Apple đột phá vào thị trường Trung Quốc
“Quả táo” tuyên bố chuẩn bị mở một gian hàng lớn tại Thượng Hải và 25 cửa hàng bán lẻ trên khắp Trung Quốc
“Quả táo” tuyên bố chuẩn bị mở một gian hàng lớn tại Thượng Hải và “lên dây cót” cho việc khai trương 25 cửa hàng bán lẻ trên khắp Trung Quốc trong vòng 2 năm tới. Đây được xem là những nỗ lực lớn chưa từng có của Apple trong việc xâm nhập vào thị trường công nghệ vào hàng tiềm năng nhất trên thế giới hiện nay.
Theo tờ New York Times, Apple là thương hiệu có nhiều “fan cuồng” tại Trung Quốc, nhưng phần lớn các sản phẩm của hãng như điện thoại iPhone, máy nghe nhạc iPod hay máy tính Mac có mặt ở nước này chủ yếu đều là hàng xách tay. Hiện Apple mới chỉ có rất ít điểm bán lẻ ở Trung Quốc và duy nhất một gian hàng Apple Store quy mô khiêm tốn ở Bắc Kinh.
Tuy vậy, ngày 8/7, Apple đã công bố kế hoạch mở một Apple Store lớn ở Thượng Hải, và đây sẽ là một trong những gian hàng lớn nhất của Apple ở khu vực châu Á. Trung Quốc hiện là thị trường điện thoại di động lớn nhất ở châu Á, nên chắc chắn Apple không muốn bỏ qua cơ hội có một phần trong “chiếc bánh” hấp dẫn này.
Hai sản phẩm mới nhất và “nóng” nhất của Apple là máy tính bảng iPad và điện thoại iPhone 4 đều chưa đặt chân tới Trung Quốc. Apple cho biết, họ sẽ sớm đưa iPad và iPhone vào thị trường này.
Apple cho hay, họ dự định mở 25 gian bán lẻ tại Trung Quốc trong 2 năm tới, mở màn là gian có diện tích gần 1.500 m2 ở Thượng Hải. “Chúng tôi xem việc mở cửa hàng ở Thượng Hải như một dạng giới thiệu sản phẩm mới”, ông Ron Johnson, người đứng đầu mảng bán lẻ của Apple, cho hay.
Với việc mở một loạt điểm bán lẻ tại Trung Quốc, Apple đang theo chân các thương hiệu toàn cầu khác đặt chân tới thị trường bán lẻ gồm 1,3 tỷ dân này. Sự bùng nổ doanh số bán lẻ tại Trung Quốc năm nay, các công ty Mỹ như Best Buy, Gap, Nike, Starbucks, Zara và nhiều nhãn hiệu hạng sang khác từ châu Âu tới mở cửa hàng ở nước này.
Theo giới phân tích, cơ hội cho Apple ở thị trường Trung Quốc là rất lớn, vì thị phần của hãng này tại đây còn rất nhỏ bé, chưa đầy 5% ở những mảng sản phẩm lớn như máy tính cá nhân, máy nghe nhạc và điện thoại di động. Tuy nhiên, Apple cũng đã tăng mạnh số nhà phân phối chính thức của hãng tại Trung Quốc. Riêng trong quý 1 năm nay, số nhà phân phối chính thức của Apple ở nước này đã tăng thêm 800, lên mức 2.000 nhà phân phối.
Tuy nhiên, New York Times bình luận, còn quá sớm để khẳng định Apple sẽ thành công ở thị trường Trung Quốc vì sẽ còn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ lớn ở cả hai lĩnh vực máy tính cá nhân và điện thoại di động.
Các “đại gia” như Nokia, Motorola, HTC và các thương hiệu điện thoại dùng hệ điều hành Android của Google chắc chắn sẽ không để Apple vươn lên dễ dàng ở Trung Quốc - thị trường hiện có 650 triệu người sử dụng điện thoại di động. Hãng Lenovo của Trung Quốc mới đây đã gia nhập thị trường điện thoại thông minh bằng chiếc điện thoại mang tên LePhone với giá dưới 400 USD, rẻ hơn rất nhiều giá một chiếc iPhone ở nước này.
Thêm vào đó, khó khăn trong việc tìm đối tác Trung Quốc có thể sẽ khiến việc giới thiệu sản phẩm mới bị trì hoãn. Chẳng hạn, thị trường mạng di động của nước này nằm dưới các quy chế giám sát chặt chẽ, trong đó các nhà mangjq uốc doanh kiểm soát các hợp đồng dịch vụ.
Ngoài ra, doanh số của Apple qua các nhà phân phối chính thức ở Trung Quốc cũng bị hạn chế bởi mức giá sản phẩm cao hơn tại Mỹ. Hàng Apple trôi nổi vì thế vẫn rất thịnh ở thị trường này.
Hiện mới chỉ có nhà mạng viễn thông China Unicom của Trung Quốc có hợp đồng dài hạn cung cấp iPhone ở nước này. Giới phân tích ước tính, từ cuối năm ngoái tới nay, đã có khoảng 1 triệu chiếc iPhone được tiêu thụ của China Unicom. Giá iPhone “chính ngạch” cao hơn trên thị trường “chợ đen” vẫn là một rào cản để đạt tới mức doanh số cao hơn.
Theo tờ New York Times, Apple là thương hiệu có nhiều “fan cuồng” tại Trung Quốc, nhưng phần lớn các sản phẩm của hãng như điện thoại iPhone, máy nghe nhạc iPod hay máy tính Mac có mặt ở nước này chủ yếu đều là hàng xách tay. Hiện Apple mới chỉ có rất ít điểm bán lẻ ở Trung Quốc và duy nhất một gian hàng Apple Store quy mô khiêm tốn ở Bắc Kinh.
Tuy vậy, ngày 8/7, Apple đã công bố kế hoạch mở một Apple Store lớn ở Thượng Hải, và đây sẽ là một trong những gian hàng lớn nhất của Apple ở khu vực châu Á. Trung Quốc hiện là thị trường điện thoại di động lớn nhất ở châu Á, nên chắc chắn Apple không muốn bỏ qua cơ hội có một phần trong “chiếc bánh” hấp dẫn này.
Hai sản phẩm mới nhất và “nóng” nhất của Apple là máy tính bảng iPad và điện thoại iPhone 4 đều chưa đặt chân tới Trung Quốc. Apple cho biết, họ sẽ sớm đưa iPad và iPhone vào thị trường này.
Apple cho hay, họ dự định mở 25 gian bán lẻ tại Trung Quốc trong 2 năm tới, mở màn là gian có diện tích gần 1.500 m2 ở Thượng Hải. “Chúng tôi xem việc mở cửa hàng ở Thượng Hải như một dạng giới thiệu sản phẩm mới”, ông Ron Johnson, người đứng đầu mảng bán lẻ của Apple, cho hay.
Với việc mở một loạt điểm bán lẻ tại Trung Quốc, Apple đang theo chân các thương hiệu toàn cầu khác đặt chân tới thị trường bán lẻ gồm 1,3 tỷ dân này. Sự bùng nổ doanh số bán lẻ tại Trung Quốc năm nay, các công ty Mỹ như Best Buy, Gap, Nike, Starbucks, Zara và nhiều nhãn hiệu hạng sang khác từ châu Âu tới mở cửa hàng ở nước này.
Theo giới phân tích, cơ hội cho Apple ở thị trường Trung Quốc là rất lớn, vì thị phần của hãng này tại đây còn rất nhỏ bé, chưa đầy 5% ở những mảng sản phẩm lớn như máy tính cá nhân, máy nghe nhạc và điện thoại di động. Tuy nhiên, Apple cũng đã tăng mạnh số nhà phân phối chính thức của hãng tại Trung Quốc. Riêng trong quý 1 năm nay, số nhà phân phối chính thức của Apple ở nước này đã tăng thêm 800, lên mức 2.000 nhà phân phối.
Tuy nhiên, New York Times bình luận, còn quá sớm để khẳng định Apple sẽ thành công ở thị trường Trung Quốc vì sẽ còn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ lớn ở cả hai lĩnh vực máy tính cá nhân và điện thoại di động.
Các “đại gia” như Nokia, Motorola, HTC và các thương hiệu điện thoại dùng hệ điều hành Android của Google chắc chắn sẽ không để Apple vươn lên dễ dàng ở Trung Quốc - thị trường hiện có 650 triệu người sử dụng điện thoại di động. Hãng Lenovo của Trung Quốc mới đây đã gia nhập thị trường điện thoại thông minh bằng chiếc điện thoại mang tên LePhone với giá dưới 400 USD, rẻ hơn rất nhiều giá một chiếc iPhone ở nước này.
Thêm vào đó, khó khăn trong việc tìm đối tác Trung Quốc có thể sẽ khiến việc giới thiệu sản phẩm mới bị trì hoãn. Chẳng hạn, thị trường mạng di động của nước này nằm dưới các quy chế giám sát chặt chẽ, trong đó các nhà mangjq uốc doanh kiểm soát các hợp đồng dịch vụ.
Ngoài ra, doanh số của Apple qua các nhà phân phối chính thức ở Trung Quốc cũng bị hạn chế bởi mức giá sản phẩm cao hơn tại Mỹ. Hàng Apple trôi nổi vì thế vẫn rất thịnh ở thị trường này.
Hiện mới chỉ có nhà mạng viễn thông China Unicom của Trung Quốc có hợp đồng dài hạn cung cấp iPhone ở nước này. Giới phân tích ước tính, từ cuối năm ngoái tới nay, đã có khoảng 1 triệu chiếc iPhone được tiêu thụ của China Unicom. Giá iPhone “chính ngạch” cao hơn trên thị trường “chợ đen” vẫn là một rào cản để đạt tới mức doanh số cao hơn.