Bill Gates: Không cần hay không thể thay thế?
Tương lai của hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft sẽ ra sao khi Bill Gates "nghỉ hưu" từ 1/7 tới?
Sau ngày 1/7, Microsoft sẽ không còn hình ảnh quen thuộc của Bill Gates, người đã sáng lập và biến nó thành hãng phần mềm lớn nhất thế giới.
Bởi 1/7 sẽ là ngày Bill Gates chính thức "nghỉ hưu", để dành thời gian trong phần đời còn lại của ông cho các công việc từ thiện.
Microsoft sắp không còn biểu tượng lớn nhất của nó. Câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên là tương lai của hãng phần mềm này sẽ như thế nào? Và ai sẽ là người khiến người ta quên đi những thiếu hụt mà người sáng lập đế chế này để lại?
Không cần hay không thể thay thế?
Sự ra đi của Bill Gates có kéo theo khủng hoảng hay sự đi xuống cho Microsoft? Câu ra lời rất ngạc nhiên là không. Hay ít nhất nếu như Microsoft có không giữ được vị thế hiện tại của nó thì lý do cũng không phải là sự ra đi này.
Đã từ lâu Bill Gates không còn là người ra những quyết định quan trọng của Microsoft. Trong 8 năm qua, người nắm quyền đó là Steve Ballmer, giám đốc điều hành và cũng là người bạn cùng phòng của Bill Gates ở trường đại học.
"Tôi đã trở thành người thứ hai. Tôi không phải là người ra quyết định, trong bất kỳ lĩnh vực nào", Bill Gates nói về vai trò của ông ở Microsoft trong những năm gần đây.
Steve Ballmer - người được kéo về Microsoft từ năm 1980, trở thành Chủ tịch Microsoft năm 1998 và nhận nhiệm vụ điều hành Microsoft từ năm 2000 - luôn nhận được sự đánh giá cũng như tin tưởng rất cao từ Bill Gates.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Melinda Gates, vợ của Bill, nói: "Mọi cuộc nói chuyện giữa chúng tôi đều có liên quan đến ý định rời Microsoft của Bill. Tôi biết Bill sẽ không đời nào làm thế nếu Steve Ballmer không ở đó. Khi bạn từ bỏ sự nghiệp cả đời gây dựng lên bạn cần phải đảm bảo rằng nó sẽ vẫn hoạt động tốt sau sự ra đi của bạn. Bill tin rằng Steve đủ khả năng làm việc đó".
Khả năng của Steve Ballmer là khó có thể phủ nhận. Trong 8 năm nắm quyền điều hành ở Microsoft, ông đã xây dựng và củng cố được vị thế số một của hãng phần mềm này trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
Tất nhiên, Bill cũng đã phải tìm người mới cho vị trí cho hoạch định chiến lược về công nghệ mà ông đang nắm giữ. Việc này cũng đã được thu xếp ổn thỏa. Bill và Steve Ballmer đã thống nhất chia công việc này ra làm hai phần và giao nó cho hai người là Ray Ozzie và Craig.
Ray Ozzie từng là người sở hữu công ty Groove Network, một công ty đã được Bill Gates mua lại vào năm 2005. Mặc dù vậy, Ray được biết đến nhiều nhất với tư cách là người viết nên phần mềm Lotus Notes. Ray sẽ là giám đốc kiến trúc phần mềm mới của Microsoft. Công việc còn lại của Bill Gates sẽ thuộc về Craig Mundie, người sẽ phải "trông nom" 8 tỷ USD dành cho mảng nghiên cứu và phát triển của Microsoft.
Dù là ở vị trí một người hoạch định các chiến lược kỹ thuật hay tổng điều hành cho Microsoft, thì Bill Gates cũng đã có những người kế thừa xứng đáng. Trên thực tế, sự chuẩn bị cho quyết định rút lui của Bill Gates đã được Microsoft triển khai từ rất lâu.
Mặc dù vậy, Bill Gates đối với Microsoft không đơn thuần chỉ là một người làm chuyên môn, ông còn là biểu tượng cho sự thành công và sức chiến đấu của hãng phần mềm này. Sẽ không dễ gì để người ta có thể quên đi hình ảnh vị chủ tịch ăn mặc giản dị đứng giới thiệu những sản phẩm mới của Microsoft.
Xét trên góc độ tinh thần thì ở Microsoft không ai có thể thay thế được Bill Gates. Cụm từ Bill Gates sẽ vẫn đi cùng với thương hiệu Microsoft như là người đã sáng lập và gây dựng nó.
Còn đó nỗi ám ảnh Google
Bill Gates rút lui trong một thời điểm không mấy làm dễ chịu cho tập đoàn của ông. Công nghệ thông tin đang dần bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Internet và Web 2.0, ở đó người thống trị gần như tuyệt đối không phải là Microsoft mà lại là Google.
Sự lớn mạnh với tốc độ đáng sợ của Google đã từ lâu là nỗi ám ảnh lớn nhất với Microsoft. Gã khổng lồ phần mềm đã tỏ ra rất dai dẳng và kiên quyết trong cuộc chiến với Google ở thị trường quảng cáo qua tìm kiếm, nhưng những nỗ lực của họ cũng chỉ như "muối bỏ bể". Số tiền 3.3 tỷ USD (tương đương 6% doanh thu) mà Microsoft dành cho thị trường này luôn bị các nhà đầu tư đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.
Thất bại đáng kể nhất gần đây của Microsoft là việc họ không thể có được Yahoo, hãng chỉ đứng sau Google ở thị trường quảng cáo. Không những thế, sau khi từ chối việc bán lại cho Microsoft, Yahoo lại có những hợp tác với chính Google, khiến Microsoft thiệt đơn thiệt kép.
Nỗi ám ảnh Google đã khiến Bill Gates không thể nào "đoạn tuyệt" hoàn toàn với Microsoft. Trong cam kết với người bạn đồng môn Steve Ballmer, Bill hứa sẽ tham gia vào các buổi họp nội các của Microsoft, và quan trọng hơn, dành mỗi tuần vài tiếng để làm việc với nhóm phụ trách tìm kiếm và quảng cáo của Microsoft.
Có thể nói, Microsoft sẽ không có thay đổi gì nhiều khi không còn người sáng lập ra đi cùng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu Bill Gates, pháo đài Microsoft sẽ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để giữ vững vị thế trên thị trường.
Bởi 1/7 sẽ là ngày Bill Gates chính thức "nghỉ hưu", để dành thời gian trong phần đời còn lại của ông cho các công việc từ thiện.
Microsoft sắp không còn biểu tượng lớn nhất của nó. Câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên là tương lai của hãng phần mềm này sẽ như thế nào? Và ai sẽ là người khiến người ta quên đi những thiếu hụt mà người sáng lập đế chế này để lại?
Không cần hay không thể thay thế?
Sự ra đi của Bill Gates có kéo theo khủng hoảng hay sự đi xuống cho Microsoft? Câu ra lời rất ngạc nhiên là không. Hay ít nhất nếu như Microsoft có không giữ được vị thế hiện tại của nó thì lý do cũng không phải là sự ra đi này.
Đã từ lâu Bill Gates không còn là người ra những quyết định quan trọng của Microsoft. Trong 8 năm qua, người nắm quyền đó là Steve Ballmer, giám đốc điều hành và cũng là người bạn cùng phòng của Bill Gates ở trường đại học.
"Tôi đã trở thành người thứ hai. Tôi không phải là người ra quyết định, trong bất kỳ lĩnh vực nào", Bill Gates nói về vai trò của ông ở Microsoft trong những năm gần đây.
Steve Ballmer - người được kéo về Microsoft từ năm 1980, trở thành Chủ tịch Microsoft năm 1998 và nhận nhiệm vụ điều hành Microsoft từ năm 2000 - luôn nhận được sự đánh giá cũng như tin tưởng rất cao từ Bill Gates.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Melinda Gates, vợ của Bill, nói: "Mọi cuộc nói chuyện giữa chúng tôi đều có liên quan đến ý định rời Microsoft của Bill. Tôi biết Bill sẽ không đời nào làm thế nếu Steve Ballmer không ở đó. Khi bạn từ bỏ sự nghiệp cả đời gây dựng lên bạn cần phải đảm bảo rằng nó sẽ vẫn hoạt động tốt sau sự ra đi của bạn. Bill tin rằng Steve đủ khả năng làm việc đó".
Khả năng của Steve Ballmer là khó có thể phủ nhận. Trong 8 năm nắm quyền điều hành ở Microsoft, ông đã xây dựng và củng cố được vị thế số một của hãng phần mềm này trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
Tất nhiên, Bill cũng đã phải tìm người mới cho vị trí cho hoạch định chiến lược về công nghệ mà ông đang nắm giữ. Việc này cũng đã được thu xếp ổn thỏa. Bill và Steve Ballmer đã thống nhất chia công việc này ra làm hai phần và giao nó cho hai người là Ray Ozzie và Craig.
Ray Ozzie từng là người sở hữu công ty Groove Network, một công ty đã được Bill Gates mua lại vào năm 2005. Mặc dù vậy, Ray được biết đến nhiều nhất với tư cách là người viết nên phần mềm Lotus Notes. Ray sẽ là giám đốc kiến trúc phần mềm mới của Microsoft. Công việc còn lại của Bill Gates sẽ thuộc về Craig Mundie, người sẽ phải "trông nom" 8 tỷ USD dành cho mảng nghiên cứu và phát triển của Microsoft.
Dù là ở vị trí một người hoạch định các chiến lược kỹ thuật hay tổng điều hành cho Microsoft, thì Bill Gates cũng đã có những người kế thừa xứng đáng. Trên thực tế, sự chuẩn bị cho quyết định rút lui của Bill Gates đã được Microsoft triển khai từ rất lâu.
Mặc dù vậy, Bill Gates đối với Microsoft không đơn thuần chỉ là một người làm chuyên môn, ông còn là biểu tượng cho sự thành công và sức chiến đấu của hãng phần mềm này. Sẽ không dễ gì để người ta có thể quên đi hình ảnh vị chủ tịch ăn mặc giản dị đứng giới thiệu những sản phẩm mới của Microsoft.
Xét trên góc độ tinh thần thì ở Microsoft không ai có thể thay thế được Bill Gates. Cụm từ Bill Gates sẽ vẫn đi cùng với thương hiệu Microsoft như là người đã sáng lập và gây dựng nó.
Còn đó nỗi ám ảnh Google
Bill Gates rút lui trong một thời điểm không mấy làm dễ chịu cho tập đoàn của ông. Công nghệ thông tin đang dần bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Internet và Web 2.0, ở đó người thống trị gần như tuyệt đối không phải là Microsoft mà lại là Google.
Sự lớn mạnh với tốc độ đáng sợ của Google đã từ lâu là nỗi ám ảnh lớn nhất với Microsoft. Gã khổng lồ phần mềm đã tỏ ra rất dai dẳng và kiên quyết trong cuộc chiến với Google ở thị trường quảng cáo qua tìm kiếm, nhưng những nỗ lực của họ cũng chỉ như "muối bỏ bể". Số tiền 3.3 tỷ USD (tương đương 6% doanh thu) mà Microsoft dành cho thị trường này luôn bị các nhà đầu tư đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.
Thất bại đáng kể nhất gần đây của Microsoft là việc họ không thể có được Yahoo, hãng chỉ đứng sau Google ở thị trường quảng cáo. Không những thế, sau khi từ chối việc bán lại cho Microsoft, Yahoo lại có những hợp tác với chính Google, khiến Microsoft thiệt đơn thiệt kép.
Nỗi ám ảnh Google đã khiến Bill Gates không thể nào "đoạn tuyệt" hoàn toàn với Microsoft. Trong cam kết với người bạn đồng môn Steve Ballmer, Bill hứa sẽ tham gia vào các buổi họp nội các của Microsoft, và quan trọng hơn, dành mỗi tuần vài tiếng để làm việc với nhóm phụ trách tìm kiếm và quảng cáo của Microsoft.
Có thể nói, Microsoft sẽ không có thay đổi gì nhiều khi không còn người sáng lập ra đi cùng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu Bill Gates, pháo đài Microsoft sẽ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để giữ vững vị thế trên thị trường.