Bộ yêu cầu công chức không hút thuốc lậu
Một nỗ lực mới của Bộ Công Thương trong việc ngăn chặn thuốc lá lậu vào Việt Nam
Trong một nỗ lực nhằm tăng cường chống thuốc lá lậu, Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Công văn 6351/BCT-VP về việc cán bộ công chức trong ngành không sử dụng thuốc lá ngoại nhập lậu.
Theo công văn này, Bộ Công Thương yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị mình không sử dụng thuốc lá ngoại nhập lậu, vì đây là “hành vi tiếp tay cho buôn lậu và trốn thuế”.
Bên cạnh đó, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đơn vị mình không tiếp tay cho việc kinh doanh và hút thuốc lá ngoại nhập lậu.
Đây là một phần trong kế hoạch thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá và Chỉ thị 04/CT-BCT ngày 24/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn buôn bán vận chuyển, tàng trữ thuốc lá nhập lậu.
Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, số thuốc lá nhập lậu năm 2013 là 21,9 tỷ điếu, chiếm 20,7% thị phần. Trong năm 2014, thời điểm chưa có Chỉ thị 30, thuốc lá lậu tăng lên 30-40%.
Thuốc lá lậu xuất hiện lan tràn ở hầu hết các tỉnh trên phạm vi toàn quốc, và gia tăng về số lượng và chủng loại.
Theo điều tra của Oxford Economics 2014, Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong số 14 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á được khảo sát (bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan, Lào, Australia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Myanmar, Pakistan, Hồng Kông, Malaysia, Brunei).
Bộ Công Thương đánh giá rằng thuốc lá lậu hiện gây thất thu ngân sách hàng năm trên 6.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, do thuốc lá nhập lậu không phải in cảnh báo sức khỏe, không bị kiểm soát về hàm lượng tar, nicotine, nên gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết quả phân tích của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an và Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá cho thấy, trong thuốc lá lậu có một số độc tố cấm sử dụng; đồng thời hàm lượng tar, nicotine đều cao hơn mức thông thường, vượt ngưỡng cho phép của Bộ Y tế Việt Nam, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Theo công văn này, Bộ Công Thương yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị mình không sử dụng thuốc lá ngoại nhập lậu, vì đây là “hành vi tiếp tay cho buôn lậu và trốn thuế”.
Bên cạnh đó, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đơn vị mình không tiếp tay cho việc kinh doanh và hút thuốc lá ngoại nhập lậu.
Đây là một phần trong kế hoạch thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá và Chỉ thị 04/CT-BCT ngày 24/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn buôn bán vận chuyển, tàng trữ thuốc lá nhập lậu.
Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, số thuốc lá nhập lậu năm 2013 là 21,9 tỷ điếu, chiếm 20,7% thị phần. Trong năm 2014, thời điểm chưa có Chỉ thị 30, thuốc lá lậu tăng lên 30-40%.
Thuốc lá lậu xuất hiện lan tràn ở hầu hết các tỉnh trên phạm vi toàn quốc, và gia tăng về số lượng và chủng loại.
Theo điều tra của Oxford Economics 2014, Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong số 14 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á được khảo sát (bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan, Lào, Australia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Myanmar, Pakistan, Hồng Kông, Malaysia, Brunei).
Bộ Công Thương đánh giá rằng thuốc lá lậu hiện gây thất thu ngân sách hàng năm trên 6.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, do thuốc lá nhập lậu không phải in cảnh báo sức khỏe, không bị kiểm soát về hàm lượng tar, nicotine, nên gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết quả phân tích của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an và Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá cho thấy, trong thuốc lá lậu có một số độc tố cấm sử dụng; đồng thời hàm lượng tar, nicotine đều cao hơn mức thông thường, vượt ngưỡng cho phép của Bộ Y tế Việt Nam, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.