“Boeing cũng không thể đáp ứng nổi điều kiện kinh doanh của Việt Nam”
Hàng loạt những bất cập về môi trường kinh doanh đã được cộng đồng doanh nghiệp gửi đến hội nghị với Thủ tướng
“Hiệu suất sinh lời trên đồng vốn của doanh nghiệp đã giảm từ 6,6% năm 2012 xuống còn hơn 3% trong năm 2016. Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt đang gặp khá nhiều khó khăn. Hàng loạt thủ tục hành chính, quy định mang tính cứng nhắc, gây khó khăn cho doanh nghiệp, đến ngay cả hãng máy bay Boeing cũng không thể đáp ứng nổi điều kiện kinh doanh của Việt Nam”.
Phát biểu trên được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đưa ra khi báo cáo tại hội nghị của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp, sáng 17/5.
Sau phát biểu này, Chủ tịch VCCI đã nhận được tràng pháo tay tán dương của cả hội trường lẫn đoàn chủ tọa.
Một tháng tiếp 3 đoàn thanh tra
Trong báo cáo của mình, bên cạnh những kết quả đạt được sau một năm thực hiện Nghị quyết 35/CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI cũng không quên nhấn mạnh rằng, dù Chính phủ và cá nhân Thủ tướng rất quyết liệt trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng thực tế một số chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ chưa được thực hiện nghiêm túc.
Đặc biệt là theo ông, cần phải có một sự cải tổ thực sự trong công tác cán bộ, tránh tình trạng cơ quan Nhà nước chỉ giải thích mà không giải quyết, hoặc giải quyết theo hướng bất lợi cho người dân, doanh nghiệp.
“Việt Nam đang là một nền kinh tế có chi phí kinh doanh lớn nhất trong khu vực cả về chính thức và không chính thức”, ông Lộc nói.
Chia sẻ với Chủ tịch VCCI, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, có không ít doanh nghiệp cho biết trong một tháng họ bị thanh tra, kiểm tra đến 3 lần, có doanh nghiệp một năm phải tiếp 12 đoàn thanh tra, kiểm tra.
Bộ trưởng Dũng cũng thừa nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp còn những tồn tại, hạn chế. Những quy định pháp luật, cơ chế chính sách chưa thực sự tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cũng như việc phát sinh những thủ tục hành chính mới không cần thiết, không hợp lý. Nhiều quy định còn can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, vi phạm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, việc tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế, từ các thủ tục vay vốn, thủ tục hành chính về đất đai còn rườm rà, kéo dài.
“Việc cải cách, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bộ phận cán bộ, công chức nên gặp cản trở ngay từ bên trong. Tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính còn nhiều”, ông Dũng nói.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Nguyễn Văn Thân báo cáo trước hội nghị, cộng đồng doanh nghiệp mặc dù đã có những sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ, nhưng còn gặp nhiều khó khăn, trong đó bức xúc nhất là gánh nặng chi phí, bao gồm cả chi phí chính thức và không chính thức.
Việc cải cách thế chế đã giúp giảm chi phí chính thức của doanh nghiệp trên một số khía cạnh, đặc biệt các các chi phí tiệm cận dịch vụ công, tạo bước tiến về cải thiện môi trường kinh doanh, tuy nhiên các loại thuế phí vẫn còn là gánh nặng. Trong khi tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính vẫn còn nhiều.
Bên cạnh đó, những khoán chi phí không chính thức cũng đang là rào cản cho việc cải thiện môi trường kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
“Tình trạng của công chia ba, của nhà chia đôi vẫn còn xuất hiện nhiều trong việc xử lý các thủ tục hành chính. Điều này sẽ bóp méo, làm giảm sút năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cũng như quốc gia, khiến niềm tin của giới kinh doanh giảm sút”, ông Thân nói.
Chỉ đạo về nội dung này, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, các cơ quan quản lý phải nhìn lại mình, kiểm tra làm rõ bởi chi phí không chính thức chắc chắn là do sự nhũng nhiễu của cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga kiến nghị Chính phủ sớm có văn bản cụ thể hóa chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự.
Bà cũng đề nghị Chính phủ sớm có văn bản cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5, nhằm gia tăng sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp tư nhân với khu vực kinh tế khác.
Nói về những bất cập của cơ chế hiện nay, hàng loạt doanh nghiệp cũng đã thẳng thắn phát biểu vụ việc, câu chuyện cụ thể của ngành, lĩnh vực cũng như bản thân doanh nghiệp mình.
“Có đến 50% cán bộ rỗi việc”
Giám đốc Bệnh viên tư nhân Hợp Lực, ông Nguyễn Hữu Đệ - người đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa - cho hay qua hoạt động của doanh nghiệp, mới thấy rằng các địa phương hiện nay, đặc biệt là nhiều sở ngành, phòng ban đang xảy ra tình trạng thừa cán bộ.
“Tôi có thể ước lượng rằng, không ít địa phương hiện nay có đến 50% cán bộ nhàn rỗi. Chỉ ngồi chơi đếm chữ. Cùng với đó, tình trạng mua quan bán chức đang xảy ra tại nhiều cơ quan khiến cho hiệu quả công việc không được như mong muốn”, ông Đệ nói.
Ông Đệ cũng đề nghị Nhà nước và cá nhân Thủ tướng quyết liệt hơn, để làm sao những việc nào tư nhân làm được thì mong Nhà nước đừng nhảy vào, vì nếu nhảy vào sẽ “bóp chết” doanh nghiệp tư nhân, hệ lụy hơn nữa là thất thoát, tham nhũng.
Hàng loạt quy định bất cập khác trong lĩnh vực y tế cũng được doanh nhân này nêu ra, trong đó đáng chú ý là quy định cho phép quầy dược tư được mở trong bệnh viện công, quy định bệnh viện công được ưu tiên tiếp nhận khám chữa bệnh cho người nghèo để hưởng các hỗ trợ của Nhà nước…
Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nói, ngành ngân hàng hiện đảm bảo cung ứng 40% vốn cho nền kinh tế, trong đó 80% vốn là vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên.
Tuy nhiên, khó khăn của ngành ngân hàng là dư nợ vay trung dài hạn chiếm 53 - 55% tổng dư nợ, trong khi vốn huy động trung dài hạn chỉ khoảng 13 - 15%, đã khiến các ngân hàng luôn đứng trước sức ép rất lớn.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại được sử dụng 50% vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Linh hoạt vì doanh nghiệp
Trước phản ánh của doanh nghiệp về lãi suất cho vay vẫn cao, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, hiện mặt bằng lãi suất đã giảm khoảng 40% so với năm 2011, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, lạm phát, kinh tế vĩ mô.
Lý giải việc lãi suất thấp ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc..., ông Hưng cho hay là do những nước này môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát thấp duy trì trong nhiều năm; doanh nghiệp có khả năng hoạch định sản xuất kinh doanh cao, vốn sản xuất kinh doanh không quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Trong khi đó, tình hình của Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu vốn cho phát triển rất lớn, các cân đối lớn nền kinh tế ổn định nhưng lạm phát chưa ổn định... đã ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất cho vay với các ngân hàng.
So với các nước trong khu vực ASEAN thì lãi suất cho vay đồng nội tệ tại Việt Nam ở mức 6-11% một năm, ngoại tệ 3-4% một năm là mức tương đối hợp lý so với bối cảnh tương quan Việt Nam và khu vực.
Thời gian tới, Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo điều hành lãi suất vĩ mô ổn định, chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp...
Về điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước khẳng định luôn điều hành thận trọng để tránh cú sốc trong nền kinh tế. Xu hướng đồng USD tăng giá trên trường quốc tế đã kéo theo những yếu tố đầu cơ, kỳ vọng tỷ giá tăng.
Trước đó, trong phần phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ vui mừng khi hội nghị có sự tham dự trực tiếp của khoảng hơn 2.000 đại biểu đến từ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, cùng gần 10.000 đại biểu theo dõi trực tuyến tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, lãnh đạo cấp sở, ngành của các địa phương, cấp huyện của các tỉnh, thành...
Thủ tướng nhấn mạnh, với thương trường, doanh nghiệp phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần và phải kịp thời.
Còn với Chính phủ, luôn nhất quán chủ trương kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật và không ngừng cải cách thủ tục hành chính.
Phát biểu trên được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đưa ra khi báo cáo tại hội nghị của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp, sáng 17/5.
Sau phát biểu này, Chủ tịch VCCI đã nhận được tràng pháo tay tán dương của cả hội trường lẫn đoàn chủ tọa.
Một tháng tiếp 3 đoàn thanh tra
Trong báo cáo của mình, bên cạnh những kết quả đạt được sau một năm thực hiện Nghị quyết 35/CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI cũng không quên nhấn mạnh rằng, dù Chính phủ và cá nhân Thủ tướng rất quyết liệt trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng thực tế một số chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ chưa được thực hiện nghiêm túc.
Đặc biệt là theo ông, cần phải có một sự cải tổ thực sự trong công tác cán bộ, tránh tình trạng cơ quan Nhà nước chỉ giải thích mà không giải quyết, hoặc giải quyết theo hướng bất lợi cho người dân, doanh nghiệp.
“Việt Nam đang là một nền kinh tế có chi phí kinh doanh lớn nhất trong khu vực cả về chính thức và không chính thức”, ông Lộc nói.
Chia sẻ với Chủ tịch VCCI, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, có không ít doanh nghiệp cho biết trong một tháng họ bị thanh tra, kiểm tra đến 3 lần, có doanh nghiệp một năm phải tiếp 12 đoàn thanh tra, kiểm tra.
Bộ trưởng Dũng cũng thừa nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp còn những tồn tại, hạn chế. Những quy định pháp luật, cơ chế chính sách chưa thực sự tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cũng như việc phát sinh những thủ tục hành chính mới không cần thiết, không hợp lý. Nhiều quy định còn can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, vi phạm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, việc tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế, từ các thủ tục vay vốn, thủ tục hành chính về đất đai còn rườm rà, kéo dài.
“Việc cải cách, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bộ phận cán bộ, công chức nên gặp cản trở ngay từ bên trong. Tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính còn nhiều”, ông Dũng nói.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Nguyễn Văn Thân báo cáo trước hội nghị, cộng đồng doanh nghiệp mặc dù đã có những sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ, nhưng còn gặp nhiều khó khăn, trong đó bức xúc nhất là gánh nặng chi phí, bao gồm cả chi phí chính thức và không chính thức.
Việc cải cách thế chế đã giúp giảm chi phí chính thức của doanh nghiệp trên một số khía cạnh, đặc biệt các các chi phí tiệm cận dịch vụ công, tạo bước tiến về cải thiện môi trường kinh doanh, tuy nhiên các loại thuế phí vẫn còn là gánh nặng. Trong khi tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính vẫn còn nhiều.
Bên cạnh đó, những khoán chi phí không chính thức cũng đang là rào cản cho việc cải thiện môi trường kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
“Tình trạng của công chia ba, của nhà chia đôi vẫn còn xuất hiện nhiều trong việc xử lý các thủ tục hành chính. Điều này sẽ bóp méo, làm giảm sút năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cũng như quốc gia, khiến niềm tin của giới kinh doanh giảm sút”, ông Thân nói.
Chỉ đạo về nội dung này, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, các cơ quan quản lý phải nhìn lại mình, kiểm tra làm rõ bởi chi phí không chính thức chắc chắn là do sự nhũng nhiễu của cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga kiến nghị Chính phủ sớm có văn bản cụ thể hóa chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự.
Bà cũng đề nghị Chính phủ sớm có văn bản cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5, nhằm gia tăng sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp tư nhân với khu vực kinh tế khác.
Nói về những bất cập của cơ chế hiện nay, hàng loạt doanh nghiệp cũng đã thẳng thắn phát biểu vụ việc, câu chuyện cụ thể của ngành, lĩnh vực cũng như bản thân doanh nghiệp mình.
“Có đến 50% cán bộ rỗi việc”
Giám đốc Bệnh viên tư nhân Hợp Lực, ông Nguyễn Hữu Đệ - người đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa - cho hay qua hoạt động của doanh nghiệp, mới thấy rằng các địa phương hiện nay, đặc biệt là nhiều sở ngành, phòng ban đang xảy ra tình trạng thừa cán bộ.
“Tôi có thể ước lượng rằng, không ít địa phương hiện nay có đến 50% cán bộ nhàn rỗi. Chỉ ngồi chơi đếm chữ. Cùng với đó, tình trạng mua quan bán chức đang xảy ra tại nhiều cơ quan khiến cho hiệu quả công việc không được như mong muốn”, ông Đệ nói.
Ông Đệ cũng đề nghị Nhà nước và cá nhân Thủ tướng quyết liệt hơn, để làm sao những việc nào tư nhân làm được thì mong Nhà nước đừng nhảy vào, vì nếu nhảy vào sẽ “bóp chết” doanh nghiệp tư nhân, hệ lụy hơn nữa là thất thoát, tham nhũng.
Hàng loạt quy định bất cập khác trong lĩnh vực y tế cũng được doanh nhân này nêu ra, trong đó đáng chú ý là quy định cho phép quầy dược tư được mở trong bệnh viện công, quy định bệnh viện công được ưu tiên tiếp nhận khám chữa bệnh cho người nghèo để hưởng các hỗ trợ của Nhà nước…
Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nói, ngành ngân hàng hiện đảm bảo cung ứng 40% vốn cho nền kinh tế, trong đó 80% vốn là vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên.
Tuy nhiên, khó khăn của ngành ngân hàng là dư nợ vay trung dài hạn chiếm 53 - 55% tổng dư nợ, trong khi vốn huy động trung dài hạn chỉ khoảng 13 - 15%, đã khiến các ngân hàng luôn đứng trước sức ép rất lớn.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại được sử dụng 50% vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Linh hoạt vì doanh nghiệp
Trước phản ánh của doanh nghiệp về lãi suất cho vay vẫn cao, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, hiện mặt bằng lãi suất đã giảm khoảng 40% so với năm 2011, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, lạm phát, kinh tế vĩ mô.
Lý giải việc lãi suất thấp ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc..., ông Hưng cho hay là do những nước này môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát thấp duy trì trong nhiều năm; doanh nghiệp có khả năng hoạch định sản xuất kinh doanh cao, vốn sản xuất kinh doanh không quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Trong khi đó, tình hình của Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu vốn cho phát triển rất lớn, các cân đối lớn nền kinh tế ổn định nhưng lạm phát chưa ổn định... đã ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất cho vay với các ngân hàng.
So với các nước trong khu vực ASEAN thì lãi suất cho vay đồng nội tệ tại Việt Nam ở mức 6-11% một năm, ngoại tệ 3-4% một năm là mức tương đối hợp lý so với bối cảnh tương quan Việt Nam và khu vực.
Thời gian tới, Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo điều hành lãi suất vĩ mô ổn định, chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp...
Về điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước khẳng định luôn điều hành thận trọng để tránh cú sốc trong nền kinh tế. Xu hướng đồng USD tăng giá trên trường quốc tế đã kéo theo những yếu tố đầu cơ, kỳ vọng tỷ giá tăng.
Trước đó, trong phần phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ vui mừng khi hội nghị có sự tham dự trực tiếp của khoảng hơn 2.000 đại biểu đến từ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, cùng gần 10.000 đại biểu theo dõi trực tuyến tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, lãnh đạo cấp sở, ngành của các địa phương, cấp huyện của các tỉnh, thành...
Thủ tướng nhấn mạnh, với thương trường, doanh nghiệp phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần và phải kịp thời.
Còn với Chính phủ, luôn nhất quán chủ trương kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật và không ngừng cải cách thủ tục hành chính.