Bauxite Tây Nguyên: “Cần thiết, sẽ điều chỉnh”
Chính phủ sẵn sàng cung cấp thông tin về các dự án bauxite ở Tây Nguyên nếu các cơ quan thẩm quyền có yêu cầu
Các dự án bauxite sẽ được xem xét cẩn trọng để nếu cần thiết thì sẽ có điều chỉnh cho phù hợp, khẳng định của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước câu hỏi của báo giới chiều 28/2 về việc liệu Chính phủ có tính tới khả năng tạm dừng dự án bauxite ở Tây Nguyên.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, bauxite ở Tây Nguyên là một trong số ít tài nguyên của Việt Nam có quy mô và trữ lượng tầm quốc tế, thuộc nhóm hàng đầu thế giới.
Do đó, ông nói, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là phải tiến hành thăm dò, khai thác, để phục vụ phát triển kinh tế của vùng đó cũng như cả nước, trên tinh thần chung là khai thác và sử dụng phải tiết kiệm, kết hợp bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, vì là dự án kinh tế - xã hội nên đương nhiên phải có hiệu quả kinh tế và xã hội, tức là phải tính hiệu quả tổng thể. Đối với từng dự án, tính hiệu quả kinh tế của dự án đó phải tính cả vòng đời dự án, cộng thêm tính tới các yếu tố mang lại lợi ích gián tiếp về mặt xã hội.
“Chúng ta cũng đã từng nói rất nhiều về địa điểm đặt nhà máy lọc dầu ở Dung Quất. Nếu chỉ nói về hiệu quả kinh tế đơn thuần thì đã có rất nhiều chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài đều cho rằng không nên đặt tại đó. Nhưng nếu tính đến việc, ngoài ý nghĩa đơn thuần là một dự án lọc dầu thì đó là một dự án đã giúp cho cả miền Trung đang trên đà bừng dậy như hôm nay”, ông Đam nói.
Ngay cả tính hiệu quả kinh tế đơn thuần, theo Bộ trưởng Đam thì cũng phải tính cả vòng đời của dự án lên tới hàng chục năm.
Bộ trưởng Đam cũng nhấn mạnh, đối với bauxite, vì trữ lượng lớn, đương nhiên không thể ngay một lúc một lúc có thể khai thác hết. Hơn nữa không phải vì vấn đề điều kiện, vốn liếng đầu tư, môi trường... mà còn phải căn cứ vào thị trường thế giới, bán cho ai, lúc nào.
Trong khi đó, đây là quặng mà trước đó Việt Nam chưa hề có kinh nghiệm khai thác, nên chủ trương chung từ năm 2007 là phải có một quy hoạch, trên cơ sở đó triển khai một số dự án mang tính thử nghiệm, vừa làm vừa nghiên cứu, sau đó xem xét để có một lộ trình phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp.
Trước câu hỏi của báo chí, liệu Chính phủ có tính đến khả năng tạm dừng dự án hay không, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, đối với một số dự án, khi thấy cần phải đầu tư mặc dù nếu chỉ xét riêng hiệu quả kinh tế thuần túy chưa hiệu quả thì nhà nước có thể sẽ có một số cơ chế phù hợp, nhưng tổng hòa lại thì luôn luôn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, tức là, phải có lợi mới làm.
“Đối với Chính phủ, những dự án thử nghiệm này là những dự án nằm trong một quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp, nên sẽ được xem xét cẩn trọng để nếu cần thiết thì sẽ có điều chỉnh cho phù hợp. Chính phủ với nguyên tắc công khai, minh bạch, sẵn sàng cung cấp các thông tin cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có yêu cầu”, Bộ trưởng Đam khẳng định.
Liên quan đến việc xử lý thiệt hại do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dừng đầu tư cảng Kê Gà, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, khi thực hiện thí điểm các dự án chế biến, vận chuyển bauxite tại Tây Nguyên, TKV được giao chuẩn bị đầu tư cảng Kê Gà.
Tuy nhiên, trong quá trình xem xét quy mô dự án, cũng như sự phát triển của các cảng, sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực để tính khối lượng hàng hóa ra vào cảng, TKV đã báo cáo Bộ Công Thương rằng, ở thời điểm hiện nay, chưa cần thiết đầu tư.
“Với quy mô dự án bauxite, lộ trình phát triển cảng, đường ở khu vực đó, trước mắt, có thể sử dụng các cảng khác ở vùng lân cận như cảng Gò Dầu, Phú Mỹ. Vì vậy, TKV đã đề nghị dừng đầu tư cảng Kê Gà. Theo tôi, đây là quyết định hợp lý”, ông Vũ Đức Đam nhìn nhận.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, bauxite ở Tây Nguyên là một trong số ít tài nguyên của Việt Nam có quy mô và trữ lượng tầm quốc tế, thuộc nhóm hàng đầu thế giới.
Do đó, ông nói, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là phải tiến hành thăm dò, khai thác, để phục vụ phát triển kinh tế của vùng đó cũng như cả nước, trên tinh thần chung là khai thác và sử dụng phải tiết kiệm, kết hợp bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, vì là dự án kinh tế - xã hội nên đương nhiên phải có hiệu quả kinh tế và xã hội, tức là phải tính hiệu quả tổng thể. Đối với từng dự án, tính hiệu quả kinh tế của dự án đó phải tính cả vòng đời dự án, cộng thêm tính tới các yếu tố mang lại lợi ích gián tiếp về mặt xã hội.
“Chúng ta cũng đã từng nói rất nhiều về địa điểm đặt nhà máy lọc dầu ở Dung Quất. Nếu chỉ nói về hiệu quả kinh tế đơn thuần thì đã có rất nhiều chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài đều cho rằng không nên đặt tại đó. Nhưng nếu tính đến việc, ngoài ý nghĩa đơn thuần là một dự án lọc dầu thì đó là một dự án đã giúp cho cả miền Trung đang trên đà bừng dậy như hôm nay”, ông Đam nói.
Ngay cả tính hiệu quả kinh tế đơn thuần, theo Bộ trưởng Đam thì cũng phải tính cả vòng đời của dự án lên tới hàng chục năm.
Bộ trưởng Đam cũng nhấn mạnh, đối với bauxite, vì trữ lượng lớn, đương nhiên không thể ngay một lúc một lúc có thể khai thác hết. Hơn nữa không phải vì vấn đề điều kiện, vốn liếng đầu tư, môi trường... mà còn phải căn cứ vào thị trường thế giới, bán cho ai, lúc nào.
Trong khi đó, đây là quặng mà trước đó Việt Nam chưa hề có kinh nghiệm khai thác, nên chủ trương chung từ năm 2007 là phải có một quy hoạch, trên cơ sở đó triển khai một số dự án mang tính thử nghiệm, vừa làm vừa nghiên cứu, sau đó xem xét để có một lộ trình phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp.
Trước câu hỏi của báo chí, liệu Chính phủ có tính đến khả năng tạm dừng dự án hay không, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, đối với một số dự án, khi thấy cần phải đầu tư mặc dù nếu chỉ xét riêng hiệu quả kinh tế thuần túy chưa hiệu quả thì nhà nước có thể sẽ có một số cơ chế phù hợp, nhưng tổng hòa lại thì luôn luôn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, tức là, phải có lợi mới làm.
“Đối với Chính phủ, những dự án thử nghiệm này là những dự án nằm trong một quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp, nên sẽ được xem xét cẩn trọng để nếu cần thiết thì sẽ có điều chỉnh cho phù hợp. Chính phủ với nguyên tắc công khai, minh bạch, sẵn sàng cung cấp các thông tin cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có yêu cầu”, Bộ trưởng Đam khẳng định.
Liên quan đến việc xử lý thiệt hại do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dừng đầu tư cảng Kê Gà, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, khi thực hiện thí điểm các dự án chế biến, vận chuyển bauxite tại Tây Nguyên, TKV được giao chuẩn bị đầu tư cảng Kê Gà.
Tuy nhiên, trong quá trình xem xét quy mô dự án, cũng như sự phát triển của các cảng, sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực để tính khối lượng hàng hóa ra vào cảng, TKV đã báo cáo Bộ Công Thương rằng, ở thời điểm hiện nay, chưa cần thiết đầu tư.
“Với quy mô dự án bauxite, lộ trình phát triển cảng, đường ở khu vực đó, trước mắt, có thể sử dụng các cảng khác ở vùng lân cận như cảng Gò Dầu, Phú Mỹ. Vì vậy, TKV đã đề nghị dừng đầu tư cảng Kê Gà. Theo tôi, đây là quyết định hợp lý”, ông Vũ Đức Đam nhìn nhận.