, từng bước khẳng định vai trò của thị trường trong nền kinh tế”.
Nhà đầu tư sẽ vững vàng hơn
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán
“Cảm nhận của tôi sau 10 năm là hầu hết các nhà đầu tư, các định chế tài chính dường như đã đi vào đúng quỹ đạo, ổn định, vững vàng hơn cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh ngày càng khẳng định được trình độ và trí tuệ. Điều đó đã tạo nên niềm tin của nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau 10 năm phát triển, tôi cho rằng, điều mà chúng ta cần quan tâm nhất vẫn là tính minh bạch, công khai và báo cáo kịp thời. Nếu những điều này được cải thiện thì chắc chắn thị trường sẽ còn tiến xa hơn nữa. Đó cũng chính là quan ngại của cá nhân tôi khi thị trường chứng khoán sinh nhật 10 tuổi.
Còn với nhà đầu tư, tôi hy vọng rằng họ sẽ vững vàng hơn, có sự chọn lựa sáng suốt hơn để gửi gắm niềm tin. Mong rằng, họ đừng bao giờ nóng vội khi thị trường lên hay xuống mà thay vào đó là phải thận trọng, phân tích kỹ lưỡng để có những quyết định sáng suốt và thể hiện được tính chuyên nghiệp trong mỗi hoạt động mua bán.
10 năm tới, tôi cho rằng, với định hướng đúng của Chính phủ thị trường sẽ tiếp tục phát triển. Song, hy vọng rằng sẽ có những chỉnh sửa liên quan đến chính sách để có thể mở ra cho các doanh nghiệp, các định chế tài chính có cơ hội tham gia vào thị trường. Nếu được như vậy, tôi tin chắc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển ngang tầm với nhiều nước trong khu vực và thế giới”.
Cái được lớn nhất là kênh gọi vốn
Ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM)
“Sau 10 năm tham gia thị trường chứng khoán, SACOM đã có nhiều cơ hội hơn để phát triển sản xuất kinh doanh, có điều kiện tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tối đa hóa lợi ích cho các nhà đầu tư...
Hơn nữa, thông qua việc niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán, chúng tôi đã có một đội ngũ ngày càng đông đảo, hoàn thiện hơn về nhân cách, phẩm chất nghiệp vụ, tính năng động và nhạy cảm trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác điều hành, quản lý và tính chuyên nghiệp trong giải quyết công việc, đồng thời công tác quản trị doanh nghiệp theo hướng công khai, minh bạch... Tất cả những điều đó chính là cơ hội để chúng tôi chuẩn bị cho hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, sau 10 năm tham gia niêm yết SAM (mã cổ phiếu của SACOM) trên thị trường chứng khoán, hình ảnh và thương hiệu của SACOM đã được công chúng đầu tư biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng như các thành viên của công ty từ đó đã quan tâm chăm lo giữ gìn thương hiệu và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý hơn, bởi nếu để xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng tới uy tín của công ty trên thị trường.
10 năm tham gia thị trường chứng khoán, có thể nói, cái được lớn nhất của chúng tôi là thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho công ty. Công ty đã thu lợi qua nhiều lần phát hành cổ phiếu thành công, chi phí rẻ, thu hút được nguồn vốn từ công chúng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc triển khai các dự án.
Nếu so sánh từ năm 2000 khi bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán với năm 2009 thì sau 10 năm niêm yết, các chỉ tiêu tài chính của công ty đều tăng rất cao: về doanh thu tăng 3,6 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 9,5 lần, nộp ngân sách nhà nước tăng 33,6 lần, lao động tăng 2 lần, trong đó thu nhập bình quân của người lao động ổn định, tăng 2,3 lần. Tính đến nay, thặng dư của công ty đạt gần 1.600 tỷ đồng, cổ đông được hưởng cổ tức ổn định từ năm 1998 đến nay từ 15 - 25%”.
Tự tin, kiên định và dũng cảm để theo đuổi
Ông Lê Đình Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long
“Có thể nói 10 năm đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam là khoảng thời gian quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển thị trường. Rõ ràng với những gì diễn ra trên thị trường như các năm gần đây so với mục đích của cơ quan quản lý đặt ra trong 10 năm trước thì thị trường đã phát triển nhanh hơn suy nghĩ của mọi người rất nhiều.
Trong 5 năm đầu tiên, có lẽ nhiều người cũng chưa hình dung hết được thị trường chứng khoán sẽ phát triển như thế nào; mặt khác, giai đoạn này, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa thể hiện được vai trò là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.
Nhưng 5 năm trở lại đây, cùng với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước mà trong quá trình đó thị trường chứng khoán đã tham gia rất tích cực, cho thấy thị trường chứng khoán đang trở thành kênh huy động vốn rất rõ ràng và hiệu quả của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Nhìn vào những công ty đầu tiên tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường như REE hoặc SAM, so sánh họ từ thời điểm đó đến bây giờ họ là những doanh nghiệp hoàn toàn khác, nếu không có thị trường chứng khoán thì công ty khó có được sức bật như ngày nay.
Thống kê cho thấy, có thời điểm vốn hóa thị trường chiếm tới gần 50% GDP. Đặc biệt, hai ba năm trở lại đây thị trường chứng khoán đã thể hiện được vai trò là trung tâm của nền tài chính bởi nó được coi như “hàn thử biểu”, là nơi đầu tiên phản ánh các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong 10 năm nay, chúng ta vẫn đang hoạt động trong khuôn khổ pháp lý chưa thực sự hoàn chỉnh, trong khi thời cuộc và diện mạo của thị trường đã có nhiều thay đổi. Xét trên bình diện chung về cấu trúc thị trường chứng khoán, chúng ta cần phải có sự nhìn nhận mới, mở rộng khuôn khổ pháp lý cho phù hợp.
Với kinh nghiệm của cá nhân tôi, chứng khoán là lĩnh vực hấp dẫn, thú vị nhưng cũng rất áp lực, rất khốc liệt. Nếu anh không tự tin, kiên định và dũng cảm để theo đuổi nó thì hoặc anh sẽ cảm thấy chán nản, lo sợ và bỏ cuộc, hoặc anh sẽ bị đào thải”.
Cuộc chơi mới chỉ bắt đầu…
Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital
“Dragon Capital chúng tôi đã đi theo từng bước phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ngay từ những ngày đầu. Chúng tôi cùng lớn lên, cùng nếm trải các thách thức và khó khăn…
Khi thành lập công ty chúng tôi có nguyện vọng là được tham gia góp một phần nho nhỏ vào sự ra đời và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nay thị trường đã được 10 tuổi, chúng ta lại phải nghĩ đến tương lai cho thập kỷ sắp tới.
So với các thị trường đã phát triển thì 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không hẳn là lâu lắm. Chúng ta còn cả một đoạn đường dài phía trước với nhiều cơ hội và thách thức để đối mặt.
Trong thời gian sắp tới, chúng tôi cũng sẽ hoạch định các kế hoạch cho phù hợp với tình hình và những nhận định của chúng tôi đối với sự phát triển của thị trường. Chúng tôi thấy rằng nếu như giá trị vốn hoá của thị trường bây giờ xấp xỉ khoàng 35 - 37% GDP, thì trong 5 năm tới con số này thể hướng đến tới 70% GDP, doanh số giao dịch cũng có thể lên đến gấp đôi hoặc gấp ba lần so với doanh số bây giờ.
Chúng ta có thể đưa ra nhiều con số khác nhau cho ngày hôm nay, nhưng có thể các nhận định và những con số này sẽ trở thành khiêm tốn sau 10 năm nữa.
Về phần mình, nhìn lại, khi bắt đầu thành lập công ty cuối năm 1994, chúng tôi chỉ có 8 anh em làm việc cùng nhau, quỹ huy động đầu tiên năm 1995 chỉ có 16,5 triệu USD, sau đó có lúc lên, có lúc xuống… Nhưng với những cố gắng và nỗ lực đế phát triển, thì cho đến hôm nay sau 15 năm, trong đó có 10 năm đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng được một đội ngũ khoảng 100 nhân viên với đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để tư vấn và quản lý một nguồn vốn vào khoảng 1,3 tỷ USD huy động từ nước ngoài.
Nguồn vốn này đang được đầu tư vào hơn 60 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Không chỉ tham gia góp vốn mà còn tham gia về mặt quản trị, Dragon Capital hiện đang tham gia hội đồng quản trị của hơn 25 doanh nghiệp trong nước.
Mục đích của công ty chúng tôi là tạo một cầu nối để thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư, các định chế tài chính ở nước ngoài về để tham gia đầu tư và phát triển cùng với các doanh nghiệp Việt Nam. Và cách tham gia phổ biến nhất, chuẩn nhất theo chúng tôi là tham gia trên thị trường chứng khoán. Do vậy chúng tôi không chỉ quan tâm đến thị trường chứng khoán tài chính của Việt Nam hôm nay mà còn quan tâm đến tương lai của thị trường. Chúng tôi cam kết tích cực tham gia và phát triển lâu dài với thị trường Việt Nam, vì sự thành công và phát triên của Dragon Capital gắn liền với sự thành công và phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau 10 năm chuẩn bị, hình thành và từng bước phát triển, tôi nghĩ rằng, cuộc chơi chỉ mới thực sự bắt đầu…”.
Ưu tiên số một cho chất lượng sản phẩm
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng
“Sau 10 năm hình thành và phát triển, Đảng, Nhà nước nhận thấy, phát triển thị trường chứng khoán là bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu không có thị trường chứng khoán thì chắc chắn mục tiêu trên cũng bất thành.
Với ý nghĩa đó, Chính phủ luôn quan tâm nhận thức đúng vai trò của thị trường khá mới mẻ này, đặc biệt khi nền kinh tế của chúng ta hội nhập với kinh tế thế giới.
Cũng qua 10 năm, tất cả chúng ta đều có cùng nhận định rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh, mạnh vững chắc. Từ chỗ chỉ có 2 cổ phiếu niêm yết ban đầu nay đã lên đến hơn 550 cổ phiếu, với vốn hóa trên thị trường chứng khoán ước đạt 40% GDP. Đây thực sự là kết quả ngoài mong đợi so với mục tiêu đề ra.
Chúng ta bước vào thời kỳ mở cửa, từ việc chỉ có một kênh huy động vốn qua ngân hàng, nay đã huy động vốn qua chứng khoán thông qua các nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Nhưng đồng thời, thị trường chứng khoán cũng là điểm đến để các nhà đầu tư tìm hiểu, bỏ tiền tìm cơ hội và hơn ai hết họ là những người chịu rủi ro và giám sát hiệu hoạt động đầu tư, giám sát thị trường.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng là nơi giám sát hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, là hàn thử biểu của nền kinh tế, là thước đo quan trọng, là công cụ kiểm soát tính hiệu quả của nền kinh tế.
Ngày nay, chúng ta vẫn có nhiều kênh huy động vốn, trong đó có tín dụng, có FDI... nhưng cao hơn cả vẫn là qua thị trường chứng khoán. Vì vậy, quan điểm của Chính phủ là cần phải làm cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh và bền vững hơn nữa”.
5 mục tiêu cho 10 năm tới
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh
“Thị trường chứng khoán từ chỗ chỉ có hai cổ phiếu niêm yết giá trị giao dịch 70 triệu đồng/ phiên, đến nay đã có 550 công ty niêm yết, với giá trị giao dịch đạt bình quân 3.000 tỷ đồng/phiên, mức vốn hóa đạt trên 40% GDP, tổng giá trị vốn huy động trong 5 năm gần đây đã đạt gần 300.000 tỷ đổng, đóng góp tích cực cho hệ thống năng lực các doanh nghiệp Việt Nam.
Hệ thống trung gian của định chế thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh về số lượng và chất lượng; đến nay có 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ hoạt động trên thị trường. Đồng thời hệ thống các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển mạnh; năm đầu khai trương thị trường có 3.000 tài khoản, đến nay đạt 926.000 tài khoản. Vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 7 tỷ USD.
Yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải tiếp tục phát triển thị trường vốn, tức thị trường chứng khoán. Vì vậy trong 10 năm tới cần thực hiện 5 mục tiêu chính.
Thứ nhất, thực hiện căn bản một bước tái cấu trúc lại thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại hóa và chuyên nghiệp hơn. Chủ động hội nhập quốc tế theo lộ trình và bước đi phù hợp.
Thứ hai, mở rộng quy mô về chất lượng thị trường chứng khoán, từng bước đưa vào vận hành các sản phẩm mới và các loại thị trường mới, tăng tính thanh khoản của thị trường, phấn đấu đạt mức vốn hóa từ 50 - 100% GDP, trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng, chủ yếu của nền kinh tế.
Thứ ba, tăng cường an toàn tài chính, sức cạnh tranh của các định chế trung gian, các tổ chức thành viên của thị trường chứng khoán.
Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm và cưỡng chế thực thi những vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán; tăng cường năng lực giám sát thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động bền vững, an toàn, công khai, minh bạch.
Và cuối cùng là hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong giao dịch và quản lý thị trường.
Những nhiệm vụ trên cần được cụ thể hóa trong chiến lược, chương trình hành động, có lộ trình triển khai trong những năm tới”.
Từ chiều rộng sang chiều sâu
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
“10 năm trước, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, hết sức mới mẻ và nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á ảnh hưởng sâu rộng. Chúng ta thành lập trong bối cảnh vẫn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, còn nhiều hạn chế trong nền kinh tế thị trường, nhiều yếu tồ mới manh nha, hàng hóa ít, hiểu biết của nhà đầu tư còn hạn chế.
Chúng ta vừa làm vừa tìm hiểu. 10 năm đã có nhiều khó khăn, thăng trầm. Vượt qua những khó khăn đó để phát triển đi lên. Thị trường chứng khoán đã tác động sâu rộng đến nền kinh tế, tâm lý xã hội…
Thị trường đã có những phát triển về lượng và chất. Chúng ta đã tách và phát triển được các thị trường, các sở giao dịch, hình thành và mở thêm những thị trường mới như trái phiếu chuyên biệt, UPCoM… Hệ thống trung gian cũng nhanh chóng mở rộng cả số lượng, chất lượng, công nghệ. Chất lượng công bố thông tin được cải tiến.
Về khối các nhà đầu tư, hiện có 926.000 tài khoản, hiểu biết của nhà đầu tư cũng được tăng cường. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài, những năm đầu tiên rất hạn chế, nhưng năm 2007 đã thu hút nguồn vốn khoảng 11 - 12 tỷ USD, hiện nay khoảng 7 tỷ USD, góp phần ổn định vấn đề ngoại hối, ổn định tỷ giá…
Nhìn chung, chúng ta đã làm được những bước đi quan trọng, đã có bước phát triển vượt bậc. Trong vòng 10 - 20 năm tới, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm, nhằm chuyển từ giai đoạn phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, từng bước khẳng định vai trò của thị trường trong nền kinh tế”.
Nhà đầu tư sẽ vững vàng hơn
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán
“Cảm nhận của tôi sau 10 năm là hầu hết các nhà đầu tư, các định chế tài chính dường như đã đi vào đúng quỹ đạo, ổn định, vững vàng hơn cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh ngày càng khẳng định được trình độ và trí tuệ. Điều đó đã tạo nên niềm tin của nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau 10 năm phát triển, tôi cho rằng, điều mà chúng ta cần quan tâm nhất vẫn là tính minh bạch, công khai và báo cáo kịp thời. Nếu những điều này được cải thiện thì chắc chắn thị trường sẽ còn tiến xa hơn nữa. Đó cũng chính là quan ngại của cá nhân tôi khi thị trường chứng khoán sinh nhật 10 tuổi.
Còn với nhà đầu tư, tôi hy vọng rằng họ sẽ vững vàng hơn, có sự chọn lựa sáng suốt hơn để gửi gắm niềm tin. Mong rằng, họ đừng bao giờ nóng vội khi thị trường lên hay xuống mà thay vào đó là phải thận trọng, phân tích kỹ lưỡng để có những quyết định sáng suốt và thể hiện được tính chuyên nghiệp trong mỗi hoạt động mua bán.
10 năm tới, tôi cho rằng, với định hướng đúng của Chính phủ thị trường sẽ tiếp tục phát triển. Song, hy vọng rằng sẽ có những chỉnh sửa liên quan đến chính sách để có thể mở ra cho các doanh nghiệp, các định chế tài chính có cơ hội tham gia vào thị trường. Nếu được như vậy, tôi tin chắc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển ngang tầm với nhiều nước trong khu vực và thế giới”.
Cái được lớn nhất là kênh gọi vốn
Ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM)
“Sau 10 năm tham gia thị trường chứng khoán, SACOM đã có nhiều cơ hội hơn để phát triển sản xuất kinh doanh, có điều kiện tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tối đa hóa lợi ích cho các nhà đầu tư...
Hơn nữa, thông qua việc niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán, chúng tôi đã có một đội ngũ ngày càng đông đảo, hoàn thiện hơn về nhân cách, phẩm chất nghiệp vụ, tính năng động và nhạy cảm trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác điều hành, quản lý và tính chuyên nghiệp trong giải quyết công việc, đồng thời công tác quản trị doanh nghiệp theo hướng công khai, minh bạch... Tất cả những điều đó chính là cơ hội để chúng tôi chuẩn bị cho hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, sau 10 năm tham gia niêm yết SAM (mã cổ phiếu của SACOM) trên thị trường chứng khoán, hình ảnh và thương hiệu của SACOM đã được công chúng đầu tư biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng như các thành viên của công ty từ đó đã quan tâm chăm lo giữ gìn thương hiệu và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý hơn, bởi nếu để xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng tới uy tín của công ty trên thị trường.
10 năm tham gia thị trường chứng khoán, có thể nói, cái được lớn nhất của chúng tôi là thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho công ty. Công ty đã thu lợi qua nhiều lần phát hành cổ phiếu thành công, chi phí rẻ, thu hút được nguồn vốn từ công chúng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc triển khai các dự án.
Nếu so sánh từ năm 2000 khi bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán với năm 2009 thì sau 10 năm niêm yết, các chỉ tiêu tài chính của công ty đều tăng rất cao: về doanh thu tăng 3,6 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 9,5 lần, nộp ngân sách nhà nước tăng 33,6 lần, lao động tăng 2 lần, trong đó thu nhập bình quân của người lao động ổn định, tăng 2,3 lần. Tính đến nay, thặng dư của công ty đạt gần 1.600 tỷ đồng, cổ đông được hưởng cổ tức ổn định từ năm 1998 đến nay từ 15 - 25%”.
Tự tin, kiên định và dũng cảm để theo đuổi
Ông Lê Đình Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long
“Có thể nói 10 năm đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam là khoảng thời gian quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển thị trường. Rõ ràng với những gì diễn ra trên thị trường như các năm gần đây so với mục đích của cơ quan quản lý đặt ra trong 10 năm trước thì thị trường đã phát triển nhanh hơn suy nghĩ của mọi người rất nhiều.
Trong 5 năm đầu tiên, có lẽ nhiều người cũng chưa hình dung hết được thị trường chứng khoán sẽ phát triển như thế nào; mặt khác, giai đoạn này, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa thể hiện được vai trò là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.
Nhưng 5 năm trở lại đây, cùng với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước mà trong quá trình đó thị trường chứng khoán đã tham gia rất tích cực, cho thấy thị trường chứng khoán đang trở thành kênh huy động vốn rất rõ ràng và hiệu quả của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Nhìn vào những công ty đầu tiên tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường như REE hoặc SAM, so sánh họ từ thời điểm đó đến bây giờ họ là những doanh nghiệp hoàn toàn khác, nếu không có thị trường chứng khoán thì công ty khó có được sức bật như ngày nay.
Thống kê cho thấy, có thời điểm vốn hóa thị trường chiếm tới gần 50% GDP. Đặc biệt, hai ba năm trở lại đây thị trường chứng khoán đã thể hiện được vai trò là trung tâm của nền tài chính bởi nó được coi như “hàn thử biểu”, là nơi đầu tiên phản ánh các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong 10 năm nay, chúng ta vẫn đang hoạt động trong khuôn khổ pháp lý chưa thực sự hoàn chỉnh, trong khi thời cuộc và diện mạo của thị trường đã có nhiều thay đổi. Xét trên bình diện chung về cấu trúc thị trường chứng khoán, chúng ta cần phải có sự nhìn nhận mới, mở rộng khuôn khổ pháp lý cho phù hợp.
Với kinh nghiệm của cá nhân tôi, chứng khoán là lĩnh vực hấp dẫn, thú vị nhưng cũng rất áp lực, rất khốc liệt. Nếu anh không tự tin, kiên định và dũng cảm để theo đuổi nó thì hoặc anh sẽ cảm thấy chán nản, lo sợ và bỏ cuộc, hoặc anh sẽ bị đào thải”.
Cuộc chơi mới chỉ bắt đầu…
Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital
“Dragon Capital chúng tôi đã đi theo từng bước phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ngay từ những ngày đầu. Chúng tôi cùng lớn lên, cùng nếm trải các thách thức và khó khăn…
Khi thành lập công ty chúng tôi có nguyện vọng là được tham gia góp một phần nho nhỏ vào sự ra đời và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nay thị trường đã được 10 tuổi, chúng ta lại phải nghĩ đến tương lai cho thập kỷ sắp tới.
So với các thị trường đã phát triển thì 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không hẳn là lâu lắm. Chúng ta còn cả một đoạn đường dài phía trước với nhiều cơ hội và thách thức để đối mặt.
Trong thời gian sắp tới, chúng tôi cũng sẽ hoạch định các kế hoạch cho phù hợp với tình hình và những nhận định của chúng tôi đối với sự phát triển của thị trường. Chúng tôi thấy rằng nếu như giá trị vốn hoá của thị trường bây giờ xấp xỉ khoàng 35 - 37% GDP, thì trong 5 năm tới con số này thể hướng đến tới 70% GDP, doanh số giao dịch cũng có thể lên đến gấp đôi hoặc gấp ba lần so với doanh số bây giờ.
Chúng ta có thể đưa ra nhiều con số khác nhau cho ngày hôm nay, nhưng có thể các nhận định và những con số này sẽ trở thành khiêm tốn sau 10 năm nữa.
Về phần mình, nhìn lại, khi bắt đầu thành lập công ty cuối năm 1994, chúng tôi chỉ có 8 anh em làm việc cùng nhau, quỹ huy động đầu tiên năm 1995 chỉ có 16,5 triệu USD, sau đó có lúc lên, có lúc xuống… Nhưng với những cố gắng và nỗ lực đế phát triển, thì cho đến hôm nay sau 15 năm, trong đó có 10 năm đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng được một đội ngũ khoảng 100 nhân viên với đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để tư vấn và quản lý một nguồn vốn vào khoảng 1,3 tỷ USD huy động từ nước ngoài.
Nguồn vốn này đang được đầu tư vào hơn 60 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Không chỉ tham gia góp vốn mà còn tham gia về mặt quản trị, Dragon Capital hiện đang tham gia hội đồng quản trị của hơn 25 doanh nghiệp trong nước.
Mục đích của công ty chúng tôi là tạo một cầu nối để thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư, các định chế tài chính ở nước ngoài về để tham gia đầu tư và phát triển cùng với các doanh nghiệp Việt Nam. Và cách tham gia phổ biến nhất, chuẩn nhất theo chúng tôi là tham gia trên thị trường chứng khoán. Do vậy chúng tôi không chỉ quan tâm đến thị trường chứng khoán tài chính của Việt Nam hôm nay mà còn quan tâm đến tương lai của thị trường. Chúng tôi cam kết tích cực tham gia và phát triển lâu dài với thị trường Việt Nam, vì sự thành công và phát triên của Dragon Capital gắn liền với sự thành công và phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau 10 năm chuẩn bị, hình thành và từng bước phát triển, tôi nghĩ rằng, cuộc chơi chỉ mới thực sự bắt đầu…”.