10 ngân hàng tập nâng “mức tạ” mới
Ngân hàng được chọn phải có thể lực tốt, nhưng thần thái sẽ thay đổi
10 ngân hàng thương mại được chọn để thí điểm áp dụng các tiêu chuẩn của Basel 2. Nói nôm na, nhóm vận động viên này đang tập luyện dần để nâng mức tạ nặng hơn trước.
Trong một lần trò chuyện với báo giới mới đây, ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc tế (VIB), khái quát lại hai giai đoạn phát triển cơ bản của VIB những năm gần đây: tập trung cho chiến lược bán lẻ, rồi đến thận trọng và tăng cường phòng thủ.
Nghe qua có vẻ xã giao và “PR”, nhưng thực tế đó đều là hai giai đoạn nếu nói phải cắn răng để làm cũng không quá. Điểm chung, cả hai đều rất tốn kém chi phí và thần thái hoạt động có thể thay đổi.
“Ngân hàng bán lẻ”, tất cả các nhà băng Việt Nam đều giương cao khẩu hiệu này. Kỳ thực không hẳn thành viên nào cũng làm được tốt. Bởi lẽ, chi phí đầu tư cho các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi rất lớn, đặc biệt về công nghệ và truyền thông; cần sự hợp sức và đồng thuận từ các mảng hoạt động khác; phải kiên trì về thời gian và tích lũy từng cấu phần khách hàng - nguồn thu nhỏ lẻ...
Tăng cường phòng thủ, có thể đây chỉ là một cách nói của Tổng giám đốc VIB và bao biện cho thực tế lợi nhuận thấp những năm gần đây. Nhưng ý mà ông Hàn Ngọc Vũ đề cập đến là yêu cầu củng cố an toàn hoạt động trong môi trường kinh doanh xấu đi, trong hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế cao hơn.
Vậy nên, ông Vũ nói rằng VIB không ngại Thông tư 02 (cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nghiêm ngặt và khắc nghiệt hơn, về sau có điều chỉnh bằng Thông tư 09). Lý do, ngân hàng này đã chủ động thực hiện trước các tiêu chuẩn cao hơn trong Thông tư 02 từ hai năm trước - một phần lý giải vì sao lợi nhuận thấp đi nhiều mà nguồn trích lập dự phòng tăng lên rất cao, chứ không hẳn là bao biện như giả định trên.
VIB không phải là cá biệt. Một loạt ngân hàng thương mại cũng đang nằm trong lộ trình có dáng dấp tương tự: chuẩn bị tinh thần và nguồn lực cần thiết để hướng hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế cao hơn.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đã chọn 10 ngân hàng thương mại đầu tiên thực hiện thí điểm cho lộ trình trên, từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel 2. Theo tìm hiểu của VnEconomy, 10 thành viên này bao gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank.
Basel 2 là một cấp độ mới, cao hơn đối với các ngân hàng Việt Nam, theo tiêu chuẩn của hiệp ước vốn mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) thiết lập. Tuy không bắt buộc và có sự khác biệt nhất định trong việc áp dụng ở mỗi quốc gia, song tinh thần chung là khắt khe, chặt chẽ hơn trong giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng.
Có nhiều khái niệm và tiêu chuẩn quá chuyên ngành và phức tạp, nên có thể diễn giải nôm na Basel 2 là một hạng cân mới mà các vận động viên khi tham gia buộc phải nâng mức tạ nặng hơn trước. Điều này giải thích vì sao Ngân hàng Nhà nước phải lựa chọn và thí điểm từng bước; các ngân hàng cũng phải tập nâng dần các mức tạ mới.
Phải lựa chọn và có thời gian tập dần, bởi một sự quá sức khi nâng đột ngột đều có thể gây chấn thương, thậm chí đứt hơi. Như hiện nay, thần thái của một số ngân hàng bước đầu “tập luyện” cũng đã không còn thư thái, hồng hào như trước, thể hiện rõ nhất về mặt lợi nhuận.
Nói như thế không có nghĩa chỉ 10 ngân hàng thương mại được chọn là có thể lực tốt nhất. Ngược lại, cũng không có nghĩa cứ ngân hàng to lớn là có thể nâng được mức tạ mới; dễ thấy có một số tên tuổi, “ông lớn” không có mặt trong nhóm được chọn thí điểm này. Bởi lẽ, hệ thống các ngân hàng Việt Nam không đồng đều, về sức mạnh và quy mô, thậm chí khác biệt cả về mức độ sẵn sàng minh bạch (một yêu cầu được nhấn mạnh trong Basel 2).
Thế nên, khi trao đổi bên lề với VnEconomy gần đây, dù không nằm trong nhóm trên, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại như TPBank, SHB… đều khẳng định đang từng bước để cùng nâng mức tạ mới. Quan điểm chung, thà đau một lát nhưng mát về sau; tốc độ lợi nhuận có thể kém đi hoặc chậm lại, chi phí trích lập dự phòng và nợ xấu có thể tăng lên hoặc khó giảm, nhưng các chỉ báo về sức khỏe được xác lập theo các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn, quản lý rủi ro sát thực hơn…
Nói vậy nhưng không hẳn muốn là được. Tại các hội thảo chuyên đề về Basel 2 gần đây, đánh giá chung là nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa với các tiêu chuẩn mới. Vẫn còn nhiều trở ngại về tăng cường thể lực, về tinh thần minh bạch và “dám nâng”, về nguồn nhân lực cao cấp, mà muốn thực hiện một cách đầy đủ có khi phải mất tới 3-5 năm.
Mặt khác, bản thân các ngân hàng cũng không dễ độc lập và tự giác tập luyện cho mức tạ mới. Mà ở cấp vĩ mô và chủ trương chung, Ngân hàng Nhà nước có dám “chơi” hay không, khi Basel 2 không phải là cơ chế bắt buộc tuyệt đối với mọi quốc gia?
Ngoài việc đưa vào nội dung đề án tái cơ cấu hệ thống từ 2011-2015 cũng như thí điểm cụ thể nói trên, Ngân hàng Nhà nước đang từng bước lái hệ thống tuân thủ theo các chuẩn mực cao hơn. Điển hình như việc thực thi Thông tư 09 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, áp dụng từ 1/6/2014 và đầy đủ từ 1/1/2015; hay các tiêu chuẩn mới về các tỷ lệ an toàn hoạt động (thay thế Thông tư 13) đang được thai nghén (dù đã khá lâu rồi).
Trong một lần trò chuyện với báo giới mới đây, ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc tế (VIB), khái quát lại hai giai đoạn phát triển cơ bản của VIB những năm gần đây: tập trung cho chiến lược bán lẻ, rồi đến thận trọng và tăng cường phòng thủ.
Nghe qua có vẻ xã giao và “PR”, nhưng thực tế đó đều là hai giai đoạn nếu nói phải cắn răng để làm cũng không quá. Điểm chung, cả hai đều rất tốn kém chi phí và thần thái hoạt động có thể thay đổi.
“Ngân hàng bán lẻ”, tất cả các nhà băng Việt Nam đều giương cao khẩu hiệu này. Kỳ thực không hẳn thành viên nào cũng làm được tốt. Bởi lẽ, chi phí đầu tư cho các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi rất lớn, đặc biệt về công nghệ và truyền thông; cần sự hợp sức và đồng thuận từ các mảng hoạt động khác; phải kiên trì về thời gian và tích lũy từng cấu phần khách hàng - nguồn thu nhỏ lẻ...
Tăng cường phòng thủ, có thể đây chỉ là một cách nói của Tổng giám đốc VIB và bao biện cho thực tế lợi nhuận thấp những năm gần đây. Nhưng ý mà ông Hàn Ngọc Vũ đề cập đến là yêu cầu củng cố an toàn hoạt động trong môi trường kinh doanh xấu đi, trong hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế cao hơn.
Vậy nên, ông Vũ nói rằng VIB không ngại Thông tư 02 (cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nghiêm ngặt và khắc nghiệt hơn, về sau có điều chỉnh bằng Thông tư 09). Lý do, ngân hàng này đã chủ động thực hiện trước các tiêu chuẩn cao hơn trong Thông tư 02 từ hai năm trước - một phần lý giải vì sao lợi nhuận thấp đi nhiều mà nguồn trích lập dự phòng tăng lên rất cao, chứ không hẳn là bao biện như giả định trên.
VIB không phải là cá biệt. Một loạt ngân hàng thương mại cũng đang nằm trong lộ trình có dáng dấp tương tự: chuẩn bị tinh thần và nguồn lực cần thiết để hướng hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế cao hơn.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đã chọn 10 ngân hàng thương mại đầu tiên thực hiện thí điểm cho lộ trình trên, từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel 2. Theo tìm hiểu của VnEconomy, 10 thành viên này bao gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank.
Basel 2 là một cấp độ mới, cao hơn đối với các ngân hàng Việt Nam, theo tiêu chuẩn của hiệp ước vốn mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) thiết lập. Tuy không bắt buộc và có sự khác biệt nhất định trong việc áp dụng ở mỗi quốc gia, song tinh thần chung là khắt khe, chặt chẽ hơn trong giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng.
Có nhiều khái niệm và tiêu chuẩn quá chuyên ngành và phức tạp, nên có thể diễn giải nôm na Basel 2 là một hạng cân mới mà các vận động viên khi tham gia buộc phải nâng mức tạ nặng hơn trước. Điều này giải thích vì sao Ngân hàng Nhà nước phải lựa chọn và thí điểm từng bước; các ngân hàng cũng phải tập nâng dần các mức tạ mới.
Phải lựa chọn và có thời gian tập dần, bởi một sự quá sức khi nâng đột ngột đều có thể gây chấn thương, thậm chí đứt hơi. Như hiện nay, thần thái của một số ngân hàng bước đầu “tập luyện” cũng đã không còn thư thái, hồng hào như trước, thể hiện rõ nhất về mặt lợi nhuận.
Nói như thế không có nghĩa chỉ 10 ngân hàng thương mại được chọn là có thể lực tốt nhất. Ngược lại, cũng không có nghĩa cứ ngân hàng to lớn là có thể nâng được mức tạ mới; dễ thấy có một số tên tuổi, “ông lớn” không có mặt trong nhóm được chọn thí điểm này. Bởi lẽ, hệ thống các ngân hàng Việt Nam không đồng đều, về sức mạnh và quy mô, thậm chí khác biệt cả về mức độ sẵn sàng minh bạch (một yêu cầu được nhấn mạnh trong Basel 2).
Thế nên, khi trao đổi bên lề với VnEconomy gần đây, dù không nằm trong nhóm trên, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại như TPBank, SHB… đều khẳng định đang từng bước để cùng nâng mức tạ mới. Quan điểm chung, thà đau một lát nhưng mát về sau; tốc độ lợi nhuận có thể kém đi hoặc chậm lại, chi phí trích lập dự phòng và nợ xấu có thể tăng lên hoặc khó giảm, nhưng các chỉ báo về sức khỏe được xác lập theo các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn, quản lý rủi ro sát thực hơn…
Nói vậy nhưng không hẳn muốn là được. Tại các hội thảo chuyên đề về Basel 2 gần đây, đánh giá chung là nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa với các tiêu chuẩn mới. Vẫn còn nhiều trở ngại về tăng cường thể lực, về tinh thần minh bạch và “dám nâng”, về nguồn nhân lực cao cấp, mà muốn thực hiện một cách đầy đủ có khi phải mất tới 3-5 năm.
Mặt khác, bản thân các ngân hàng cũng không dễ độc lập và tự giác tập luyện cho mức tạ mới. Mà ở cấp vĩ mô và chủ trương chung, Ngân hàng Nhà nước có dám “chơi” hay không, khi Basel 2 không phải là cơ chế bắt buộc tuyệt đối với mọi quốc gia?
Ngoài việc đưa vào nội dung đề án tái cơ cấu hệ thống từ 2011-2015 cũng như thí điểm cụ thể nói trên, Ngân hàng Nhà nước đang từng bước lái hệ thống tuân thủ theo các chuẩn mực cao hơn. Điển hình như việc thực thi Thông tư 09 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, áp dụng từ 1/6/2014 và đầy đủ từ 1/1/2015; hay các tiêu chuẩn mới về các tỷ lệ an toàn hoạt động (thay thế Thông tư 13) đang được thai nghén (dù đã khá lâu rồi).