Bỏ mua bán nợ khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện?
VCCI kiến nghị tạm thời không ban hành nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
Các giao dịch mua bán nợ cũng như dịch vụ mua bán nợ chỉ liên quan tới các chủ thể tham gia, và hoàn toàn không có ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng.
Đây là lập luận của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi tổ chức này kiến nghị loại bỏ ngành nghề “kinh doanh dịch vụ mua bán nợ” ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.
Ảnh hưởng lợi ích công cộng mới kiểm soát
Như VnEconomy đã thông tin, ngày 23/6 vừa qua Chính phủ đã họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Một trong những nội dung của phiên họp là các nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quy định chi tiết Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014.
Trước đó, để chuẩn bị cho cuộc họp này, Thủ tướng đã triệu tập cuộc họp trong một ngày rưỡi để VCCI và CIEM phản biện về các điều kiện kinh doanh. Tại đây, lãnh đạo các bộ, ngành phải giải trình một cách công khai minh bạch, tranh cãi thẳng thắn và nhiều gay gắt, theo nhận xét của một người trong cuộc.
Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho biết, trước cuộc họp này, chỉ trong một thời gian ngắn, với sự tham gia của các chuyên gia, VCCI đã ra được báo cáo rà soát dày 225 trang đối với hàng chục dự thảo siêu nghị định.
Trong 311 kiến nghị mà VCCI gửi lên thì có đến 75 kiến nghị đề nghị bỏ các điều kiện kinh doanh, 127 kiến nghị sửa đổi và nhiều kiến nghị khác.
Phần lớn các kiến nghị này đều được các bộ ngành đồng ý, chấp thuận (dù có thể chưa tự nguyện vui vẻ!), ông Tuấn cho biết.
Trở lại với dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, kiến nghị của VCCI nêu rõ, theo khoản 1 điều 7 Luật Đầu tư 2014 thì điều kiện kinh doanh được áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định “vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Nói cách khác, Nhà nước chỉ kiểm soát thông qua các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề (toàn bộ hoặc một phần các hoạt động trong ngành nghề) mà hoạt động của chúng có thể ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng ở mức đáng kể.
Trong khi đó, hoạt động mua bán nợ và dịch vụ mua bán nợ lại không ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng.
Theo phân tích của VCCI, về bản chất, mua bán nợ là giao dịch trong đó một khoản nợ (cùng với các quyền và nghĩa vụ gắn với khoản nợ đó) được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác.
“Nợ” - đối tượng của giao dịch này - bao gồm có thể là bất kỳ khoản nợ nào hình thành trong các giao dịch dân sự, thương mại bình thường (các khoản nợ có tính nhạy cảm, của một nhóm đối tượng đặc thù đã thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản khác).
Chủ thể của giao dịch mua bán nợ có thể là bất kỳ chủ thể kinh doanh nào (trừ các chủ thể chuyên nghiệp như các tổ chức tín dụng, các công ty chứng khoán…đã được loại trừ tại điều 1 dự thảo).
Dịch vụ mua bán nợ chỉ là dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch mua bán nợ nói trên. Kết quả của giao dịch mua bán nợ không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ hay khoản nợ, mà chỉ thay đổi chủ thể thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, từ tất cả các góc độ (đối tượng, chủ thể, hệ quả), việc thực hiện giao dịch mua bán nợ cũng như kinh doanh dịch vụ mua bán nợ chỉ liên quan tới các chủ thể tham gia, hoàn toàn không có ảnh hưởng nào tới các lợi ích công cộng được liệt kê trong khoản 1 điều 7 Luật Đầu tư.
Kiến nghị tạm thời không ban hành
VCCI cũng khẳng định, khung khổ pháp luật hiện tại đã đủ để điều chỉnh hoạt động mua bán nợ và dịch vụ mua bán nợ.
Vì, như phân tích ở trên, “nợ” đang được xem là một loại hàng hóa thông thường, được giao dịch bình thường trên thị trường (những khoản nợ “đặc thù”, “nhiều nguy cơ” - ví dụ các khoản nợ xấu của các ngân hàng, các tổng công ty nhất định … - đã có những văn bản khác điều chỉnh).
Hệ thống pháp luật về dân sự, thương mại liên quan tới hoạt động mua bán hiện tại đã cung cấp đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh giao dịch mua bán nợ cũng như các giao dịch hỗ trợ mua bán nợ.
Vì vậy, nếu nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ không được ban hành thì hoạt động mua bán nợ cũng như môi giới, hỗ trợ mua bán nợ vẫn có đầy đủ cơ sở pháp lý để vận hành và kiểm soát trên thực tế.
Từ những phân tích trên, VCCI kiến nghị tạm thời không ban hành nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và chờ sửa đổi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.
Đây là lập luận của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi tổ chức này kiến nghị loại bỏ ngành nghề “kinh doanh dịch vụ mua bán nợ” ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.
Ảnh hưởng lợi ích công cộng mới kiểm soát
Như VnEconomy đã thông tin, ngày 23/6 vừa qua Chính phủ đã họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Một trong những nội dung của phiên họp là các nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quy định chi tiết Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014.
Trước đó, để chuẩn bị cho cuộc họp này, Thủ tướng đã triệu tập cuộc họp trong một ngày rưỡi để VCCI và CIEM phản biện về các điều kiện kinh doanh. Tại đây, lãnh đạo các bộ, ngành phải giải trình một cách công khai minh bạch, tranh cãi thẳng thắn và nhiều gay gắt, theo nhận xét của một người trong cuộc.
Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho biết, trước cuộc họp này, chỉ trong một thời gian ngắn, với sự tham gia của các chuyên gia, VCCI đã ra được báo cáo rà soát dày 225 trang đối với hàng chục dự thảo siêu nghị định.
Trong 311 kiến nghị mà VCCI gửi lên thì có đến 75 kiến nghị đề nghị bỏ các điều kiện kinh doanh, 127 kiến nghị sửa đổi và nhiều kiến nghị khác.
Phần lớn các kiến nghị này đều được các bộ ngành đồng ý, chấp thuận (dù có thể chưa tự nguyện vui vẻ!), ông Tuấn cho biết.
Trở lại với dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, kiến nghị của VCCI nêu rõ, theo khoản 1 điều 7 Luật Đầu tư 2014 thì điều kiện kinh doanh được áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định “vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Nói cách khác, Nhà nước chỉ kiểm soát thông qua các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề (toàn bộ hoặc một phần các hoạt động trong ngành nghề) mà hoạt động của chúng có thể ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng ở mức đáng kể.
Trong khi đó, hoạt động mua bán nợ và dịch vụ mua bán nợ lại không ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng.
Theo phân tích của VCCI, về bản chất, mua bán nợ là giao dịch trong đó một khoản nợ (cùng với các quyền và nghĩa vụ gắn với khoản nợ đó) được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác.
“Nợ” - đối tượng của giao dịch này - bao gồm có thể là bất kỳ khoản nợ nào hình thành trong các giao dịch dân sự, thương mại bình thường (các khoản nợ có tính nhạy cảm, của một nhóm đối tượng đặc thù đã thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản khác).
Chủ thể của giao dịch mua bán nợ có thể là bất kỳ chủ thể kinh doanh nào (trừ các chủ thể chuyên nghiệp như các tổ chức tín dụng, các công ty chứng khoán…đã được loại trừ tại điều 1 dự thảo).
Dịch vụ mua bán nợ chỉ là dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch mua bán nợ nói trên. Kết quả của giao dịch mua bán nợ không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ hay khoản nợ, mà chỉ thay đổi chủ thể thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, từ tất cả các góc độ (đối tượng, chủ thể, hệ quả), việc thực hiện giao dịch mua bán nợ cũng như kinh doanh dịch vụ mua bán nợ chỉ liên quan tới các chủ thể tham gia, hoàn toàn không có ảnh hưởng nào tới các lợi ích công cộng được liệt kê trong khoản 1 điều 7 Luật Đầu tư.
Kiến nghị tạm thời không ban hành
VCCI cũng khẳng định, khung khổ pháp luật hiện tại đã đủ để điều chỉnh hoạt động mua bán nợ và dịch vụ mua bán nợ.
Vì, như phân tích ở trên, “nợ” đang được xem là một loại hàng hóa thông thường, được giao dịch bình thường trên thị trường (những khoản nợ “đặc thù”, “nhiều nguy cơ” - ví dụ các khoản nợ xấu của các ngân hàng, các tổng công ty nhất định … - đã có những văn bản khác điều chỉnh).
Hệ thống pháp luật về dân sự, thương mại liên quan tới hoạt động mua bán hiện tại đã cung cấp đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh giao dịch mua bán nợ cũng như các giao dịch hỗ trợ mua bán nợ.
Vì vậy, nếu nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ không được ban hành thì hoạt động mua bán nợ cũng như môi giới, hỗ trợ mua bán nợ vẫn có đầy đủ cơ sở pháp lý để vận hành và kiểm soát trên thực tế.
Từ những phân tích trên, VCCI kiến nghị tạm thời không ban hành nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và chờ sửa đổi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.