Ba kịch bản chứng khoán tháng 6
Diễn biến thị trường chứng khoán tháng 6 là sự nối tiếp xu hướng tháng 5, hay người ta sẽ chứng kiến sự hình thành một xu hướng mới?
Diễn biến thị trường chứng khoán tháng 6 là sự nối tiếp xu hướng tháng 5, hay người ta sẽ chứng kiến sự hình thành một xu hướng mới?
Tháng 5 “mất mát”
Nếu thị trường đầu tháng 5 là thị trường của niềm tin và sự lạc quan về viễn cảnh tốt đẹp trong tháng, sau khi chinh phục thành công ngưỡng 550 điểm vào ngày 6/5/2010, thì trong phần lớn thời gian còn lại của tháng là những chuỗi ngày lo ngại, bi quan với những dự đoán thị trường có thể về 450 điểm hoặc 430 điểm khi chứng khiến phiên giao dịch đầy hoảng loạn với áp lực bán tháo đẩy chỉ số HNX-Index giảm hết biên độ cho phép 7%, VN-Index xuyên thủng ngưỡng 480 điểm trong ngày 24/5/2010.
Chu kỳ tăng điểm của nhóm cổ phiếu penny nhanh chóng kết thúc với đà sụt giảm mạnh mẽ, nhiều cổ phiếu có mức giảm hơn 50%. Sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường trong tháng 5, đã lấy đi những nỗ lực trong những tháng đầu năm 2010.
Tính đến thời điểm 26/5, VN-Index đã mất 12% so với đầu tháng. Tuy nhiên, khi tâm lý bi quan nhất xuất hiện cũng là lúc thị trường bất ngờ quay đầu trở lại, với làn sóng từ nhóm cổ phiếu penny, VN-Index đóng cửa 28/5 với mức 512 điểm, một triển vọng khá lạc quan trong những ngày cuối tháng.
Xem xét mức giá ở những cổ phiếu blue-chip tại thời điểm cuối tháng 5 tương đương với mức giá vào lúc thị trường chạm đáy 430 điểm. Sự sụt giảm không những về điểm số mà còn ở cả khối lượng và giá trị giao dịch. Trong tháng 5, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường HOSE đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng, giảm 66,6% so với tháng 4.
Nghiên cứu động thái của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5, chúng tôi nhận thấy lực mua gia tăng mạnh ở khi thị trường chạm ngưỡng 480 điểm. Tháng 5 cũng là tháng thứ tám liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị mua ròng đạt 567 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong tháng 5 khối nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm giao dịch khi họ chỉ mua vào hơn 1.843 tỷ đồng, chiếm 6,1% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giảm 70% so với cùng tháng 4, đồng thời bán ra 1.115 tỷ đồng.
Diễn biến mua bán nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5 - Nguồn: HOSE, HNX, DVSC.
Luôn giữ vững lập trường trong chiến lược mua bán bất kể xu hướng thị trường giảm điểm khá sâu, trong tháng 5, nhà đầu tư nước ngoài vẫn gia tăng mua vào mạnh ở những mã chứng khoán blue-chip như KBC, HSG, CII, KDC, SIS, VCB… đặc biệt trong những phiên thị trường giảm sâu gần mức 480 điểm.
Chính sự tham gia tích cực vào các phiên giảm điểm của khối đầu tư nước ngoài góp phần tạo nên lực cản vững chắc ở các cổ phiếu blue-chip, ngăn chặn một phần đà bán tháo trên thị trường.
Chúng tôi cho rằng phần lớn sự sụp giảm của thị trường trong tháng 5 xuất phát chính từ ảnh hưởng từ diễn biến thị trường thế giới hơn là những ảnh hưởng trong nước.
Thứ nhất, lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu: Xuất phát từ khủng hoảng nợ công Hy Lạp, lan rộng sang một số nước châu Âu, đe doạ ảnh hưởng đến 16/27 nước trong khu vực đồng tiền chung Euro, trong đó có cả Tây Ban Nha và Bồ Đà Nha.
Tỷ giá Euro/ USD lao dốc, nhanh chóng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 15 tháng về mức 1 Euro tương đương 1,25 USD. Lo ngại khủng hoảng châu Âu đã đẩy thị trường chứng khoán thế giới liên tục giảm điểm. Trong đó, thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy suy giảm.
Thứ hai, ảnh hưởng mạnh mẽ của “ngày thứ 5 đen tối” của thị trường chứng khoán Mỹ sau khi Dow Jones có lúc giảm hơn 1.000 điểm, do tâm lý hoảng loạn trên thị trường toàn cầu. Chính biến động mạnh mẽ này làm cho tâm lý các nhà đầu tư trong nước bắt đầu dao động khi xem xét mối tương quan đồng biến giữa thị trường Mỹ và thị trường trong nước trong bối cảnh các thông tin hỗ trợ trong nước không còn nhiều.
Thứ ba, lo ngại bất ổn chính trị leo thang. Những bất ổn về tình hình chính trị tại Thái Lan, tình hình căng thẳng quan hệ liên Triều làm gia tăng lo ngại cho các nhà đầu tư tham gia vào những thị trường này. Chứng khoán châu Á có mức giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng khi căng thẳng chính trị leo thang.
Thứ tư, mặc dù nền kinh tế vĩ mô trong nước đang diễn biến theo chiều hướng tốt, tăng trưởng cao và lạm phát trong tầm kiểm soát. Tuy vậy, những khó khăn hiện tại vẫn còn và có thể ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, nhập siêu vẫn cao, lãi suất cho vay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngoài ra, sự tăng vốn của các ngân hàng nhỏ và các doanh nghiệp niêm yết trong thời gian tới cũng có thể làm gia tăng nguồn cung cổ phiếu và ảnh hưởng đến dòng tiền của thị trường.
Biểu đồ diễn biến VN-Index và các sự kiện đáng chú ý trong tháng 5 - Nguồn: HOSE, DVSC.
Thoái trào cổ phiếu penny
Nhóm các cổ phiếu penny tạo nên một hiện tượng mới khi liên tục tăng mạnh trở thành chỉ báo dẫn dắt thị trường thay thế nhóm cổ phiếu blue-chip trong suốt tháng 4. Nhưng sau đó, cũng chính các penny tạo nên một đợt thoái trào khá mạnh mẽ diễn ra trong suốt tháng 5 trước áp lực bán tháo.
Theo thống kê, nhóm các cổ phiếu penny có tốc độ giảm giá khá mạnh so với xu hướng chung toàn thị trường, đặc biệt là các cổ phiếu ở HNX theo quy luật “tăng nhanh, giảm mạnh”. Trong đó, nhóm cổ phiếu họ dầu khí có tốc độ giảm nhanh nhất, PVA giảm 50% so với mức giá đỉnh, PVE có mức sụt giảm hơn 44% , PVC giảm hơn 37%… đều có mức giảm cao hơn so với mức trung bình toàn thị trường, tạo nên mô hình “V” ngược ở các cổ phiếu penny.
Nguyên nhân dẫn đến đợt thoái trào từ nhóm cổ phiếu penny theo chúng tôi xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất là do ảnh hưởng từ diễn biến tiêu cực từ thị trường thế giới làm các nhà đầu tư lo ngại trong việc nắm giữ các chứng khoán rủi ro cao làm gia tăng xu hướng chốt lời để bảo toàn lợi nhuận.
Thứ hai, nhiều cổ phiếu đã được đẩy lên khá mạnh xa dần yếu tố nội tại của công ty, đặc biệt là các công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ và dường như cuộc chơi chỉ thuộc về những nhà đầu cơ là chủ yếu, do đó khi biến động xảy ra và các thông tin đẩy giá như chia thưởng, dự án tiềm năng… không còn phát huy tác dụng thì những nhà đầu cơ này cũng nhanh chóng rút khỏi thị trường, vì vậy, rủi ro cho nhà đầu tư đến sau khi mua cổ phiếu nóng là rất lớn.
Ba kịch bản
Theo dự báo của chúng tôi, tình hình kinh tế trong nước trong tháng 6 sẽ tiếp tục ổn định và chưa có thông tin gì đột biến có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường. Lạm phát có thể tiếp tục được kiềm chế ở mức thấp dưới 0,4%, tăng trưởng kinh tế ổn định.
Tuy vậy, dòng tiền cho thị trường là chưa nhiều do lãi suất cho vay vẫn còn đứng ở mức khá cao và chưa có dấu hiệu sụt giảm. Do vậy, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư sẽ dõi theo diễn biến của tình hình thế giới, những biến động trên thị trường thế giới vẫn đóng vai trò quan trọng cho xu hướng vận động của thị trường trong tháng 6.
Chúng tôi đưa ra ba kịch bản dựa trên sự kết hợp kết quả ảnh hưởng của gói cứu trợ 110 tỷ Euro của IMF và Liên minh Châu Âu (EU) và khả năng leo thang xung đột giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Kịch bản thứ nhất: Gói cứu trợ của IMF và EU dành cho Hy Lạp đạt được thành công, căng thẳng liên Triều được giải quyết. Thị trường chứng khoán thế giới bình ổn trở lại. Nếu kịch bản này diễn ra thì chúng tôi dự báo khả năng VN-Index sẽ chinh phục trở lại ngưỡng 550 điểm.
Kịch bản thứ hai: Gói hỗ trợ 110 tỷ Euro chưa phát huy được tác dụng và cần thêm tiền để hỗ trợ cho Hy Lạp, quan hệ liên Triều tiếp tục có động thái gây căng thẳng tình hình. Thị trường thế giới tiếp tục biến động. Nếu kịch bản này diễn ra thì theo quan điểm của chúng tôi thị trường trong nước sẽ tiếp tục giằng co xoay quanh mốc 480-510 điểm.
Kịch bản thứ ba: Đây được xem là kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, nếu gói hỗ trợ cho Hy Lạp thất bại, lo ngại khủng hoảng toàn hệ thống châu Âu gia tăng, khả năng xảy ra hiện tượng “lây nhiễm liên quốc gia” có thể dẫn đến trường hợp rút vốn hàng loạt, đồng thời đụng độ quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra. Nếu kịch bản này xảy ra, chúng tôi dự báo khả năng VN-Index sẽ về lại mức 435 điểm. Tuy nhiên, kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng năm 2008 đã cho thế giới những bài học đắt giá, và chúng tôi tin rằng kịch bản xấu nhất nếu xảy ra cũng sẽ sớm tìm được cách giải quyết.
Chúng tôi cho rằng thị trường giảm điểm là cơ hội để các nhà đầu tư trung và dài hạn có thể giải ngân từng phần bằng nguồn vốn tự có, đặc biệt ở những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt thuộc các ngành: bất động sản, vật liệu xây dựng, cao su, khai khoáng… khi trở về mức giá hấp dẫn, những cổ phiếu tầm trung và nhỏ có dự án và lợi nhuận tiềm năng tốt sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền.
Những diễn biến trên thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh đến xu hướng thị trường trong tháng 6, nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ tình hình thế giới để có hành động thích hợp.
* Các tác giả bài viết hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt (DVSC).
Tháng 5 “mất mát”
Nếu thị trường đầu tháng 5 là thị trường của niềm tin và sự lạc quan về viễn cảnh tốt đẹp trong tháng, sau khi chinh phục thành công ngưỡng 550 điểm vào ngày 6/5/2010, thì trong phần lớn thời gian còn lại của tháng là những chuỗi ngày lo ngại, bi quan với những dự đoán thị trường có thể về 450 điểm hoặc 430 điểm khi chứng khiến phiên giao dịch đầy hoảng loạn với áp lực bán tháo đẩy chỉ số HNX-Index giảm hết biên độ cho phép 7%, VN-Index xuyên thủng ngưỡng 480 điểm trong ngày 24/5/2010.
Chu kỳ tăng điểm của nhóm cổ phiếu penny nhanh chóng kết thúc với đà sụt giảm mạnh mẽ, nhiều cổ phiếu có mức giảm hơn 50%. Sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường trong tháng 5, đã lấy đi những nỗ lực trong những tháng đầu năm 2010.
Tính đến thời điểm 26/5, VN-Index đã mất 12% so với đầu tháng. Tuy nhiên, khi tâm lý bi quan nhất xuất hiện cũng là lúc thị trường bất ngờ quay đầu trở lại, với làn sóng từ nhóm cổ phiếu penny, VN-Index đóng cửa 28/5 với mức 512 điểm, một triển vọng khá lạc quan trong những ngày cuối tháng.
Xem xét mức giá ở những cổ phiếu blue-chip tại thời điểm cuối tháng 5 tương đương với mức giá vào lúc thị trường chạm đáy 430 điểm. Sự sụt giảm không những về điểm số mà còn ở cả khối lượng và giá trị giao dịch. Trong tháng 5, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường HOSE đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng, giảm 66,6% so với tháng 4.
Nghiên cứu động thái của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5, chúng tôi nhận thấy lực mua gia tăng mạnh ở khi thị trường chạm ngưỡng 480 điểm. Tháng 5 cũng là tháng thứ tám liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị mua ròng đạt 567 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong tháng 5 khối nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm giao dịch khi họ chỉ mua vào hơn 1.843 tỷ đồng, chiếm 6,1% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giảm 70% so với cùng tháng 4, đồng thời bán ra 1.115 tỷ đồng.
Diễn biến mua bán nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5 - Nguồn: HOSE, HNX, DVSC.
Luôn giữ vững lập trường trong chiến lược mua bán bất kể xu hướng thị trường giảm điểm khá sâu, trong tháng 5, nhà đầu tư nước ngoài vẫn gia tăng mua vào mạnh ở những mã chứng khoán blue-chip như KBC, HSG, CII, KDC, SIS, VCB… đặc biệt trong những phiên thị trường giảm sâu gần mức 480 điểm.
Chính sự tham gia tích cực vào các phiên giảm điểm của khối đầu tư nước ngoài góp phần tạo nên lực cản vững chắc ở các cổ phiếu blue-chip, ngăn chặn một phần đà bán tháo trên thị trường.
Chúng tôi cho rằng phần lớn sự sụp giảm của thị trường trong tháng 5 xuất phát chính từ ảnh hưởng từ diễn biến thị trường thế giới hơn là những ảnh hưởng trong nước.
Thứ nhất, lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu: Xuất phát từ khủng hoảng nợ công Hy Lạp, lan rộng sang một số nước châu Âu, đe doạ ảnh hưởng đến 16/27 nước trong khu vực đồng tiền chung Euro, trong đó có cả Tây Ban Nha và Bồ Đà Nha.
Tỷ giá Euro/ USD lao dốc, nhanh chóng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 15 tháng về mức 1 Euro tương đương 1,25 USD. Lo ngại khủng hoảng châu Âu đã đẩy thị trường chứng khoán thế giới liên tục giảm điểm. Trong đó, thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy suy giảm.
Thứ hai, ảnh hưởng mạnh mẽ của “ngày thứ 5 đen tối” của thị trường chứng khoán Mỹ sau khi Dow Jones có lúc giảm hơn 1.000 điểm, do tâm lý hoảng loạn trên thị trường toàn cầu. Chính biến động mạnh mẽ này làm cho tâm lý các nhà đầu tư trong nước bắt đầu dao động khi xem xét mối tương quan đồng biến giữa thị trường Mỹ và thị trường trong nước trong bối cảnh các thông tin hỗ trợ trong nước không còn nhiều.
Thứ ba, lo ngại bất ổn chính trị leo thang. Những bất ổn về tình hình chính trị tại Thái Lan, tình hình căng thẳng quan hệ liên Triều làm gia tăng lo ngại cho các nhà đầu tư tham gia vào những thị trường này. Chứng khoán châu Á có mức giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng khi căng thẳng chính trị leo thang.
Thứ tư, mặc dù nền kinh tế vĩ mô trong nước đang diễn biến theo chiều hướng tốt, tăng trưởng cao và lạm phát trong tầm kiểm soát. Tuy vậy, những khó khăn hiện tại vẫn còn và có thể ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, nhập siêu vẫn cao, lãi suất cho vay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngoài ra, sự tăng vốn của các ngân hàng nhỏ và các doanh nghiệp niêm yết trong thời gian tới cũng có thể làm gia tăng nguồn cung cổ phiếu và ảnh hưởng đến dòng tiền của thị trường.
Biểu đồ diễn biến VN-Index và các sự kiện đáng chú ý trong tháng 5 - Nguồn: HOSE, DVSC.
Thoái trào cổ phiếu penny
Nhóm các cổ phiếu penny tạo nên một hiện tượng mới khi liên tục tăng mạnh trở thành chỉ báo dẫn dắt thị trường thay thế nhóm cổ phiếu blue-chip trong suốt tháng 4. Nhưng sau đó, cũng chính các penny tạo nên một đợt thoái trào khá mạnh mẽ diễn ra trong suốt tháng 5 trước áp lực bán tháo.
Theo thống kê, nhóm các cổ phiếu penny có tốc độ giảm giá khá mạnh so với xu hướng chung toàn thị trường, đặc biệt là các cổ phiếu ở HNX theo quy luật “tăng nhanh, giảm mạnh”. Trong đó, nhóm cổ phiếu họ dầu khí có tốc độ giảm nhanh nhất, PVA giảm 50% so với mức giá đỉnh, PVE có mức sụt giảm hơn 44% , PVC giảm hơn 37%… đều có mức giảm cao hơn so với mức trung bình toàn thị trường, tạo nên mô hình “V” ngược ở các cổ phiếu penny.
Nguyên nhân dẫn đến đợt thoái trào từ nhóm cổ phiếu penny theo chúng tôi xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất là do ảnh hưởng từ diễn biến tiêu cực từ thị trường thế giới làm các nhà đầu tư lo ngại trong việc nắm giữ các chứng khoán rủi ro cao làm gia tăng xu hướng chốt lời để bảo toàn lợi nhuận.
Thứ hai, nhiều cổ phiếu đã được đẩy lên khá mạnh xa dần yếu tố nội tại của công ty, đặc biệt là các công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ và dường như cuộc chơi chỉ thuộc về những nhà đầu cơ là chủ yếu, do đó khi biến động xảy ra và các thông tin đẩy giá như chia thưởng, dự án tiềm năng… không còn phát huy tác dụng thì những nhà đầu cơ này cũng nhanh chóng rút khỏi thị trường, vì vậy, rủi ro cho nhà đầu tư đến sau khi mua cổ phiếu nóng là rất lớn.
Ba kịch bản
Theo dự báo của chúng tôi, tình hình kinh tế trong nước trong tháng 6 sẽ tiếp tục ổn định và chưa có thông tin gì đột biến có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường. Lạm phát có thể tiếp tục được kiềm chế ở mức thấp dưới 0,4%, tăng trưởng kinh tế ổn định.
Tuy vậy, dòng tiền cho thị trường là chưa nhiều do lãi suất cho vay vẫn còn đứng ở mức khá cao và chưa có dấu hiệu sụt giảm. Do vậy, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư sẽ dõi theo diễn biến của tình hình thế giới, những biến động trên thị trường thế giới vẫn đóng vai trò quan trọng cho xu hướng vận động của thị trường trong tháng 6.
Chúng tôi đưa ra ba kịch bản dựa trên sự kết hợp kết quả ảnh hưởng của gói cứu trợ 110 tỷ Euro của IMF và Liên minh Châu Âu (EU) và khả năng leo thang xung đột giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Kịch bản thứ nhất: Gói cứu trợ của IMF và EU dành cho Hy Lạp đạt được thành công, căng thẳng liên Triều được giải quyết. Thị trường chứng khoán thế giới bình ổn trở lại. Nếu kịch bản này diễn ra thì chúng tôi dự báo khả năng VN-Index sẽ chinh phục trở lại ngưỡng 550 điểm.
Kịch bản thứ hai: Gói hỗ trợ 110 tỷ Euro chưa phát huy được tác dụng và cần thêm tiền để hỗ trợ cho Hy Lạp, quan hệ liên Triều tiếp tục có động thái gây căng thẳng tình hình. Thị trường thế giới tiếp tục biến động. Nếu kịch bản này diễn ra thì theo quan điểm của chúng tôi thị trường trong nước sẽ tiếp tục giằng co xoay quanh mốc 480-510 điểm.
Kịch bản thứ ba: Đây được xem là kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, nếu gói hỗ trợ cho Hy Lạp thất bại, lo ngại khủng hoảng toàn hệ thống châu Âu gia tăng, khả năng xảy ra hiện tượng “lây nhiễm liên quốc gia” có thể dẫn đến trường hợp rút vốn hàng loạt, đồng thời đụng độ quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra. Nếu kịch bản này xảy ra, chúng tôi dự báo khả năng VN-Index sẽ về lại mức 435 điểm. Tuy nhiên, kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng năm 2008 đã cho thế giới những bài học đắt giá, và chúng tôi tin rằng kịch bản xấu nhất nếu xảy ra cũng sẽ sớm tìm được cách giải quyết.
Chúng tôi cho rằng thị trường giảm điểm là cơ hội để các nhà đầu tư trung và dài hạn có thể giải ngân từng phần bằng nguồn vốn tự có, đặc biệt ở những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt thuộc các ngành: bất động sản, vật liệu xây dựng, cao su, khai khoáng… khi trở về mức giá hấp dẫn, những cổ phiếu tầm trung và nhỏ có dự án và lợi nhuận tiềm năng tốt sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền.
Những diễn biến trên thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh đến xu hướng thị trường trong tháng 6, nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ tình hình thế giới để có hành động thích hợp.
* Các tác giả bài viết hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt (DVSC).