5 dấu hiệu về khả năng “bật dậy” của kinh tế Mỹ
Những số liệu của nền kinh tế nước này đang vẽ nên một bức tranh xám xịt
Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng, kinh tế Mỹ lúc này giống như một người đang trượt trên một lớp băng mỏng, ở bên dưới là suy thoái.
Một số người khác thậm chí còn tin rằng kinh tế Mỹ, vào lúc này, đã suy thoái rồi.
Những số liệu của nền kinh tế nước này đang vẽ nên một bức tranh xám xịt. Doanh số của các hãng bán lẻ ảm đạm trong suốt mùa nghỉ lễ. Lạm phát tăng cao. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp giảm. Thị trường nhà đất và tài chính tiếp tục khủng hoảng. Người tiêu dùng Mỹ đang phải thắt lưng buộc bụng, chẳng dám chi tiêu nhiều.
Giới đầu tư phản ứng tiêu cực trước những thông tin này, khiến các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ liên tục “đỏ”. Mới bước vào năm 2008 có nửa tháng, chỉ số S&P 500 đã sụt mất gần 6%.
Tình hình hiện tại thật u ám, nhưng xét cho cùng, rồi cũng đến lúc mọi cái sẽ trở nên sáng sủa hơn. Vấn đề mấu chốt là khi nào điều đó sẽ xảy ra? Theo các chuyên gia, có 5 dấu hiệu có thể cho biết về khả năng “bật dậy” của kinh tế Mỹ.
1. Chính phủ Mỹ có hành động hay không, và hành động hiệu quả đến đâu?
Năm nay là năm bầu cử tổng thống tại Mỹ và cả Nhà Trắng và Quốc hội nước này đều không muốn bị cho là không thực hiện bất kỳ hành động nào để vực dậy nền kinh tế. Bởi thế, nhiều chuyên gia tin rằng, Washington sẽ có những biện pháp kích thích tài chính, bơm thêm tiền vào thị trường để thúc đẩy nền kinh tế.
“Để cứu kinh tế Mỹ, trong túi dân Mỹ phải có thêm tiền”, chuyên gia kinh tế trưởng John Silvia của ngân hàng Wachovia nhận định. Đây là điều không dễ đạt được vì Đảng Cộng hòa muốn thúc đẩy kinh tế bằng cách kích thích đầu tư, chẳng hạn như qua con đường cắt giảm thuế tài sản gia tăng, trong khi Đảng Dân chủ lại muốn áp dụng những biện pháp nhằm vào đông đảo các tầng lớp trong xã hội, như chính sách cắt giảm thuế an sinh xã hội.
Cuộc bầu cử 2008 này có thể khiến việc thỏa hiệp giữa hai đảng trở nên khó khăn hơn. Do đó, các biện pháp kích thích tài chính rất có thể sẽ phải đợi đến tận khi kết thúc cuộc bầu cử, và khi đó, mọi cái đã là quá muộn.
Bởi thế, lúc này, kinh tế Mỹ chỉ còn biết trông chờ vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Nếu FED tiếp tục cắt giảm lãi suất đồng USD, cơ quan này sẽ giúp giải tỏa một trong những chướng ngại vật lớn nhất của kinh tế Mỹ lúc này, đó là cuộc khủng hoảng tín dụng. Chính vì cuộc khủng hoảng này mà các tổ chức tài chính của Mỹ thắt chặt hoạt động cho vay trong bối cảnh thị trường có quá nhiều bất ổn.
Từ nửa cuối của năm 2007 đến nay, FED đã 3 lần cắt giảm lãi suất. Theo các chuyên gia, việc hạ lãi suất phải mất ít nhất khoảng 1 năm mới có phát huy hiệu quả thực tế đối với nền kinh tế. Do đó, rất có thể trong quý 1 năm nay, kinh tế Mỹ sẽ xuất hiện những dấu hiệu tích cực là hiệu quả của các lần cắt giảm lãi suất trước của FED.
2. Giá dầu và người tiêu dùng
Vào ngày 15/1, ngân hàng Citigroup cho biết, số lượng nợ xấu cho vay tiêu dùng của ngân hàng này đang tăng mạnh, không chỉ trong lĩnh vực cho vay thế chấp mua nhà mà còn trong cả những lĩnh vực khác như thẻ tín dụng, chon vay mua xe ôtô, cho vay cá nhân… Cùng ngày, một báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy, doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 12/2007 giảm 0,4%.
Các chuyên gia tin tưởng rằng, người tiêu dùng Mỹ hiện đang bị “kẹp” giữa giá năng lượng cao và giá thực phẩm không ngừng leo thang. Sau khi đã chi trả cho những mặt hàng thiết yếu, số tiền trong ví họ chẳng dư dật bao nhiêu. Nếu giá năng lượng giảm xuống, điều đó sẽ cho phép người tiêu dùng có thêm tiền để chi vào những mặt hàng khác.
Ngay trong ngày đầu năm nay, giá dầu đã chạm 100 USD/thùng, nhưng hiện giá dầu đang lùi về ngưỡng 90 USD/thùng. Kinh tế Mỹ “yếu ớt” và khả năng kinh tế châu Âu cũng tăng trưởng chậm lại làm dấy lên hy vọng rằng giá dầu còn có thể giảm nữa.
3. Thị trường việc làm
Các nhà phân tích đưa ra quan điểm khác nhau về tầm quan trọng của tình hình trên thị trường việc làm.
Tháng 12 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên mức 5%. Tỷ lệ thất nghiệp là một hàn thử biểu chủ chốt về sức khỏe của nền kinh tế, nó cho thấy mức độ niềm tin của doanh nghiệp và đồng thời cũng quyết định lượng tiền mà người dân có để chi tiêu.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp là một yếu tố có độ trễ cao trong phản ánh tình hình kinh tế. Rất có thể, số lượng việc làm vẫn tăng nhưng trên thực tế, kinh tế đã suy thoái được 3 hoặc thậm chí là 6 tháng rồi.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích vẫn cho rằng, thị trường lao động đóng một vai trò then chốt trong “sức khỏe” của nền kinh tế. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng, doanh số của các hãng bán lẻ sẽ còn “uể oải” trong nhiều tháng nữa. Còn nếu tỷ lệ này không xấu đi, hoặc giữ ở mức ổn định, thì rất có thể đó là một dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ chỉ kéo dài trong một thời gian không lâu và không có quá nhiều tác động xấu.
4. Thị trường địa ốc
Rõ ràng là thị trường nhà đất đóng băng đã là một lực cản lớn đối với kinh tế Mỹ trong năm 2007. Những rắc rối trên thị trường địa ốc giống như một đòn giáng vào đà tăng trưởng và thị trường việc làm của nước này, đồng thời khiến các tổ chức tài chính cho vay cầm cố thua lỗ “đậm”.
Vậy tình hình trên thị trường nhà đất Mỹ có khả năng sẽ sáng sủa trở lại trong năm nay? Câu trả lời của các nhà kinh tế là “Chưa chắc”. Nhiều nhà kinh tế thậm chí còn cho rằng, giá nhà còn có thể giảm thêm 10% hoặc hơn thế.
Công việc của các nhà môi giới địa ốc tại Mỹ năm nay sẽ chẳng dễ dàng gì, khi mà giá nhà vẫn ở ngoài tầm với của nhiều người, trong khi số lượng nhà chưa bán được vẫn ở mức khổng lồ. Dự báo, số lượng người vay tiền mua nhà bị kê biên tài sản thế chấp sẽ còn tăng mạnh trong năm nay.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế vẫn đang đi tìm những “điểm sáng” trong phần “tối tăm” này của nền kinh tế Mỹ. Họ cho rằng, không nhất thiết thị trường nhà đất Mỹ phải khởi sắc trở lại, mà chỉ cần tình hình không xấu đi cũng đã là một dấu hiệu cho thấy thái độ của khách hàng đã bắt đầu có sự thay đổi. Và như thế, kinh tế Mỹ có thể bớt đi được một gánh nặng trên vai.
5. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Có một mảng sáng trong bức tranh kinh tế Mỹ hiện nay, đó là khu vực xuất khẩu. Nhiều công ty Mỹ cho biết, doanh số của họ tăng mạnh ở nhiều thị trường nước ngoài, nơi kinh tế phát triển nhanh chóng và đồng USD mất giá so với đồng nội tệ, khiến hàng Mỹ có sức cạnh tranh lớn hơn.
Nếu xu hướng này tiếp tục duy trì, nó sẽ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Giới phân tích cho rằng, kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ không giảm quá mạnh. Rất có thể, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Tây Âu sẽ giảm xuống, nhưng nhu cầu của các thị trường ở châu Mỹ Latin và châu Á sẽ tiếp tục tăng mạnh và tạo cơ hội lớn cho hàng hóa của Mỹ.
Trên đây là 5 yếu tố có thể giúp kinh tế Mỹ tránh khỏi suy thoái. Nhưng ngược lại, đây cũng là những yếu tố góp phần đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái nếu những yếu tố này xấu đi.
(Theo BusinessWeek)
Một số người khác thậm chí còn tin rằng kinh tế Mỹ, vào lúc này, đã suy thoái rồi.
Những số liệu của nền kinh tế nước này đang vẽ nên một bức tranh xám xịt. Doanh số của các hãng bán lẻ ảm đạm trong suốt mùa nghỉ lễ. Lạm phát tăng cao. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp giảm. Thị trường nhà đất và tài chính tiếp tục khủng hoảng. Người tiêu dùng Mỹ đang phải thắt lưng buộc bụng, chẳng dám chi tiêu nhiều.
Giới đầu tư phản ứng tiêu cực trước những thông tin này, khiến các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ liên tục “đỏ”. Mới bước vào năm 2008 có nửa tháng, chỉ số S&P 500 đã sụt mất gần 6%.
Tình hình hiện tại thật u ám, nhưng xét cho cùng, rồi cũng đến lúc mọi cái sẽ trở nên sáng sủa hơn. Vấn đề mấu chốt là khi nào điều đó sẽ xảy ra? Theo các chuyên gia, có 5 dấu hiệu có thể cho biết về khả năng “bật dậy” của kinh tế Mỹ.
1. Chính phủ Mỹ có hành động hay không, và hành động hiệu quả đến đâu?
Năm nay là năm bầu cử tổng thống tại Mỹ và cả Nhà Trắng và Quốc hội nước này đều không muốn bị cho là không thực hiện bất kỳ hành động nào để vực dậy nền kinh tế. Bởi thế, nhiều chuyên gia tin rằng, Washington sẽ có những biện pháp kích thích tài chính, bơm thêm tiền vào thị trường để thúc đẩy nền kinh tế.
“Để cứu kinh tế Mỹ, trong túi dân Mỹ phải có thêm tiền”, chuyên gia kinh tế trưởng John Silvia của ngân hàng Wachovia nhận định. Đây là điều không dễ đạt được vì Đảng Cộng hòa muốn thúc đẩy kinh tế bằng cách kích thích đầu tư, chẳng hạn như qua con đường cắt giảm thuế tài sản gia tăng, trong khi Đảng Dân chủ lại muốn áp dụng những biện pháp nhằm vào đông đảo các tầng lớp trong xã hội, như chính sách cắt giảm thuế an sinh xã hội.
Cuộc bầu cử 2008 này có thể khiến việc thỏa hiệp giữa hai đảng trở nên khó khăn hơn. Do đó, các biện pháp kích thích tài chính rất có thể sẽ phải đợi đến tận khi kết thúc cuộc bầu cử, và khi đó, mọi cái đã là quá muộn.
Bởi thế, lúc này, kinh tế Mỹ chỉ còn biết trông chờ vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Nếu FED tiếp tục cắt giảm lãi suất đồng USD, cơ quan này sẽ giúp giải tỏa một trong những chướng ngại vật lớn nhất của kinh tế Mỹ lúc này, đó là cuộc khủng hoảng tín dụng. Chính vì cuộc khủng hoảng này mà các tổ chức tài chính của Mỹ thắt chặt hoạt động cho vay trong bối cảnh thị trường có quá nhiều bất ổn.
Từ nửa cuối của năm 2007 đến nay, FED đã 3 lần cắt giảm lãi suất. Theo các chuyên gia, việc hạ lãi suất phải mất ít nhất khoảng 1 năm mới có phát huy hiệu quả thực tế đối với nền kinh tế. Do đó, rất có thể trong quý 1 năm nay, kinh tế Mỹ sẽ xuất hiện những dấu hiệu tích cực là hiệu quả của các lần cắt giảm lãi suất trước của FED.
2. Giá dầu và người tiêu dùng
Vào ngày 15/1, ngân hàng Citigroup cho biết, số lượng nợ xấu cho vay tiêu dùng của ngân hàng này đang tăng mạnh, không chỉ trong lĩnh vực cho vay thế chấp mua nhà mà còn trong cả những lĩnh vực khác như thẻ tín dụng, chon vay mua xe ôtô, cho vay cá nhân… Cùng ngày, một báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy, doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 12/2007 giảm 0,4%.
Các chuyên gia tin tưởng rằng, người tiêu dùng Mỹ hiện đang bị “kẹp” giữa giá năng lượng cao và giá thực phẩm không ngừng leo thang. Sau khi đã chi trả cho những mặt hàng thiết yếu, số tiền trong ví họ chẳng dư dật bao nhiêu. Nếu giá năng lượng giảm xuống, điều đó sẽ cho phép người tiêu dùng có thêm tiền để chi vào những mặt hàng khác.
Ngay trong ngày đầu năm nay, giá dầu đã chạm 100 USD/thùng, nhưng hiện giá dầu đang lùi về ngưỡng 90 USD/thùng. Kinh tế Mỹ “yếu ớt” và khả năng kinh tế châu Âu cũng tăng trưởng chậm lại làm dấy lên hy vọng rằng giá dầu còn có thể giảm nữa.
3. Thị trường việc làm
Các nhà phân tích đưa ra quan điểm khác nhau về tầm quan trọng của tình hình trên thị trường việc làm.
Tháng 12 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên mức 5%. Tỷ lệ thất nghiệp là một hàn thử biểu chủ chốt về sức khỏe của nền kinh tế, nó cho thấy mức độ niềm tin của doanh nghiệp và đồng thời cũng quyết định lượng tiền mà người dân có để chi tiêu.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp là một yếu tố có độ trễ cao trong phản ánh tình hình kinh tế. Rất có thể, số lượng việc làm vẫn tăng nhưng trên thực tế, kinh tế đã suy thoái được 3 hoặc thậm chí là 6 tháng rồi.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích vẫn cho rằng, thị trường lao động đóng một vai trò then chốt trong “sức khỏe” của nền kinh tế. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng, doanh số của các hãng bán lẻ sẽ còn “uể oải” trong nhiều tháng nữa. Còn nếu tỷ lệ này không xấu đi, hoặc giữ ở mức ổn định, thì rất có thể đó là một dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ chỉ kéo dài trong một thời gian không lâu và không có quá nhiều tác động xấu.
4. Thị trường địa ốc
Rõ ràng là thị trường nhà đất đóng băng đã là một lực cản lớn đối với kinh tế Mỹ trong năm 2007. Những rắc rối trên thị trường địa ốc giống như một đòn giáng vào đà tăng trưởng và thị trường việc làm của nước này, đồng thời khiến các tổ chức tài chính cho vay cầm cố thua lỗ “đậm”.
Vậy tình hình trên thị trường nhà đất Mỹ có khả năng sẽ sáng sủa trở lại trong năm nay? Câu trả lời của các nhà kinh tế là “Chưa chắc”. Nhiều nhà kinh tế thậm chí còn cho rằng, giá nhà còn có thể giảm thêm 10% hoặc hơn thế.
Công việc của các nhà môi giới địa ốc tại Mỹ năm nay sẽ chẳng dễ dàng gì, khi mà giá nhà vẫn ở ngoài tầm với của nhiều người, trong khi số lượng nhà chưa bán được vẫn ở mức khổng lồ. Dự báo, số lượng người vay tiền mua nhà bị kê biên tài sản thế chấp sẽ còn tăng mạnh trong năm nay.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế vẫn đang đi tìm những “điểm sáng” trong phần “tối tăm” này của nền kinh tế Mỹ. Họ cho rằng, không nhất thiết thị trường nhà đất Mỹ phải khởi sắc trở lại, mà chỉ cần tình hình không xấu đi cũng đã là một dấu hiệu cho thấy thái độ của khách hàng đã bắt đầu có sự thay đổi. Và như thế, kinh tế Mỹ có thể bớt đi được một gánh nặng trên vai.
5. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Có một mảng sáng trong bức tranh kinh tế Mỹ hiện nay, đó là khu vực xuất khẩu. Nhiều công ty Mỹ cho biết, doanh số của họ tăng mạnh ở nhiều thị trường nước ngoài, nơi kinh tế phát triển nhanh chóng và đồng USD mất giá so với đồng nội tệ, khiến hàng Mỹ có sức cạnh tranh lớn hơn.
Nếu xu hướng này tiếp tục duy trì, nó sẽ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Giới phân tích cho rằng, kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ không giảm quá mạnh. Rất có thể, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Tây Âu sẽ giảm xuống, nhưng nhu cầu của các thị trường ở châu Mỹ Latin và châu Á sẽ tiếp tục tăng mạnh và tạo cơ hội lớn cho hàng hóa của Mỹ.
Trên đây là 5 yếu tố có thể giúp kinh tế Mỹ tránh khỏi suy thoái. Nhưng ngược lại, đây cũng là những yếu tố góp phần đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái nếu những yếu tố này xấu đi.
(Theo BusinessWeek)