3 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa trong một ngày
Nước Mỹ tiếp tục chứng kiến những hệ lụy tiêu cực của khủng hoảng tài chính
Ngày 21/11, các nhà chức trách của Mỹ đã đóng cửa thêm 3 ngân hàng nữa ở nước này, nâng tổng số ngân hàng bị giải thể tại đây từ đầu năm tới nay lên con số 22.
Cách đây 2 tuần, tức là vào ngày 8/11, cơ quan chức năng của Mỹ cũng tiến hành các thủ tục để “xóa sổ” hai ngân hàng khác.
Trong số 3 ngân hàng bị đóng cửa ngày 21/11 này, có hai ngân hàng tiết kiệm có trụ sở ở bang California mang tên Downey Savings and Loan Association of Newport Beach và PFF Bank & Trust of Downey, và một ngân hàng ở bang Georgia có tên Community Bank.
Còn hai ngân hàng bị đóng cửa hôm 8/11 là hai ngân hàng có quy mô tương đối lớn, mang tên Franklin Bank ở bang Texas và Security Pacific Bank cũng ở bang California.
Ba ngân hàng “tỷ đô"
Theo Văn phòng Giám sát Tiết kiệm Mỹ (OTS), hai ngân hàng tiết kiệm Downey Savings và PFF Bank có tống số 213 chi nhánh và 2.900 nhân viên.
Tính tới ngày 30/9, Downey Savings có tổng tài sản lên tới 12,8 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 9,7 tỷ USD. Cũng là một ngân hàng tiết kiệm có quy mô lớn, PFF bank có tổng tài sản 3,7 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 2,4 tỷ USD.
Theo dàn xếp của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng U.S. Bank có trụ sở ở bang Minneapolis sẽ mua lại hai ngân hàng tiết kiệm này. Theo đó, U.S. Bank sẽ chịu trách nhiệm về khoản thua lỗ 1,6 tỷ USD đầu tiên đối với tài sản của hai ngân hàng này. Đối với phần thua lỗ vượt hơn số này, FDIC cùng U.S. Bank chia sẻ.
Theo FDIC, U.S. Bank sẽ tiến hành một chương trình điều chỉnh các khoản vay cho khách hàng, tương tự như chương trình mà ngân hàng IndyMac bị FDIC tiếp quản hồi tháng 7 vừa qua đã thực hiện.
Bị đóng cửa cách đây 2 tuần, Ngân hàng Franklin Bank có tổng tài sản 5,1 tỷ USD và 3,7 tỷ tiền gửi của khách hàng tính tới ngày 30/9 vừa qua.
Đáng chú ý, người đồng sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn mẹ Franklin Bank Corp. của ngân hàng này, ông Lewis Ranieri, lại chính là người được coi là cha đẻ của chứng khoán được đảm bảo bằng nợ địa ốc (mortgage backed securities - MBS). Ông Ranieri đã “phát minh” ra MBS cách đây khoảng 2 thập kỷ, khi ông còn là một phó chủ tịch của ngân hàng đầu tư Salomon Brothers.
Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Prosperity ở bang Texas sẽ mua lại toàn bộ tiền gửi của ngân hàng Franklin Bank và lượng tài sản 850 triệu USD của ngân hàng này. Phần tài sản còn lại của Prosperity sẽ do FDIC quản lý và tìm khách mua sau.
Hai ngân hàng nhỏ hơn
Về phần mình, ngân hàng Community Bank có 4 chi nhánh, tổng tài sản 681 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 611,4 triệu USD.
Theo FDIC, ngân hàng Bank of Essex có trụ sở ở bang Virginia sẽ bỏ ra 84,4 triệu USD để mua lại tài sản của Community Bank và 3,2 triệu USD để có quyền tiếp quản lượng tiền gửi của khách hàng trong ngân hàng này. FDIC giữ lại phần tài sản còn lại để bán sau.
Cũng theo số liệu của FDIC, ngân hàng Security Pacific Bank bị đóng cửa cách đây 2 tuần có tổng tài sản 261,1 triệu USD và số tiền gửi của khách 450,1 triệu USD tính tới ngày 17/10.
Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Pacific Western Bank ở Los Angeles sẽ mua lại toàn bộ tiền gửi của khách hàng tại Security Pacific và 51,8 triệu USD tài sản. Số tài sản còn lại của hai ngân hàng này sẽ được FDIC giữ lại để bán sau.
Những bang “điểm nóng”
FDIC cho biết, vụ trưng thu và bán lại Downey và PFF sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi vơi mất 2,1 tỷ USD, vụ đóng cửa Community Bank sẽ khiến quỹ này hao hụt từ 200 - 240 triệu USD, vụ giải thể Franklin Bank sẽ “ngốn” mất 1,4 - 1,6 tỷ USD, còn vụ đổ vỡ của Security Pacific sẽ gây thiệt hại cho FDIC khoảng 210 triệu USD. Tuy nhiên, cũng giống như trong các vụ đổ vỡ ngân hàng khác, đây được xem là giải pháp ít tốn kém nhất.
FDIC hiện giám sát 8.451 tổ chức ngân hàng ở Mỹ, với tổng tài sản là 13.300 tỷ USD. Theo FDIC, tính tới cuối quý 2 vừa qua, số ngân hàng Mỹ có khả năng đổ vỡ là 117 ngân hàng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính tới thời điểm này, đã có 5 ngân hàng ở bang Califonia và 3 ngân hàng ở bang Georgia trong tổng số 22 ngân hàng bị đóng cửa ở Mỹ năm nay - một hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Hai bang này nằm trong số những bang có giá nhà đất sụt giảm mạnh nhất ở Mỹ.
Theo OTS, hai ngân hàng tiết kiệm lớn bị đóng cửa của bang California đều chịu nhiều tác động xấu từ sự sụp đổ của thị trường cho vay địa ốc. “Việc đóng cửa hai ngân hàng tiết kiệm này một lần nữa phản ánh tác động to lớn của sự căng thẳng trên thị trường địa ốc ở California”, Giám đốc OTS, ông John Reich, nhận xét.
Giống như trong các vụ đóng cửa ngân hàng khác ở Mỹ có sự sắp xếp của FDIC, không một khách hàng gửi tiết kiệm nào trong trong các ngân hàng bị đóng cửa trên bị mất đồng nào trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm của họ. Các khách hàng của hai ngân hàng vẫn có thể tiến hành các giao dịch như bình thường như viết séc, sử dụng ATM, thẻ ghi nợ… trong thời gian cuối tuần.
Các thủ tục đóng cửa đều được tiến hành vào ngày cuối tuần, để các chi nhánh của các ngân hàng này mở cửa trở lại vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Cũng trong ngày 21/11, Văn phòng Giám sát Tiền tệ của Mỹ (OCC) đã mở rộng đối tượng được phép mua lại các ngân hàng đổ vỡ. Theo đó, các nhóm nhà đầu tư tư nhân cũng được phép tham gia vào hoạt động này, thay vì chỉ các ngân hàng như trước đây.
(Theo CNN, AP)
Cách đây 2 tuần, tức là vào ngày 8/11, cơ quan chức năng của Mỹ cũng tiến hành các thủ tục để “xóa sổ” hai ngân hàng khác.
Trong số 3 ngân hàng bị đóng cửa ngày 21/11 này, có hai ngân hàng tiết kiệm có trụ sở ở bang California mang tên Downey Savings and Loan Association of Newport Beach và PFF Bank & Trust of Downey, và một ngân hàng ở bang Georgia có tên Community Bank.
Còn hai ngân hàng bị đóng cửa hôm 8/11 là hai ngân hàng có quy mô tương đối lớn, mang tên Franklin Bank ở bang Texas và Security Pacific Bank cũng ở bang California.
Ba ngân hàng “tỷ đô"
Theo Văn phòng Giám sát Tiết kiệm Mỹ (OTS), hai ngân hàng tiết kiệm Downey Savings và PFF Bank có tống số 213 chi nhánh và 2.900 nhân viên.
Tính tới ngày 30/9, Downey Savings có tổng tài sản lên tới 12,8 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 9,7 tỷ USD. Cũng là một ngân hàng tiết kiệm có quy mô lớn, PFF bank có tổng tài sản 3,7 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 2,4 tỷ USD.
Theo dàn xếp của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng U.S. Bank có trụ sở ở bang Minneapolis sẽ mua lại hai ngân hàng tiết kiệm này. Theo đó, U.S. Bank sẽ chịu trách nhiệm về khoản thua lỗ 1,6 tỷ USD đầu tiên đối với tài sản của hai ngân hàng này. Đối với phần thua lỗ vượt hơn số này, FDIC cùng U.S. Bank chia sẻ.
Theo FDIC, U.S. Bank sẽ tiến hành một chương trình điều chỉnh các khoản vay cho khách hàng, tương tự như chương trình mà ngân hàng IndyMac bị FDIC tiếp quản hồi tháng 7 vừa qua đã thực hiện.
Bị đóng cửa cách đây 2 tuần, Ngân hàng Franklin Bank có tổng tài sản 5,1 tỷ USD và 3,7 tỷ tiền gửi của khách hàng tính tới ngày 30/9 vừa qua.
Đáng chú ý, người đồng sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn mẹ Franklin Bank Corp. của ngân hàng này, ông Lewis Ranieri, lại chính là người được coi là cha đẻ của chứng khoán được đảm bảo bằng nợ địa ốc (mortgage backed securities - MBS). Ông Ranieri đã “phát minh” ra MBS cách đây khoảng 2 thập kỷ, khi ông còn là một phó chủ tịch của ngân hàng đầu tư Salomon Brothers.
Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Prosperity ở bang Texas sẽ mua lại toàn bộ tiền gửi của ngân hàng Franklin Bank và lượng tài sản 850 triệu USD của ngân hàng này. Phần tài sản còn lại của Prosperity sẽ do FDIC quản lý và tìm khách mua sau.
Hai ngân hàng nhỏ hơn
Về phần mình, ngân hàng Community Bank có 4 chi nhánh, tổng tài sản 681 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 611,4 triệu USD.
Theo FDIC, ngân hàng Bank of Essex có trụ sở ở bang Virginia sẽ bỏ ra 84,4 triệu USD để mua lại tài sản của Community Bank và 3,2 triệu USD để có quyền tiếp quản lượng tiền gửi của khách hàng trong ngân hàng này. FDIC giữ lại phần tài sản còn lại để bán sau.
Cũng theo số liệu của FDIC, ngân hàng Security Pacific Bank bị đóng cửa cách đây 2 tuần có tổng tài sản 261,1 triệu USD và số tiền gửi của khách 450,1 triệu USD tính tới ngày 17/10.
Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Pacific Western Bank ở Los Angeles sẽ mua lại toàn bộ tiền gửi của khách hàng tại Security Pacific và 51,8 triệu USD tài sản. Số tài sản còn lại của hai ngân hàng này sẽ được FDIC giữ lại để bán sau.
Những bang “điểm nóng”
FDIC cho biết, vụ trưng thu và bán lại Downey và PFF sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi vơi mất 2,1 tỷ USD, vụ đóng cửa Community Bank sẽ khiến quỹ này hao hụt từ 200 - 240 triệu USD, vụ giải thể Franklin Bank sẽ “ngốn” mất 1,4 - 1,6 tỷ USD, còn vụ đổ vỡ của Security Pacific sẽ gây thiệt hại cho FDIC khoảng 210 triệu USD. Tuy nhiên, cũng giống như trong các vụ đổ vỡ ngân hàng khác, đây được xem là giải pháp ít tốn kém nhất.
FDIC hiện giám sát 8.451 tổ chức ngân hàng ở Mỹ, với tổng tài sản là 13.300 tỷ USD. Theo FDIC, tính tới cuối quý 2 vừa qua, số ngân hàng Mỹ có khả năng đổ vỡ là 117 ngân hàng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính tới thời điểm này, đã có 5 ngân hàng ở bang Califonia và 3 ngân hàng ở bang Georgia trong tổng số 22 ngân hàng bị đóng cửa ở Mỹ năm nay - một hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Hai bang này nằm trong số những bang có giá nhà đất sụt giảm mạnh nhất ở Mỹ.
Theo OTS, hai ngân hàng tiết kiệm lớn bị đóng cửa của bang California đều chịu nhiều tác động xấu từ sự sụp đổ của thị trường cho vay địa ốc. “Việc đóng cửa hai ngân hàng tiết kiệm này một lần nữa phản ánh tác động to lớn của sự căng thẳng trên thị trường địa ốc ở California”, Giám đốc OTS, ông John Reich, nhận xét.
Giống như trong các vụ đóng cửa ngân hàng khác ở Mỹ có sự sắp xếp của FDIC, không một khách hàng gửi tiết kiệm nào trong trong các ngân hàng bị đóng cửa trên bị mất đồng nào trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm của họ. Các khách hàng của hai ngân hàng vẫn có thể tiến hành các giao dịch như bình thường như viết séc, sử dụng ATM, thẻ ghi nợ… trong thời gian cuối tuần.
Các thủ tục đóng cửa đều được tiến hành vào ngày cuối tuần, để các chi nhánh của các ngân hàng này mở cửa trở lại vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Cũng trong ngày 21/11, Văn phòng Giám sát Tiền tệ của Mỹ (OCC) đã mở rộng đối tượng được phép mua lại các ngân hàng đổ vỡ. Theo đó, các nhóm nhà đầu tư tư nhân cũng được phép tham gia vào hoạt động này, thay vì chỉ các ngân hàng như trước đây.
(Theo CNN, AP)