Bỏ quy định nhập tàu biển nước ngoài về Việt Nam phá dỡ
Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hàng hải Việt Nam, có hiệu lực từ 1/7/2017
Bộ luật Hàng hải Việt Nam được Quốc hội thông qua chiều 25/11 đã lược bỏ các quy định về nhập khẩu tàu biển từ nước ngoài vào Việt Nam để phá dỡ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Phan Trung Lý cho biết.
Đây là kết quả tiếp thu ý kiến nhiều vị đại biểu, rằng việc nhập tàu biển nước ngoài về để phá dỡ cần được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
Ý kiến đề nghị cân nhắc không nên quy định cho phép tổ chức, cá nhân là người nước ngoài quyền quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải cũng được giải trình.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, việc quy định cho tổ chức, cá nhân trong đó có tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư, xây dựng cảng, luồng hàng hải là nhằm khai thác các nguồn lực trong xã hội, thu hút các nguồn vốn cả trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển ngành hàng hải.
Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu họ đã đầu tư, xây dựng cảng, luồng hàng hải thì họ phải được quyền quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải.
Toàn bộ các quy định này là kế thừa quy định hiện hành của pháp luật, quá trình thực hiện vấn đề này không có vướng mắc trong thực tiễn.
Về quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì để quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước và bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên của đất nước (quỹ đường bờ), trong bộ luật chỉ quy định hình thức cho thuê đối với kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước là phù hợp.
Do đó, đề nghị Quốc hội không cho bổ sung quy định hình thức chuyển nhượng kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước vào dự thảo Bộ luật như ý kiến của một số vị đại biểu.
Đề nghị không quy định cụ thể ban quản lý và khai thác cảng là doanh nghiệp Nhà nước mà nên quy định là một định chế công tự quản, một tổ chức do Chính phủ thành lập cũng đã được tiếp thu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, ban quản lý và khai thác cảng là một mô hình đặc thù, mang tính đột phá được thành lập và tổ chức để khắc phục những bất cập trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển ở Việt Nam.
Vì vậy, nếu quy định cứng, “ban quản lý và khai thác cảng là doanh nghiệp Nhà nước” sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình tổ chức hoạt động, khó đạt được kết quả như mong đợi.
Do đó, đề nghị Quốc hội cho tiếp thu ý kiến đại biểu quy định theo hướng ban quản lý và khai thác cảng do Chính phủ thành lập với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại dự thảo.
Trên cơ sở góp ý của đại biểu, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua cũng đã làm rõ hơn về điều kiện tạm giữ tàu biển, quy định cụ thể việc tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn xảy ra ở vùng nước cảng biển có thể được gia hạn nhưng không quá 5 ngày.
Đối với tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển được giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải xem xét, quyết định.
Luật cũng đã bổ sung quy định việc bắt giữ tàu biển để đảm bảo thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc bắt giữ tàu biển trong từng trường hợp sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản khác.
Từ 1/7/2017, Bộ luật Hàng hải Việt Nam sẽ có hiệu lực thi hành.
Đây là kết quả tiếp thu ý kiến nhiều vị đại biểu, rằng việc nhập tàu biển nước ngoài về để phá dỡ cần được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
Ý kiến đề nghị cân nhắc không nên quy định cho phép tổ chức, cá nhân là người nước ngoài quyền quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải cũng được giải trình.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, việc quy định cho tổ chức, cá nhân trong đó có tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư, xây dựng cảng, luồng hàng hải là nhằm khai thác các nguồn lực trong xã hội, thu hút các nguồn vốn cả trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển ngành hàng hải.
Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu họ đã đầu tư, xây dựng cảng, luồng hàng hải thì họ phải được quyền quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải.
Toàn bộ các quy định này là kế thừa quy định hiện hành của pháp luật, quá trình thực hiện vấn đề này không có vướng mắc trong thực tiễn.
Về quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì để quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước và bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên của đất nước (quỹ đường bờ), trong bộ luật chỉ quy định hình thức cho thuê đối với kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước là phù hợp.
Do đó, đề nghị Quốc hội không cho bổ sung quy định hình thức chuyển nhượng kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước vào dự thảo Bộ luật như ý kiến của một số vị đại biểu.
Đề nghị không quy định cụ thể ban quản lý và khai thác cảng là doanh nghiệp Nhà nước mà nên quy định là một định chế công tự quản, một tổ chức do Chính phủ thành lập cũng đã được tiếp thu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, ban quản lý và khai thác cảng là một mô hình đặc thù, mang tính đột phá được thành lập và tổ chức để khắc phục những bất cập trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển ở Việt Nam.
Vì vậy, nếu quy định cứng, “ban quản lý và khai thác cảng là doanh nghiệp Nhà nước” sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình tổ chức hoạt động, khó đạt được kết quả như mong đợi.
Do đó, đề nghị Quốc hội cho tiếp thu ý kiến đại biểu quy định theo hướng ban quản lý và khai thác cảng do Chính phủ thành lập với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại dự thảo.
Trên cơ sở góp ý của đại biểu, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua cũng đã làm rõ hơn về điều kiện tạm giữ tàu biển, quy định cụ thể việc tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn xảy ra ở vùng nước cảng biển có thể được gia hạn nhưng không quá 5 ngày.
Đối với tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển được giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải xem xét, quyết định.
Luật cũng đã bổ sung quy định việc bắt giữ tàu biển để đảm bảo thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc bắt giữ tàu biển trong từng trường hợp sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản khác.
Từ 1/7/2017, Bộ luật Hàng hải Việt Nam sẽ có hiệu lực thi hành.