Bội chi vượt mức cho phép, vẫn đề nghị cho quyết toán
Việc tăng bội chi so với mức báo cáo Quốc hội thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm
Không phải 5,3% GDP như Quốc hội đã quyết định, mà mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2013 lên tới 6,6% GDP thực tế.
Trình Ủy ban Thường vụ báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2013 vào chiều 11/5, Chính phủ lý giải sở dĩ số bội chi 236.769 tỷ đồng, vượt 41.269 tỷ đồng so với mức Quốc hội đã điều chỉnh được do tăng chi từ vốn ngoài nước 29.422 tỷ đồng và tăng chi trả nợ quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng 13.190 tỷ đồng phát sinh năm 2011.
Bên cạnh đó, nhờ kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm, chi ngân sách từ nguồn vốn trong nước giảm 1.343 tỷ đồng.
Chốt lại, Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách năm 2013 với tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 1.084.064 tỷ đồng; tổng số chi là 1.277.710 tỷ đồng và bội chi 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP.
Việc tăng bội chi so với mức báo cáo Quốc hội thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, Ủy ban Tài chính - Ngân sách khẳng định.
Song, cơ quan này cho rằng, việc tăng chi trả nợ quỹ hoàn thuế để bảo đảm tính trung thực, minh bạch của quyết toán ngân sách là hợp lý. Do đó, đề nghị Quốc hội cho quyết toán số tiền này.
Việc tăng chi ODA do giải ngân tăng nhanh cũng được Ủy ban đánh giá là một kết quả tích cực, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, dù việc Chính phủ chưa báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội là chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Tuy nhiên, đây là số đã phát sinh, do vậy, đề nghị Quốc hội cho phép quyết toán số tiền này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nói.
Và như vậy, tất cả các con số Chính phủ trình đều được cơ quan thẩm tra gật đầu.
Gật đầu, nhưng chưa hết băn khoăn. Ở phiên thảo luận về kinh tế xã hội buổi sáng 11/5 Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đã tỏ rõ lo lắng khi nêu thực tế bội chi đã không giữ được như Quốc hội khống chế.
Năm 2013 nếu tính tất cả đưa vào để phản ánh cho đúng là 6,6% GDP, năm 2014 nếu ODA tính đủ thì không phải điều hành ở mức 224 nghìn tỷ như Chính phủ nêu mà sẽ cao hơn, ông Hiển nói.
Điều ông Hiển cho biết là khiến ông rất băn khoăn, đó là tại sao tăng thu không dành để giảm bội chi. Có hơn 30 nghìn tỷ mà không dành được đồng nào để đầu tư phát triển cho Trung ương, chỉ dành cho thành phố Hà Nội, Tp.HCM, ông Hiển đặt vấn đề.
Trình Ủy ban Thường vụ báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2013 vào chiều 11/5, Chính phủ lý giải sở dĩ số bội chi 236.769 tỷ đồng, vượt 41.269 tỷ đồng so với mức Quốc hội đã điều chỉnh được do tăng chi từ vốn ngoài nước 29.422 tỷ đồng và tăng chi trả nợ quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng 13.190 tỷ đồng phát sinh năm 2011.
Bên cạnh đó, nhờ kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm, chi ngân sách từ nguồn vốn trong nước giảm 1.343 tỷ đồng.
Chốt lại, Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách năm 2013 với tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 1.084.064 tỷ đồng; tổng số chi là 1.277.710 tỷ đồng và bội chi 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP.
Việc tăng bội chi so với mức báo cáo Quốc hội thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, Ủy ban Tài chính - Ngân sách khẳng định.
Song, cơ quan này cho rằng, việc tăng chi trả nợ quỹ hoàn thuế để bảo đảm tính trung thực, minh bạch của quyết toán ngân sách là hợp lý. Do đó, đề nghị Quốc hội cho quyết toán số tiền này.
Việc tăng chi ODA do giải ngân tăng nhanh cũng được Ủy ban đánh giá là một kết quả tích cực, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, dù việc Chính phủ chưa báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội là chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Tuy nhiên, đây là số đã phát sinh, do vậy, đề nghị Quốc hội cho phép quyết toán số tiền này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nói.
Và như vậy, tất cả các con số Chính phủ trình đều được cơ quan thẩm tra gật đầu.
Gật đầu, nhưng chưa hết băn khoăn. Ở phiên thảo luận về kinh tế xã hội buổi sáng 11/5 Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đã tỏ rõ lo lắng khi nêu thực tế bội chi đã không giữ được như Quốc hội khống chế.
Năm 2013 nếu tính tất cả đưa vào để phản ánh cho đúng là 6,6% GDP, năm 2014 nếu ODA tính đủ thì không phải điều hành ở mức 224 nghìn tỷ như Chính phủ nêu mà sẽ cao hơn, ông Hiển nói.
Điều ông Hiển cho biết là khiến ông rất băn khoăn, đó là tại sao tăng thu không dành để giảm bội chi. Có hơn 30 nghìn tỷ mà không dành được đồng nào để đầu tư phát triển cho Trung ương, chỉ dành cho thành phố Hà Nội, Tp.HCM, ông Hiển đặt vấn đề.