Bảo hiểm nhân thọ vẫn hấp dẫn?
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn hấp dẫn và có nhiều triển vọng để tham gia hoặc tiếp tục phát triển kinh doanh
Những khó khăn chung từ nền kinh tế, hoạt động tài chính chỉ là ngắn hạn. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn hấp dẫn và có nhiều triển vọng để tham gia hoặc tiếp tục phát triển kinh doanh.
Đây là nhận định chung của đại diện nhiều hãng bảo hiểm nước ngoài ở thời điểm này, khi thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng cao, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán khó khăn.
Sôi động vào cuộc
Cũng chính trong thời điểm này, hoạt động khai trương công ty, mở văn phòng đại diện, chuyển đổi thương hiệu..., của các hãng bảo hiểm nước ngoài lại trở nên sôi động.
Trong khoảng hai tháng trở lại đây, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam liên tục đón nhận thông tin từ sự tham gia của các thành viên mới. Nếu một năm trở về trước, đó là những tên tuổi lớn đến từ Mỹ và châu Âu, thì nay lại là dòng chảy tập trung ở khu vực châu Á.
Trung tuần tháng 7 vừa qua, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Samsung chính thức đánh dấu sự có mặt tại Việt Nam, thông qua văn phòng đại diện, triển khai công tác tiền trạm xây dựng chiến lược đầu tư để chuẩn bị xâm nhập.
Một đồng hương khác của Samsung là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc (thành viên của Tập đoàn Han Wha) cũng vừa chính thức nhận giấy phép từ Bộ Tài chính, đang thiết lập trụ sở tại Tp.HCM và chuẩn bị vào cuộc từ quý I/2009.
Cũng trong tháng 7/2008, tập đoàn bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Đài Loan là Cathay Life cũng đã ra mắt công ty con 100% vốn (vốn điều lệ 600 tỷ đồng) tại Việt Nam...
Ông Peter Lai, Tổng giám đốc Cathay Việt Nam, cho rằng đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào Việt Nam, một thị trường có nhiều tiềm năng, đặc biệt là các lĩnh vực như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trợ cấp hàng năm, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm rủi ro đầu tư.
Đầu tháng 8 này, một thương hiệu lớn của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam là AIA Việt Nam cũng đã có một kế hoạch mới, chuyển đổi thương hiệu thành AIG Life (Việt Nam), xem đó là một thế mạnh mới, khởi đầu chiến lược phát triển kinh doanh ở một thị trường mà theo đánh giá của hãng là "đầy tiềm năng, có sự phát triển ổn định và tính cạnh tranh ngày càng cao".
Theo ông Kenneth Juneau, Tổng giám đốc AIG Life (Việt Nam), quyết định đổi thương hiệu thành AIG Life (Việt Nam) sẽ giúp công ty phát huy toàn bộ thế mạnh của một thương hiệu nổi tiếng từ công ty mẹ AIG, đồng thời tăng khả năng nhận biết thương hiệu đối với khách hàng.
"Mặt khác, điều này cho thấy chúng tôi luôn đánh giá cao triển vọng phát triển kinh doanh tại đây, cũng như thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của mình", ông Kenneth Juneau nói.
Hiện thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có 9 thành viên nước ngoài. Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng lên vào trong năm 2009, khi có thêm một số thành viên mới đang lên kế hoạch chuẩn bị nhập cuộc.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
"Chúng tôi đánh giá cao những doanh nghiệp này. Sự tham gia của những thành viên mới, hay sự chuyển đổi của AIG Life mới đây cho thấy sự tin tưởng của họ vào tiềm năng và triển vọng phát triển của thị trường", Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói.
Thị trường đang phục hồi
Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 5.027 tỷ đồng, tăng 13,58% so với năm 2007. Số phí bảo hiểm khai thác mới trong thời gian trên vẫn có mức tăng trưởng cao, đạt 997 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 40%.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, mặc dù số lượng hợp đồng khai thác mới không tăng nhưng mức tăng trưởng nói trên của phí bảo hiểm các hợp đồng khai thác mới vẫn ấn tượng. Có được kết quả này là nhờ bảo hiểm nhân thọ luôn đưa ra được những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam.
Còn theo ông Kenneth Juneau, Tổng giám đốc AIG Life (Việt Nam): "Đây là tín hiệu đáng phấn khởi cho thấy thị trường bảo hiểm nhân thọ đang phục hồi trở lại và bước vào giai đoạn mới của thời kỳ phát triển với những bước chắc chắn".
Ông Kenneth Juneau phân tích: hiện nay, ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam mang nhiều đặc trưng của một thị trường đang phát triển; lực lượng đại lý là kênh chủ đạo, tập trung duy trì các sản phẩm bảo hiểm truyền thống và các cơ hội đầu tư mới có giới hạn.
Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ, kênh phân phối qua hệ thống đại lý là rất quan trọng. Ở Việt Nam, vai trò của đại lý bảo hiểm nhân thọ càng quan trọng hơn khi mới chỉ có khoảng 4,5% dân số nhận thức được và tham gia bảo hiểm nhân thọ. Đây là một tỷ lệ rất thấp nếu so với mức 90% của các nước tiên tiến trên thế giới.
Về triển vọng của thị trường, có một thuận lợi mà ông Kenneth Juneau đánh giá là với mức sống ngày càng tốt hơn, thì nhận thức của người dân về tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ đang ngày được nâng cao.
Tại AIG Life (Việt Nam) mới đây cũng đã ghi nhận một kỷ lục và là điển hình cho nhận định trên khi có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ lên tới 10 tỷ đồng.
Và theo nhận định của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đời sống và nhận thức của người dân được nâng cao, cũng như sự đa dạng hợp lý các sản phẩm mới của doanh nghiệp, sẽ thúc đẩy thị trường này phục hồi nhanh và tăng tốc trong thời gian tới.
Trong ngắn hạn, đến cuối năm 2008, Hiệp hội dự báo thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng từ 14% - 16%.
Đây là nhận định chung của đại diện nhiều hãng bảo hiểm nước ngoài ở thời điểm này, khi thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng cao, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán khó khăn.
Sôi động vào cuộc
Cũng chính trong thời điểm này, hoạt động khai trương công ty, mở văn phòng đại diện, chuyển đổi thương hiệu..., của các hãng bảo hiểm nước ngoài lại trở nên sôi động.
Trong khoảng hai tháng trở lại đây, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam liên tục đón nhận thông tin từ sự tham gia của các thành viên mới. Nếu một năm trở về trước, đó là những tên tuổi lớn đến từ Mỹ và châu Âu, thì nay lại là dòng chảy tập trung ở khu vực châu Á.
Trung tuần tháng 7 vừa qua, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Samsung chính thức đánh dấu sự có mặt tại Việt Nam, thông qua văn phòng đại diện, triển khai công tác tiền trạm xây dựng chiến lược đầu tư để chuẩn bị xâm nhập.
Một đồng hương khác của Samsung là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc (thành viên của Tập đoàn Han Wha) cũng vừa chính thức nhận giấy phép từ Bộ Tài chính, đang thiết lập trụ sở tại Tp.HCM và chuẩn bị vào cuộc từ quý I/2009.
Cũng trong tháng 7/2008, tập đoàn bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Đài Loan là Cathay Life cũng đã ra mắt công ty con 100% vốn (vốn điều lệ 600 tỷ đồng) tại Việt Nam...
Ông Peter Lai, Tổng giám đốc Cathay Việt Nam, cho rằng đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào Việt Nam, một thị trường có nhiều tiềm năng, đặc biệt là các lĩnh vực như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trợ cấp hàng năm, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm rủi ro đầu tư.
Đầu tháng 8 này, một thương hiệu lớn của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam là AIA Việt Nam cũng đã có một kế hoạch mới, chuyển đổi thương hiệu thành AIG Life (Việt Nam), xem đó là một thế mạnh mới, khởi đầu chiến lược phát triển kinh doanh ở một thị trường mà theo đánh giá của hãng là "đầy tiềm năng, có sự phát triển ổn định và tính cạnh tranh ngày càng cao".
Theo ông Kenneth Juneau, Tổng giám đốc AIG Life (Việt Nam), quyết định đổi thương hiệu thành AIG Life (Việt Nam) sẽ giúp công ty phát huy toàn bộ thế mạnh của một thương hiệu nổi tiếng từ công ty mẹ AIG, đồng thời tăng khả năng nhận biết thương hiệu đối với khách hàng.
"Mặt khác, điều này cho thấy chúng tôi luôn đánh giá cao triển vọng phát triển kinh doanh tại đây, cũng như thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của mình", ông Kenneth Juneau nói.
Hiện thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có 9 thành viên nước ngoài. Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng lên vào trong năm 2009, khi có thêm một số thành viên mới đang lên kế hoạch chuẩn bị nhập cuộc.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
"Chúng tôi đánh giá cao những doanh nghiệp này. Sự tham gia của những thành viên mới, hay sự chuyển đổi của AIG Life mới đây cho thấy sự tin tưởng của họ vào tiềm năng và triển vọng phát triển của thị trường", Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói.
Thị trường đang phục hồi
Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 5.027 tỷ đồng, tăng 13,58% so với năm 2007. Số phí bảo hiểm khai thác mới trong thời gian trên vẫn có mức tăng trưởng cao, đạt 997 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 40%.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, mặc dù số lượng hợp đồng khai thác mới không tăng nhưng mức tăng trưởng nói trên của phí bảo hiểm các hợp đồng khai thác mới vẫn ấn tượng. Có được kết quả này là nhờ bảo hiểm nhân thọ luôn đưa ra được những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam.
Còn theo ông Kenneth Juneau, Tổng giám đốc AIG Life (Việt Nam): "Đây là tín hiệu đáng phấn khởi cho thấy thị trường bảo hiểm nhân thọ đang phục hồi trở lại và bước vào giai đoạn mới của thời kỳ phát triển với những bước chắc chắn".
Ông Kenneth Juneau phân tích: hiện nay, ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam mang nhiều đặc trưng của một thị trường đang phát triển; lực lượng đại lý là kênh chủ đạo, tập trung duy trì các sản phẩm bảo hiểm truyền thống và các cơ hội đầu tư mới có giới hạn.
Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ, kênh phân phối qua hệ thống đại lý là rất quan trọng. Ở Việt Nam, vai trò của đại lý bảo hiểm nhân thọ càng quan trọng hơn khi mới chỉ có khoảng 4,5% dân số nhận thức được và tham gia bảo hiểm nhân thọ. Đây là một tỷ lệ rất thấp nếu so với mức 90% của các nước tiên tiến trên thế giới.
Về triển vọng của thị trường, có một thuận lợi mà ông Kenneth Juneau đánh giá là với mức sống ngày càng tốt hơn, thì nhận thức của người dân về tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ đang ngày được nâng cao.
Tại AIG Life (Việt Nam) mới đây cũng đã ghi nhận một kỷ lục và là điển hình cho nhận định trên khi có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ lên tới 10 tỷ đồng.
Và theo nhận định của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đời sống và nhận thức của người dân được nâng cao, cũng như sự đa dạng hợp lý các sản phẩm mới của doanh nghiệp, sẽ thúc đẩy thị trường này phục hồi nhanh và tăng tốc trong thời gian tới.
Trong ngắn hạn, đến cuối năm 2008, Hiệp hội dự báo thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng từ 14% - 16%.