Bán vốn Nhà nước và cơ chế mới
Bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là một trong những họat động chính của SCIC hiện nay
Tính đến 31/12/2008, SCIC đã thực hiện bán vốn Nhà nước tại 70 doanh nghiệp với giá trị thực tế thu về là 211 tỷ đồng.
Mặc dù đạt được kế hoạch đặt ra là bán vốn Nhà nước hay thoái đầu tư tại 70 doanh nghiệp trong năm 2008, nhưng theo ông Trần Văn Tá, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), việc đạt được kết quả này không dễ, bởi những biến động kinh tế vĩ mô và tình hình thị trường chứng khoán năm 2008 đã phần nào ảnh hưởng tới lượng cầu đầu tư vào các doanh nghiệp bán vốn của Tổng công ty.
Thoái vốn chủ yếu ở doanh nghiệp nhỏ
Bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là một trong những họat động chính của SCIC hiện nay. "Siêu tổng công ty" này đang tiếp tục đẩy mạnh việc tái cơ cấu lại vốn đầu tư Nhà nước tại các doanh nghiệp theo hướng giảm về số lượng, tăng chất lượng quy mô, tập trung vào lĩnh vực chiến lược.
Tính đến 31/12/2008, SCIC đã thực hiện bán vốn Nhà nước tại 70 doanh nghiệp (trong đó bán vốn toàn bộ tại 55 doanh nghiệp) với giá trị ghi sổ phần vốn bán là 122 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về là 211 tỷ đồng.
Đây hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tỷ suất lợi nhuận/vốn thấp, chưa đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và thuộc các ngành, lĩnh vực về lâu dài Nhà nước không cần đầu tư vốn.
Theo SCIC, nhóm các doanh nghiệp thực hiện bán vốn Nhà nước do SCIC phân loại có số lượng lên tới 689 doanh nghiệp.
“Chúng tôi cũng phấn đấu để bán nhiều hơn và giá cao hơn, nhưng là với điều kiện thị trường tốt, còn khi thị trường suy giảm như hiện nay thì việc bán sẽ càng khó hơn. Trên sàn niêm yết các cổ phiếu blue-chip còn ế ẩm, huống hồ lại là những doanh nghiệp nhỏ, ở vùng sâu vùng xa”, ông Tá cho biết.
Được biết, trong năm 2007, SCIC đã thực hiện thí điểm thoái vốn đầu tư toàn bộ tại 25 doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vốn và thoái bớt vốn tại 9 doanh nghiệp, chủ yếu thuộc nhóm C (là nhóm có quy mô vốn nhỏ, vốn của Tổng công ty chủ yếu dưới 1 tỷ đồng và có tỷ lệ sở hữu thấp).
Tổng giá trị ghi sổ phần vốn thoái đầu tư trong năm 2007 là 73 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về là 390 tỷ đồng.
Theo SCIC, việc bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này sẽ luôn phải đảm bảo nguyên tắc: hiệu quả, phải chọn thời điểm thích hợp để bán và điều quan trọng là phải thay đổi về chất trước khi bán.
Để thực hiện thoái đầu tư có hiệu quả, trong thời gian qua, SCIC đã phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được cổ đông chiến lược, cam kết gắn bó với doanh nghiệp, có khả năng hỗ trợ về công nghệ, tài chính, quản trị doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ cho phép SCIC được thực hiện việc bán vốn Nhà nước tại một số công ty cổ phần theo phương thức thỏa thuận như: Công ty Cổ phần Xi măng 12/9 Nghệ An...
Cơ chế mới sẽ "bán" nhanh hơn
Cũng trong năm 2008, tạo điều kiện để trong thời gian tới có thể tiếp tục mạnh mẽ hơn công tác bán vốn Nhà nước (quá trình tiếp theo của cổ phần hóa doanh nghiệp), Tổng công ty đã đề xuất và được Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép cơ chế bán vốn linh hoạt hơn.
Và cuối năm 2008, ngày 26/12, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn mới nhất về cơ chế bán cổ phần Nhà nước do SCIC là đại diện sở hữu.
Theo đó, SCIC được chủ động lựa chọn phương thức bán cổ phần trên nguyên tắc có hịêu quả, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục ổn định, phát triển, thay vì chỉ được áp dụng một phương thức đấu giá như hiện nay.
Cụ thể, đối với cổ phần của các công ty đã niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), SCIC được áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận thông qua hệ thống giao dịch của HOSE/HASTC.
Trường hợp giá thỏa thuận cao hơn giá giao dịch trong biên độ tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì sau khi ký hợp đồng, SCIC thông báo cho Ủy ban Chứng khoán, HOSE và HASTC, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán để thực hiện thủ tục thanh toán và lưu ký chứng khoán thích hợp.
Đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán của HASTC sẽ thực hiện tương tự như việc bán cổ phần của các công ty niêm yết.
Đối với các công ty chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch, SCIC được tổ chức đấu giá công khai một phần hoặc toàn bộ số lượng cổ phần dự kiến bán và được sử dụng giá đấu thành công bình quân để bán cổ phần còn lại cho các đối tượng khác theo nguyên tắc không thấp hơn giá đấu thành công bình quân.
SCIC sẽ thực hiện việc bán bớt gắn với việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của công ty cổ phần và xem xét thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc đấu giá công khai trong nhóm các nhà đầu tư chiến lược.
Trường hợp bán thỏa thụân, SCIC tiến hành đánh giá lại giá trị doanh nghiệp, tham khảo giá thị trường để quyết định mức giá phù hợp, đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và bảo toàn vốn Nhà nước.
2009, năm khó khăn
Năm 2009, những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng đáng kể tới sự tăng trưởng kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng.
Đối với SCIC - đơn vị hiện đang nắm giữ hơn 800 doanh nghiệp với cơ cấu đa ngành nghề và quy mô, việc chịu ảnh hưởng, tác động của những thay đổi không thuận lợi trong và ngoài nước là điều không tránh khỏi.
Theo SCIC, dự báo năm 2009 vẫn sẽ là năm khó khăn trong việc thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp của Tổng công ty này và với cơ chế bán vốn linh họat hơn, hy vọng việc thực hiện sẽ tốt hơn.
Mặc dù đạt được kế hoạch đặt ra là bán vốn Nhà nước hay thoái đầu tư tại 70 doanh nghiệp trong năm 2008, nhưng theo ông Trần Văn Tá, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), việc đạt được kết quả này không dễ, bởi những biến động kinh tế vĩ mô và tình hình thị trường chứng khoán năm 2008 đã phần nào ảnh hưởng tới lượng cầu đầu tư vào các doanh nghiệp bán vốn của Tổng công ty.
Thoái vốn chủ yếu ở doanh nghiệp nhỏ
Bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là một trong những họat động chính của SCIC hiện nay. "Siêu tổng công ty" này đang tiếp tục đẩy mạnh việc tái cơ cấu lại vốn đầu tư Nhà nước tại các doanh nghiệp theo hướng giảm về số lượng, tăng chất lượng quy mô, tập trung vào lĩnh vực chiến lược.
Tính đến 31/12/2008, SCIC đã thực hiện bán vốn Nhà nước tại 70 doanh nghiệp (trong đó bán vốn toàn bộ tại 55 doanh nghiệp) với giá trị ghi sổ phần vốn bán là 122 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về là 211 tỷ đồng.
Đây hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tỷ suất lợi nhuận/vốn thấp, chưa đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và thuộc các ngành, lĩnh vực về lâu dài Nhà nước không cần đầu tư vốn.
Theo SCIC, nhóm các doanh nghiệp thực hiện bán vốn Nhà nước do SCIC phân loại có số lượng lên tới 689 doanh nghiệp.
“Chúng tôi cũng phấn đấu để bán nhiều hơn và giá cao hơn, nhưng là với điều kiện thị trường tốt, còn khi thị trường suy giảm như hiện nay thì việc bán sẽ càng khó hơn. Trên sàn niêm yết các cổ phiếu blue-chip còn ế ẩm, huống hồ lại là những doanh nghiệp nhỏ, ở vùng sâu vùng xa”, ông Tá cho biết.
Được biết, trong năm 2007, SCIC đã thực hiện thí điểm thoái vốn đầu tư toàn bộ tại 25 doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vốn và thoái bớt vốn tại 9 doanh nghiệp, chủ yếu thuộc nhóm C (là nhóm có quy mô vốn nhỏ, vốn của Tổng công ty chủ yếu dưới 1 tỷ đồng và có tỷ lệ sở hữu thấp).
Tổng giá trị ghi sổ phần vốn thoái đầu tư trong năm 2007 là 73 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về là 390 tỷ đồng.
Theo SCIC, việc bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này sẽ luôn phải đảm bảo nguyên tắc: hiệu quả, phải chọn thời điểm thích hợp để bán và điều quan trọng là phải thay đổi về chất trước khi bán.
Để thực hiện thoái đầu tư có hiệu quả, trong thời gian qua, SCIC đã phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được cổ đông chiến lược, cam kết gắn bó với doanh nghiệp, có khả năng hỗ trợ về công nghệ, tài chính, quản trị doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ cho phép SCIC được thực hiện việc bán vốn Nhà nước tại một số công ty cổ phần theo phương thức thỏa thuận như: Công ty Cổ phần Xi măng 12/9 Nghệ An...
Cơ chế mới sẽ "bán" nhanh hơn
Cũng trong năm 2008, tạo điều kiện để trong thời gian tới có thể tiếp tục mạnh mẽ hơn công tác bán vốn Nhà nước (quá trình tiếp theo của cổ phần hóa doanh nghiệp), Tổng công ty đã đề xuất và được Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép cơ chế bán vốn linh hoạt hơn.
Và cuối năm 2008, ngày 26/12, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn mới nhất về cơ chế bán cổ phần Nhà nước do SCIC là đại diện sở hữu.
Theo đó, SCIC được chủ động lựa chọn phương thức bán cổ phần trên nguyên tắc có hịêu quả, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục ổn định, phát triển, thay vì chỉ được áp dụng một phương thức đấu giá như hiện nay.
Cụ thể, đối với cổ phần của các công ty đã niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), SCIC được áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận thông qua hệ thống giao dịch của HOSE/HASTC.
Trường hợp giá thỏa thuận cao hơn giá giao dịch trong biên độ tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì sau khi ký hợp đồng, SCIC thông báo cho Ủy ban Chứng khoán, HOSE và HASTC, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán để thực hiện thủ tục thanh toán và lưu ký chứng khoán thích hợp.
Đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán của HASTC sẽ thực hiện tương tự như việc bán cổ phần của các công ty niêm yết.
Đối với các công ty chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch, SCIC được tổ chức đấu giá công khai một phần hoặc toàn bộ số lượng cổ phần dự kiến bán và được sử dụng giá đấu thành công bình quân để bán cổ phần còn lại cho các đối tượng khác theo nguyên tắc không thấp hơn giá đấu thành công bình quân.
SCIC sẽ thực hiện việc bán bớt gắn với việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của công ty cổ phần và xem xét thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc đấu giá công khai trong nhóm các nhà đầu tư chiến lược.
Trường hợp bán thỏa thụân, SCIC tiến hành đánh giá lại giá trị doanh nghiệp, tham khảo giá thị trường để quyết định mức giá phù hợp, đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và bảo toàn vốn Nhà nước.
2009, năm khó khăn
Năm 2009, những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng đáng kể tới sự tăng trưởng kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng.
Đối với SCIC - đơn vị hiện đang nắm giữ hơn 800 doanh nghiệp với cơ cấu đa ngành nghề và quy mô, việc chịu ảnh hưởng, tác động của những thay đổi không thuận lợi trong và ngoài nước là điều không tránh khỏi.
Theo SCIC, dự báo năm 2009 vẫn sẽ là năm khó khăn trong việc thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp của Tổng công ty này và với cơ chế bán vốn linh họat hơn, hy vọng việc thực hiện sẽ tốt hơn.