Ấn tượng Vinamilk
Khởi nghiệp từ năm 1976, sau 34 năm xây dựng và phát triển, Vinamilk vẫn luôn vững vàng ở vị trí dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam
Khởi nghiệp từ năm 1976, sau 34 năm xây dựng và phát triển, Vinamilk vẫn luôn vững vàng ở vị trí dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam .
Quan điểm xây dựng thương hiệu thành công phải thực sự am hiểu người tiêu dùng, coi người tiêu dùng là trung tâm thực hiện mục tiêu chất lượng cao, giá cả hợp lý đã giúp Vinamilk gặt hái nhiều thành công.
Đặc biệt, đầu năm 2006 đã đánh dấu bước trưởng thành lớn mạnh của Vinamilk khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM. Có thể nói, sự kiện lên sàn của Vinamilk đã tạo nên một lực đẩy đáng kể đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian đó. Bởi qua đợt quyết toán cổ phần và 2 lần đấu giá cổ phiếu, Vinamilk đã thu về cho Nhà nước trên 2.243 tỷ đồng. Trị giá cổ phiếu của Vinamilk chiếm 50% thị trường vốn cổ phiếu niêm yết khi ấy, với giá trị vốn hóa lên tới 810 triệu USD.
Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Trong bối cảnh đó, Vinamilk vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Kết thúc năm 2009, tổng doanh thu của công ty tăng 29% so với cùng kỳ, vượt 17% so với kết hoach đề ra. Tổng tài sản cuối năm 2009 đạt 8.482 tỷ đồng.
Năm 2010, nhận định thị trường thế giới với nhu cầu tiêu thụ sữa vẫn tăng mạnh, dự báo sẽ tăng 2 đến 3%/năm. Nhu cầu sữa uống tăng cao ở thị trường các nước phát triển, sữa bột gia tăng đáng kể, đặc biệt là khu vực Nam Á.
Qua khảo sát, đánh giá thị trường tiêu thụ sữa những năm qua cho thấy có đến 80% người dân Nam Á có thói quen uống sữa thường xuyên. Trong đó, Thái Lan bình quân đầu người đạt 23 lít/người/năm; Trung Quốc 25 lít/người/năm. Mức tiêu thụ ở Việt Nam hiện khoảng 14 lít/người/năm.
Dựa vào những đánh giá, khảo sát về xu hướng, nhu cầu tiêu thụ sữa của người tiêu dùng ngày càng tăng, Vinamilk đã vạch ra chiến lược 3 năm 2010 – 2012 là sẽ tập trung vào các dự án nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm của một thương hiệu sữa uy tín.
Cụ thể Vinamilk sẽ đẩy mạnh dự án phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi miền Bắc và miền Trung, dự án phát triển hệ thống phân phối hàng lạnh, các nhà máy Mega Bình Dương, Nhà máy sữa bột Dielac2, cải tạo nhà máy Sài gòn milk, nâng cấp nhiều nhà máy khác ở Nghệ an, Bình Định, Cần Thơ....và đầu tư ra nước ngoài cho vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó việc mua sữa từ nông dân vẫn được đẩy mạnh. Tổng lượng sữa mua trong năm 2009 là 126.531 tấn, tăng 60% so với năm 2008, chiếm 60% tổng lượng sữa tươi của Việt Nam. Mục tiêu năm 2010 lượng sữa tươi cung cấp từ các trang trại của Vinamilk và thu mua từ dân sẽ đạt 240 triệu lít.
Trong báo cáo tổng kết năm 2009 và chiến lược 2010, Vinamilk dự kiến năm 2010 tổng doanh thu đạt 14,428, tăng 33% so với năm 2009, lợi nhuận trước thuế đạt 3.137 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 2.666 tỷ đồng.
Để đạt được những mục tiêu nói trên, ngay từ những ngày đầu thành lập, Vinamilk đã xác định, nguồn cung cấp sữa nguyên liệu chất lượng và ổn định đặc biệt quan trọng. Vì thế, Vinamilk đã xây dựng các quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông qua chính sách đánh giá của công ty. Vinamilk có nhiều chương trình hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng lựa chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt; nhập khẩu sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng.
Cùng với việc đầu tư cho nguồn nguyên liệu, công nghệ, lãnh đạo Vinamilk không quên khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty. Vì thế, việc thu hút và giữ chân nhân viên giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà công ty đã đặt ra hàng năm.
Tại đại hội cổ đông của công ty, Hội đồng quản trị đã thông qua chương trình phát hành cổ phiếu hàng năm cho cán bộ nhân viên chủ chốt trong giai đoạn 2007 – 2011 với số lượng tối đa không quá 1% vốn điều lệ mỗi năm. Năm 2009, công ty đã phát hành cổ phiếu cho nhân viên chủ chốt là 364.640 cổ phần.
Sang năm 2010, với kết quả tăng trưởng vượt bậc của năm 2009, công ty đã phát tiếp 1.806.820 cổ phần cho cán bộ nhân viên.
Có thể nói, sau 34 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh mà không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng có được.
Cuối năm 2009, hệ thống phân phối của vinamilk đã lên đến 135.000 điểm, với 9 nhà máy và 1 tổng kho, trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, sản phẩm Vinamilk đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á….
Quan điểm xây dựng thương hiệu thành công phải thực sự am hiểu người tiêu dùng, coi người tiêu dùng là trung tâm thực hiện mục tiêu chất lượng cao, giá cả hợp lý đã giúp Vinamilk gặt hái nhiều thành công.
Đặc biệt, đầu năm 2006 đã đánh dấu bước trưởng thành lớn mạnh của Vinamilk khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM. Có thể nói, sự kiện lên sàn của Vinamilk đã tạo nên một lực đẩy đáng kể đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian đó. Bởi qua đợt quyết toán cổ phần và 2 lần đấu giá cổ phiếu, Vinamilk đã thu về cho Nhà nước trên 2.243 tỷ đồng. Trị giá cổ phiếu của Vinamilk chiếm 50% thị trường vốn cổ phiếu niêm yết khi ấy, với giá trị vốn hóa lên tới 810 triệu USD.
Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Trong bối cảnh đó, Vinamilk vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Kết thúc năm 2009, tổng doanh thu của công ty tăng 29% so với cùng kỳ, vượt 17% so với kết hoach đề ra. Tổng tài sản cuối năm 2009 đạt 8.482 tỷ đồng.
Năm 2010, nhận định thị trường thế giới với nhu cầu tiêu thụ sữa vẫn tăng mạnh, dự báo sẽ tăng 2 đến 3%/năm. Nhu cầu sữa uống tăng cao ở thị trường các nước phát triển, sữa bột gia tăng đáng kể, đặc biệt là khu vực Nam Á.
Qua khảo sát, đánh giá thị trường tiêu thụ sữa những năm qua cho thấy có đến 80% người dân Nam Á có thói quen uống sữa thường xuyên. Trong đó, Thái Lan bình quân đầu người đạt 23 lít/người/năm; Trung Quốc 25 lít/người/năm. Mức tiêu thụ ở Việt Nam hiện khoảng 14 lít/người/năm.
Dựa vào những đánh giá, khảo sát về xu hướng, nhu cầu tiêu thụ sữa của người tiêu dùng ngày càng tăng, Vinamilk đã vạch ra chiến lược 3 năm 2010 – 2012 là sẽ tập trung vào các dự án nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm của một thương hiệu sữa uy tín.
Cụ thể Vinamilk sẽ đẩy mạnh dự án phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi miền Bắc và miền Trung, dự án phát triển hệ thống phân phối hàng lạnh, các nhà máy Mega Bình Dương, Nhà máy sữa bột Dielac2, cải tạo nhà máy Sài gòn milk, nâng cấp nhiều nhà máy khác ở Nghệ an, Bình Định, Cần Thơ....và đầu tư ra nước ngoài cho vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó việc mua sữa từ nông dân vẫn được đẩy mạnh. Tổng lượng sữa mua trong năm 2009 là 126.531 tấn, tăng 60% so với năm 2008, chiếm 60% tổng lượng sữa tươi của Việt Nam. Mục tiêu năm 2010 lượng sữa tươi cung cấp từ các trang trại của Vinamilk và thu mua từ dân sẽ đạt 240 triệu lít.
Trong báo cáo tổng kết năm 2009 và chiến lược 2010, Vinamilk dự kiến năm 2010 tổng doanh thu đạt 14,428, tăng 33% so với năm 2009, lợi nhuận trước thuế đạt 3.137 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 2.666 tỷ đồng.
Để đạt được những mục tiêu nói trên, ngay từ những ngày đầu thành lập, Vinamilk đã xác định, nguồn cung cấp sữa nguyên liệu chất lượng và ổn định đặc biệt quan trọng. Vì thế, Vinamilk đã xây dựng các quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông qua chính sách đánh giá của công ty. Vinamilk có nhiều chương trình hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng lựa chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt; nhập khẩu sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng.
Cùng với việc đầu tư cho nguồn nguyên liệu, công nghệ, lãnh đạo Vinamilk không quên khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty. Vì thế, việc thu hút và giữ chân nhân viên giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà công ty đã đặt ra hàng năm.
Tại đại hội cổ đông của công ty, Hội đồng quản trị đã thông qua chương trình phát hành cổ phiếu hàng năm cho cán bộ nhân viên chủ chốt trong giai đoạn 2007 – 2011 với số lượng tối đa không quá 1% vốn điều lệ mỗi năm. Năm 2009, công ty đã phát hành cổ phiếu cho nhân viên chủ chốt là 364.640 cổ phần.
Sang năm 2010, với kết quả tăng trưởng vượt bậc của năm 2009, công ty đã phát tiếp 1.806.820 cổ phần cho cán bộ nhân viên.
Có thể nói, sau 34 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh mà không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng có được.
Cuối năm 2009, hệ thống phân phối của vinamilk đã lên đến 135.000 điểm, với 9 nhà máy và 1 tổng kho, trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, sản phẩm Vinamilk đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á….