18:33 11/12/2017

Bán lẻ phải khác biệt trong thời đại công nghệ số

Hồng Nhung

"Cạnh tranh trong tương lai là cạnh tranh ở phía sau, không phải ở phía trước"

Nam An Market luôn kiên định với mục tiêu đưa sản phẩm chọn lọc, chất lượng và tốt cho sức khoẻ tới người tiêu dùng thông qua việc phát triển mở rộng mạng lưới thêm 5 chi nhánh trong vòng 3 năm tới.
Nam An Market luôn kiên định với mục tiêu đưa sản phẩm chọn lọc, chất lượng và tốt cho sức khoẻ tới người tiêu dùng thông qua việc phát triển mở rộng mạng lưới thêm 5 chi nhánh trong vòng 3 năm tới.

"Cạnh tranh trong tương lai là cạnh tranh ở phía sau, không phải ở phía trước, phía trước chỉ là những cạnh tranh về vật chất hiện hữu, là một câu chuyện bạn phải kể nhưng liệu có kể được dài hạn hay không lại phụ thuộc vào quá trình ở phía sau."

Đó là kết luận của ông Võ Tấn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Nam An sở hữu chuỗi cửa hàng thực phẩm cao cấp Nam An Market khi trao đổi  về định hướng phát triển của hệ thống siêu thị thực phẩm chất lượng cao cũng như tương lai của ngành bán lẻ ở thị trường Việt Nam.

Khi tiềm lực tài chính và thương hiệu không còn là thế độc tôn, các doanh nghiệp bán lẻ cần phải đầu tư về mặt công nghệ bởi cuộc chơi toàn cầu hoá ngày càng trở nên khốc liệt. Nhận thức được điều này, trong 2 năm qua, bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi cửa hàng, Nam An Market đã đầu tư xây dựng phần mềm quản trị doanh nghiệp và website hiện đại cùng với mô hình bán lẻ chuyên nghiệp để phục vụ cho nhu cầu mua hàng trực tuyến hay đi chợ online của người tiêu dùng.

Đằng sau đó là cả một hệ thống kết nối và các phần mềm được thiết kế bài bản phục vụ cho quá trình theo dõi và quản lý hàng hoá cũng như vận hành nội bộ của các siêu thị. "Bán lẻ là một quy trình với nhiều công đoạn lắt nhắt đòi hỏi người quản lý phải thực sự khéo léo và linh hoạt để có thể kiểm soát được mọi hoạt động của chuỗi siêu thị hàng ngày và làm hài lòng đến từng khách hàng, ông Thành cho biết.

"Chúng tôi muốn đầu tư vào công nghệ để tiết kiệm chi phí vận hành, quản lý con người và từ đó, các giá trị ấy sẽ được chia sẻ lại cho chính những khách hàng của Nam An," ông nói thêm. "Ngoài ra, Công ty cũng đang trong quá trình hoàn thiện một phiên bản ứng dụng trên di động để người tiêu dùng có thể mua hàng được thuận tiện hơn, tạo ra sự kết nối với khách hàng một cách tốt nhất."

Hiện nay, đối tượng khách hàng của Nam An Market với khoảng 70% là người nước ngoài, còn lại 30% là người Việt. Với số lượng người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam ngày càng gia tăng và giới trẻ ngày càng bận rộn cũng như khoa học về dinh dưỡng phát triển tột bậc đã dẫn đến nhu cầu lớn hơn cho trải nghiệm mua sắm thực phẩm một cách tiện lợi, Nam An nhận thấy đó chính là cơ hội và là thị trường ngách tiềm năng để phát triển.

Tự tin vào định hướng phát triển của mình, ông Thành nhận định ngành tiêu dùng thực phẩm sẽ tiếp tục là một trong những ngành hấp dẫn nhất ở Việt Nam trong thời gian tới. Trong bối cảnh thị phần ngành bán lẻ đang bị các nhà đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế, đây là thách thức lớn cho các nhà đầu tư trong nước để khẳng định năng lực và vị thế trong ngành, đồng thời cũng là cơ hội kinh doanh khi phân khúc cửa hàng thực phẩm cao cấp còn rộng mở.

Không những thế, sự chuyển đổi về xu hướng của người tiêu dùng từ việc mua sắm ở các kênh truyền thống sang kênh hiện đại đã dần xuất hiện trong lĩnh vực bách hóa, đặc biệt là các mô hình nhỏ như cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini đồng thời mô hình nhỏ cũng sẽ giúp các nhà bán lẻ chăm chút về sản phẩm và dịch vụ để tiếp cận được với người tiêu dùng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, phần lớn người tiêu dùng trong nước hiện nay đặc biệt quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc của thực phẩm, là yếu tố tiên quyết dẫn dắt họ đến quyết định mua hàng. Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của Nielsen cho thấy, 86% người tiêu dùng Việt Nam khi được phỏng vấn sẽ chọn các sản phẩm về địa phương, tự nhiên và hữu cơ khi có thể. Bởi vậy, Nam An ra đời với mục tiêu cung cấp những thực phẩm có chọn lọc và thực sự chất lượng cho người tiêu dùng.

Mặc dù đối tượng khách hàng phần lớn là người nước ngoài, nhưng Nam An Market vẫn đang từng bước nội địa hoá sản phẩm, nhất là những sản phẩm thực phẩm tươi như rau củ, trái cây để giảm thiểu chi phí cũng như đảm bảo giá cả phải chăng cho khách hàng so với những sản phẩm nhập khẩu. Công ty cũng đang đầu tư vào những trang trại ở trong nước để mở rộng quy mô, phục vụ cung ứng cho hệ thống siêu thị và đảm bảo sự ổn định về giá thành cũng như chất lượng sản phẩm.

Cùng với việc đầu tư xây dựng công nghệ vận hành hiện đại và hệ thống bán lẻ trực tuyến hiện đại, Nam An Market luôn kiên định với mục tiêu đưa sản phẩm chọn lọc, chất lượng và tốt cho sức khoẻ tới người tiêu dùng thông qua việc phát triển mở rộng mạng lưới thêm 5 chi nhánh trong vòng 3 năm tới.