4 dấu hiệu kinh tế Trung Quốc “đuối” so với Mỹ
Trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 7/2015, tổng số 610 tỷ USD đã bị rút ra khỏi Trung Quốc
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Trung Quốc trở thành thế lực lớn của kinh tế thế giới, trong khi các nền kinh tế phương Tây có nhiều dấu hiệu “đuối sức”.
Thế nhưng đến năm nay, biến động bất lợi trên thị trường tài chính cũng như trong nền kinh tế Trung Quốc đang khiến vị thế của nước này có phần lung lay.
Theo hãng tin Bloomberg, dưới đây là 4 dấu hiệu chính:
1. Phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại Mỹ
Năm 2015, tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đi xuống. Xuất khẩu của Trung Quốc vì vậy cũng đối diện với nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Trung Quốc đã và đang phải phụ thuộc vào Mỹ nhiều hơn về thương mại. Nếu xu thế này tiếp diễn, Trung Quốc sẽ vượt qua Canada để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ tăng 6,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường khác giảm 1,4%.
Trong khi đó, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại của Mỹ, chính vì thế trên phương diện thương mại, chắc chắn phía Mỹ có thể có nhiều tác động lên Trung Quốc.
2. Vốn đang bỏ đi
Trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 7/2015, tổng số 610 tỷ USD đã bị rút ra khỏi Trung Quốc.
Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, 224 tỷ USD được rót vào nước này, theo số liệu của Bloomberg.
Nhiều người đặt câu hỏi: số tiền trên đã đi đâu?
Khó có thể có được câu trả lời hoàn toàn chính xác, nhưng theo ông David Dollar, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại viện Brookings ở Washington và là người từng làm việc tại Trung Quốc nhiều năm, một lượng lớn tiền đã được rót vào sản xuất và bất động sản ở Mỹ.
3. Chứng khoán lao dốc, bất ổn tăng cao
3 tháng qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất 37,61% giá trị. Chính phủ Trung Quốc càng khuyến nghị người dân mua cổ phiếu, thị trường càng giảm sâu hơn.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện còn biến động bất thường hơn thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên vẫn có tín hiệu tốt khi Trung Quốc đang tiến gần hơn đến mở cửa thị trường tài chính.
4. Trung Quốc không còn nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ
Tính đến cuối tháng 6/2015, Trung Quốc đang nắm giữ lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 1,27 nghìn tỷ USD.
Thế nhưng, tính trong tương quan với tổng lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ được các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, tỷ lệ sở hữu của Trung Quốc giảm chỉ còn 20,6%, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 28,2% vào năm 2011.
Tỷ lệ trên sẽ còn tiếp tục giảm. Số liệu mới công bố cho thấy dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm kỷ lục 94 tỷ USD trong tháng 8, sau khi giảm 43 tỷ USD trong tháng 7. Trung Quốc đã bán ra đồng USD để đảm bảo tỷ giá của đồng Nhân dân tệ.
Ông Willem Buiter, chuyên gia kinh tế tại Citigroup, ước tính rằng kinh tế Trung Quốc thực ra chỉ tăng trưởng được 4%, thấp hơn nhiều so với con số công bố là 7%. Trong khi đó kinh tế Mỹ tăng trưởng được 3,7% trong quý 2.
Thế nhưng đến năm nay, biến động bất lợi trên thị trường tài chính cũng như trong nền kinh tế Trung Quốc đang khiến vị thế của nước này có phần lung lay.
Theo hãng tin Bloomberg, dưới đây là 4 dấu hiệu chính:
1. Phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại Mỹ
Năm 2015, tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đi xuống. Xuất khẩu của Trung Quốc vì vậy cũng đối diện với nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Trung Quốc đã và đang phải phụ thuộc vào Mỹ nhiều hơn về thương mại. Nếu xu thế này tiếp diễn, Trung Quốc sẽ vượt qua Canada để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ tăng 6,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường khác giảm 1,4%.
Trong khi đó, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại của Mỹ, chính vì thế trên phương diện thương mại, chắc chắn phía Mỹ có thể có nhiều tác động lên Trung Quốc.
2. Vốn đang bỏ đi
Trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 7/2015, tổng số 610 tỷ USD đã bị rút ra khỏi Trung Quốc.
Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, 224 tỷ USD được rót vào nước này, theo số liệu của Bloomberg.
Nhiều người đặt câu hỏi: số tiền trên đã đi đâu?
Khó có thể có được câu trả lời hoàn toàn chính xác, nhưng theo ông David Dollar, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại viện Brookings ở Washington và là người từng làm việc tại Trung Quốc nhiều năm, một lượng lớn tiền đã được rót vào sản xuất và bất động sản ở Mỹ.
3. Chứng khoán lao dốc, bất ổn tăng cao
3 tháng qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất 37,61% giá trị. Chính phủ Trung Quốc càng khuyến nghị người dân mua cổ phiếu, thị trường càng giảm sâu hơn.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện còn biến động bất thường hơn thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên vẫn có tín hiệu tốt khi Trung Quốc đang tiến gần hơn đến mở cửa thị trường tài chính.
4. Trung Quốc không còn nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ
Tính đến cuối tháng 6/2015, Trung Quốc đang nắm giữ lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 1,27 nghìn tỷ USD.
Thế nhưng, tính trong tương quan với tổng lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ được các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, tỷ lệ sở hữu của Trung Quốc giảm chỉ còn 20,6%, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 28,2% vào năm 2011.
Tỷ lệ trên sẽ còn tiếp tục giảm. Số liệu mới công bố cho thấy dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm kỷ lục 94 tỷ USD trong tháng 8, sau khi giảm 43 tỷ USD trong tháng 7. Trung Quốc đã bán ra đồng USD để đảm bảo tỷ giá của đồng Nhân dân tệ.
Ông Willem Buiter, chuyên gia kinh tế tại Citigroup, ước tính rằng kinh tế Trung Quốc thực ra chỉ tăng trưởng được 4%, thấp hơn nhiều so với con số công bố là 7%. Trong khi đó kinh tế Mỹ tăng trưởng được 3,7% trong quý 2.