735 tỷ USD chạy khỏi các thị trường mới nổi trong 2015
Trung Quốc là quốc gia chịu sự tháo chạy lớn hơn cả của các dòng vốn, với 676 tỷ USD chảy khỏi nước này
Giới đầu tư và các doanh nghiệp trên toàn cầu đã rút 735 tỷ USD ra khỏi các thị trường mới nổi trong năm 2015, đánh dấu cuộc thoái vốn tồi tệ nhất trong vòng ít nhất 15 năm - hãng tin tài chính Bloomberg cho biết.
Đây là số liệu do Viện Tài chính Quốc tế (IIF) công bố ngày 20/1. Theo IFF, mức thoái vốn ròng khỏi các thị trường mới nổi trong năm ngoái lớn gấp gần 7 lần so với mức thoái vốn của năm 2014.
Trong đó, Trung Quốc là quốc gia chịu sự tháo chạy lớn hơn cả của các dòng vốn, với 676 tỷ USD chảy khỏi nước này.
IIF dự báo, giới đầu tư có thể rút thêm 348 tỷ USD khỏi các quốc gia đang phát triển trong năm 2016.
Thị trường chứng khoán tại các quốc gia mới nổi hiện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Một thước đo giá trị 20 đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Giá hàng hóa cơ bản “đổ đèo” và những lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đã khiến giới đầu tư bán tháo tài sản ở hầu khắp các thị trường từ Trung Quốc tới Nga và Brazil.
Kể từ đầu năm 2016 tới nay, giá trị vốn hóa của 31 thị trường đang phát triển lớn nhất đã mất tổng cộng 2 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
“Chúng tôi đã chứng kiến những dòng vốn lớn chảy từ các thị trường mới nổi sang khu vực Eurozone và Nhật Bản. Các nhà đầu tư tổ chức bị hấp dẫn bởi những khu vực này”, chiến lược gia cấp cao Ibra Wane thuộc công ty quản lý quỹ Amundi Asset Management nhận định.
Theo ông Wane, sự dịch chuyển vốn này là một kết quả của chính sách tiền tệ thay đổi. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 12 vừa qua, lần đầu tiên sau gần một thập niên. Sự thay đổi này cũng được cho là một nguyên nhân dẫn tới biến động tỷ giá đồng tiền các thị trường mới nổi.
“Trước tiên, tỷ giá các đồng tiền cần ổn định đã, rồi sau đó thì các dòng vốn mới quay lại”, vị chiến lược gia nói.
Tất cả 24 đồng tiền của các thị trường mới nổi được Bloomberg theo dõi đều mất giá so với đồng USD trong năm qua, trong đó đồng Peso của Argentine, Real của Brazil, và Rand Nam Phi sụt giá mạnh hơn cả.
“Các quốc gia với thâm hụt cán cân vãng lai lớn, mức nợ ngoại tệ của doanh nghiệp cao, và khung chính sách vĩ mô có vấn đề sẽ chịu áp lực đặc biệt lớn trong trường hợp vốn tiếp tục chảy khỏi các thị trường mới nổi. Nhưng quốc gia đối mặt rủi ro bao gồm Brazil, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ”.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá 5,5% so với USD trong 12 tháng qua, trở thành một trong trong những động lực chính đẩy các dòng vốn chạy khỏi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - theo IIF.
“Đợt thoái vốn của năm 2015 còn phản ánh nỗ lực của các công ty Trung Quốc nhằm giảm bớt số nợ bằng đồng USD sau nhiều năm vay mượn mạnh tay bằng đồng tiền này, bởi kỳ vọng đồng Nhân dân tệ liên tục tăng giá đã bị thay thế bởi nỗi lo đồng tiền mất giá”, báo cáo viết.
Đây là số liệu do Viện Tài chính Quốc tế (IIF) công bố ngày 20/1. Theo IFF, mức thoái vốn ròng khỏi các thị trường mới nổi trong năm ngoái lớn gấp gần 7 lần so với mức thoái vốn của năm 2014.
Trong đó, Trung Quốc là quốc gia chịu sự tháo chạy lớn hơn cả của các dòng vốn, với 676 tỷ USD chảy khỏi nước này.
IIF dự báo, giới đầu tư có thể rút thêm 348 tỷ USD khỏi các quốc gia đang phát triển trong năm 2016.
Thị trường chứng khoán tại các quốc gia mới nổi hiện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Một thước đo giá trị 20 đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Giá hàng hóa cơ bản “đổ đèo” và những lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đã khiến giới đầu tư bán tháo tài sản ở hầu khắp các thị trường từ Trung Quốc tới Nga và Brazil.
Kể từ đầu năm 2016 tới nay, giá trị vốn hóa của 31 thị trường đang phát triển lớn nhất đã mất tổng cộng 2 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
“Chúng tôi đã chứng kiến những dòng vốn lớn chảy từ các thị trường mới nổi sang khu vực Eurozone và Nhật Bản. Các nhà đầu tư tổ chức bị hấp dẫn bởi những khu vực này”, chiến lược gia cấp cao Ibra Wane thuộc công ty quản lý quỹ Amundi Asset Management nhận định.
Theo ông Wane, sự dịch chuyển vốn này là một kết quả của chính sách tiền tệ thay đổi. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 12 vừa qua, lần đầu tiên sau gần một thập niên. Sự thay đổi này cũng được cho là một nguyên nhân dẫn tới biến động tỷ giá đồng tiền các thị trường mới nổi.
“Trước tiên, tỷ giá các đồng tiền cần ổn định đã, rồi sau đó thì các dòng vốn mới quay lại”, vị chiến lược gia nói.
Tất cả 24 đồng tiền của các thị trường mới nổi được Bloomberg theo dõi đều mất giá so với đồng USD trong năm qua, trong đó đồng Peso của Argentine, Real của Brazil, và Rand Nam Phi sụt giá mạnh hơn cả.
“Các quốc gia với thâm hụt cán cân vãng lai lớn, mức nợ ngoại tệ của doanh nghiệp cao, và khung chính sách vĩ mô có vấn đề sẽ chịu áp lực đặc biệt lớn trong trường hợp vốn tiếp tục chảy khỏi các thị trường mới nổi. Nhưng quốc gia đối mặt rủi ro bao gồm Brazil, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ”.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá 5,5% so với USD trong 12 tháng qua, trở thành một trong trong những động lực chính đẩy các dòng vốn chạy khỏi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - theo IIF.
“Đợt thoái vốn của năm 2015 còn phản ánh nỗ lực của các công ty Trung Quốc nhằm giảm bớt số nợ bằng đồng USD sau nhiều năm vay mượn mạnh tay bằng đồng tiền này, bởi kỳ vọng đồng Nhân dân tệ liên tục tăng giá đã bị thay thế bởi nỗi lo đồng tiền mất giá”, báo cáo viết.