Bệnh viện đối mặt nguy cơ thiếu bông băng
Nguồn cung cấp chủ yếu sản phẩm bông băng là Công ty Bông Bạch Tuyết đang có nguy cơ phá sản
Các bệnh viện tại Tp.HCM đang đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung bông băng y tế, khi nhà cung cấp chính là Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) tuyên bố ngừng sản xuất và cung cấp mặt hàng này.
Hiện nay, mỗi năm BBT cung cấp cho thị trường khoảng 727 tấn bông y tế (đáp ứng gần 90% nhu cầu thị trường) và 41,5 triệu gói băng vệ sinh (đáp ứng gần 30% nhu cầu thị trường). Các sản phẩm chính của BTT là băng y tế thông dụng và chuyên dụng, băng y tế miếng, bông y tế viên, bông y tế gạc…
BBT hiện đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ ngân hàng. Theo đó, tổng dư nợ đến ngày 29/7 của Bông Bạch Tuyết tại Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank) khoảng 21,4 tỉ đồng, dư nợ gốc đã quá hạn gần 6,4 tỉ đồng, nợ lãi đến hạn phải trả trong kỳ tháng 7/2008 khoảng 318 triệu đồng.
Năm 2006 và 2007, BBT đã thua lỗ 15,1 tỉ đồng và trong quí 1 và quí 2 năm 2008, công ty tiếp tục thua lỗ. Nếu đến hết năm 2008, công ty vẫn không cải thiện được tình hình, Sở Giao dịch chứng khoán sẽ phải hủy quyền giao dịch của cổ phiếu BBT trên thị trường chứng khoán.
Như vậy, chỉ còn 5 tháng cuối năm để BBT vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Theo Tổng giám đốc BBT, ông Tạ Xuân Thọ, từ mấy tháng nay công ty không có nguyên liệu để sản xuất và ngừng cung cấp, sản xuất bông băng y tế cho các bệnh viện từ ngày 15/7.
“Chúng tôi đã bắt đầu nhận được nhiều lời kêu ca, than phiền của những bệnh viện mà BBT có hợp đồng cung cấp, về tình trạng thiếu bông băng, gạc y tế. Nhưng BBT không thể làm gì hơn được,” ông Thọ nói.
Ông Thọ cho biết thêm công ty hiện đang gặp khó khăn về trả nợ ngân hàng, trong khi nhiều bệnh viện vẫn chưa chịu thanh toán các hợp đồng đã ký với BBT. Bệnh viện chỉ chịu thanh toán trong trường hợp BBT tiếp tục cung cấp hàng. Hiện, số nợ của các bệnh viện ước khoảng 5-7 tỉ đồng.
Giám đốc các bệnh viện Nhiệt Đới, Chấn thương chỉnh hình và Từ Dũ cho biết hiện bệnh viện vẫn còn lượng bông y tế dự trữ từ các hợp đồng đấu thầu từ đầu năm. Tuy nhiên, việc BBT ngừng cung cấp hàng sẽ kéo theo nguy cơ thiếu bông băng y tế là điều khó tránh khỏi.
Bác sỹ Nguyễn Trần Chính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt Đới cho biết bệnh viện đang dùng nguồn bông băng y tế dự trữ và chưa xảy ra tình trạng thiếu nhưng khả năng thiếu hụt sẽ xảy ra.
Còn bác sỹ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bệnh viện cũng đang sử dụng nguồn bông băng dự trữ và sẽ tìm nguồn hàng mới thay cho nhà cung cấp BBT.
Trong một cuộc họp về vật tư y tế do Sở Y tế Tp.HCM tổ chức tháng 7 vừa qua, bệnh viện An Bình cũng than phiền rằng đã đặt mua 120 kg bông gòn của BBT từ đầu năm, nhưng đến ngày 14/7 doanh nghiệp mới giao được 60 kg. Đồng thời, BBT cho biết sẽ tăng giá lên 78.000 đồng/kg bông (thay vì 64.000 đồng/kg như trước).
Ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế Tp.HCM cũng cho biết rằng sở đã nghe phản ánh của một số bệnh viện về vấn đề thiếu bông băng y tế và sẽ cho kiểm tra lại tình hình để có giải pháp.
“Hiện, BBT đang là nhà cung cấp bông băng lớn nhất cho các bệnh viện. Tuy nhiên, không phải là không có những nguồn cung khác và nếu cần sở sẽ tổ chức đấu thầu lại”, ông Châu nói.
(Theo TBKTSG)
Hiện nay, mỗi năm BBT cung cấp cho thị trường khoảng 727 tấn bông y tế (đáp ứng gần 90% nhu cầu thị trường) và 41,5 triệu gói băng vệ sinh (đáp ứng gần 30% nhu cầu thị trường). Các sản phẩm chính của BTT là băng y tế thông dụng và chuyên dụng, băng y tế miếng, bông y tế viên, bông y tế gạc…
BBT hiện đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ ngân hàng. Theo đó, tổng dư nợ đến ngày 29/7 của Bông Bạch Tuyết tại Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank) khoảng 21,4 tỉ đồng, dư nợ gốc đã quá hạn gần 6,4 tỉ đồng, nợ lãi đến hạn phải trả trong kỳ tháng 7/2008 khoảng 318 triệu đồng.
Năm 2006 và 2007, BBT đã thua lỗ 15,1 tỉ đồng và trong quí 1 và quí 2 năm 2008, công ty tiếp tục thua lỗ. Nếu đến hết năm 2008, công ty vẫn không cải thiện được tình hình, Sở Giao dịch chứng khoán sẽ phải hủy quyền giao dịch của cổ phiếu BBT trên thị trường chứng khoán.
Như vậy, chỉ còn 5 tháng cuối năm để BBT vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Theo Tổng giám đốc BBT, ông Tạ Xuân Thọ, từ mấy tháng nay công ty không có nguyên liệu để sản xuất và ngừng cung cấp, sản xuất bông băng y tế cho các bệnh viện từ ngày 15/7.
“Chúng tôi đã bắt đầu nhận được nhiều lời kêu ca, than phiền của những bệnh viện mà BBT có hợp đồng cung cấp, về tình trạng thiếu bông băng, gạc y tế. Nhưng BBT không thể làm gì hơn được,” ông Thọ nói.
Ông Thọ cho biết thêm công ty hiện đang gặp khó khăn về trả nợ ngân hàng, trong khi nhiều bệnh viện vẫn chưa chịu thanh toán các hợp đồng đã ký với BBT. Bệnh viện chỉ chịu thanh toán trong trường hợp BBT tiếp tục cung cấp hàng. Hiện, số nợ của các bệnh viện ước khoảng 5-7 tỉ đồng.
Giám đốc các bệnh viện Nhiệt Đới, Chấn thương chỉnh hình và Từ Dũ cho biết hiện bệnh viện vẫn còn lượng bông y tế dự trữ từ các hợp đồng đấu thầu từ đầu năm. Tuy nhiên, việc BBT ngừng cung cấp hàng sẽ kéo theo nguy cơ thiếu bông băng y tế là điều khó tránh khỏi.
Bác sỹ Nguyễn Trần Chính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt Đới cho biết bệnh viện đang dùng nguồn bông băng y tế dự trữ và chưa xảy ra tình trạng thiếu nhưng khả năng thiếu hụt sẽ xảy ra.
Còn bác sỹ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bệnh viện cũng đang sử dụng nguồn bông băng dự trữ và sẽ tìm nguồn hàng mới thay cho nhà cung cấp BBT.
Trong một cuộc họp về vật tư y tế do Sở Y tế Tp.HCM tổ chức tháng 7 vừa qua, bệnh viện An Bình cũng than phiền rằng đã đặt mua 120 kg bông gòn của BBT từ đầu năm, nhưng đến ngày 14/7 doanh nghiệp mới giao được 60 kg. Đồng thời, BBT cho biết sẽ tăng giá lên 78.000 đồng/kg bông (thay vì 64.000 đồng/kg như trước).
Ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế Tp.HCM cũng cho biết rằng sở đã nghe phản ánh của một số bệnh viện về vấn đề thiếu bông băng y tế và sẽ cho kiểm tra lại tình hình để có giải pháp.
“Hiện, BBT đang là nhà cung cấp bông băng lớn nhất cho các bệnh viện. Tuy nhiên, không phải là không có những nguồn cung khác và nếu cần sở sẽ tổ chức đấu thầu lại”, ông Châu nói.
(Theo TBKTSG)