Bao nhiêu khoản vay còn chịu lãi suất cao?
Hiện vẫn còn khoảng 17-18% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng có lãi suất trên 13%/năm
Ngày 11/4, Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) có báo cáo tổng hợp về tình hình lãi suất và dư nợ trong hệ thống.
Theo báo cáo trên, sau nhiều lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ chốt, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh và hiện đã trở về bằng mức lãi suất cho vay của giai đoạn 2005-2006.
Nếu so sánh với thời điểm cuối năm 2011, thì mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm hơn một nửa, tức hiện nay chỉ bằng chưa đến 50% của mặt bằng lãi suất cho vay vào cuối năm 2011.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một tỷ trọng nhất định các khoản vay cũ có lãi suất cao.
Theo Vụ Chính sách tiền tệ, đối với lãi suất của các khoản cho vay cũ, đây là thỏa thuận dân sự đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, việc điều chỉnh giảm lãi suất phải thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa hai bên; tổ chức tín dụng cũng phải rà soát, xem xét khả năng tài chính, chi phí vốn huy động để có căn cứ giảm lãi suất.
Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, tháng 7/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay cũ về mức dưới 15%/năm. Nếu như vào thời điểm trước 15/7/2012, dư nợ cho vay có lãi suất trên 15%/năm chiếm tới 65,8% thì nay còn chiếm 5,6%.
Sang năm 2013, Thống đốc tiếp tục kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm lãi suất về dưới mức 13%/năm. Hiện, dư nợ cho vay có lãi suất trên 13%/năm còn khoảng 17-18% trong tổng dư nợ cho vay so với tỷ lệ 31% vào cuối tháng 6/2013.
Đối với dư nợ cho vay có lãi suất trên 13%/năm, theo các ngân hàng, chủ yếu là các khoản cho vay tiêu dùng các mặt hàng có khấu hao lớn, vay tín chấp của một số công ty tài chính, các khoản cho vay trong lĩnh vực bất động sản có rủi ro cao.
Mặt khác, Vụ Chính sách tiền tệ lý giải: “Một số khoản vay trung, dài hạn của các doanh nghiệp không có khả năng phục hồi, có nguy cơ phá sản nên các ngân hàng giữ lãi suất cho vay cao để tạo động lực cho khách hàng trả nợ gốc của các khoản vay; nếu khách hàng trả được nợ gốc, một số tổ chức tín dụng sẵn sàng giảm hoặc miễn lãi cho khách hàng”.
Theo báo cáo trên, sau nhiều lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ chốt, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh và hiện đã trở về bằng mức lãi suất cho vay của giai đoạn 2005-2006.
Nếu so sánh với thời điểm cuối năm 2011, thì mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm hơn một nửa, tức hiện nay chỉ bằng chưa đến 50% của mặt bằng lãi suất cho vay vào cuối năm 2011.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một tỷ trọng nhất định các khoản vay cũ có lãi suất cao.
Theo Vụ Chính sách tiền tệ, đối với lãi suất của các khoản cho vay cũ, đây là thỏa thuận dân sự đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, việc điều chỉnh giảm lãi suất phải thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa hai bên; tổ chức tín dụng cũng phải rà soát, xem xét khả năng tài chính, chi phí vốn huy động để có căn cứ giảm lãi suất.
Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, tháng 7/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay cũ về mức dưới 15%/năm. Nếu như vào thời điểm trước 15/7/2012, dư nợ cho vay có lãi suất trên 15%/năm chiếm tới 65,8% thì nay còn chiếm 5,6%.
Sang năm 2013, Thống đốc tiếp tục kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm lãi suất về dưới mức 13%/năm. Hiện, dư nợ cho vay có lãi suất trên 13%/năm còn khoảng 17-18% trong tổng dư nợ cho vay so với tỷ lệ 31% vào cuối tháng 6/2013.
Đối với dư nợ cho vay có lãi suất trên 13%/năm, theo các ngân hàng, chủ yếu là các khoản cho vay tiêu dùng các mặt hàng có khấu hao lớn, vay tín chấp của một số công ty tài chính, các khoản cho vay trong lĩnh vực bất động sản có rủi ro cao.
Mặt khác, Vụ Chính sách tiền tệ lý giải: “Một số khoản vay trung, dài hạn của các doanh nghiệp không có khả năng phục hồi, có nguy cơ phá sản nên các ngân hàng giữ lãi suất cho vay cao để tạo động lực cho khách hàng trả nợ gốc của các khoản vay; nếu khách hàng trả được nợ gốc, một số tổ chức tín dụng sẵn sàng giảm hoặc miễn lãi cho khách hàng”.