Giám sát oan sai: Có những điều không ngờ
"Tại sao 5 - 7 đồng chí cùng tham gia bức cung, tôi không thể ngờ trong ngành công an lại có chuyện đó được?"
Sáng 10/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát về “tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
Phó trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, trong kỳ giám sát (từ ngày 1/10/2011 đến ngày 30/9/2014) khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can. Số vụ làm oan người vô tội trong 3 năm có 71 trường hợp, chiếm 0,02%.
Trong đó cơ quan điều tra đình chỉ 31 bị can do không có sự việc phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Viện kiểm sát đình chỉ 9 bị can do không có sự việc phạm tội, 19 trường hợp bị tòa án tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong 3 năm, tổng số tiền phải bồi thường cho các trường hợp tuy không lớn (khoảng trên 30 tỷ đồng) nhưng việc bồi thường cơ bản còn chậm.
Hiện đang có một số vụ người bị oan đề nghị bồi thường với số tiền lớn như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) hơn 9 tỷ đồng, vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong, báo cáo giám sát cho biết.
Không ngờ 5 người cùng bức cung
Với số liệu trên, theo đánh giá của đoàn giám sát thì số người bị oan không nhiều. Tuy nhiên, đánh giá này theo Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn thì cần cân nhắc, bởi oan sai chỉ một vụ là rúng động xã hội rồi, thì bao nhiêu vụ sẽ là nhiều?
Ông Sơn cho rằng cần đánh giá tác động của tình hình oan sai đến xã hội và dư luận xã hội, nghĩa là phải đánh giá tính chất, chứ đừng nói số lượng nhiều hay ít.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng qua giám sát cần đánh giá đúng mức để tạo niềm tin cho xã hội. 3 năm - 71 trường hợp oan sai, tuy tỷ lệ nhỏ nhưng tác động xã hội rất lớn, bà Mai nói.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị không nên gộp cả số liệu về tình hình oan và sai mà cần tách ra từng loại cho rõ ràng. Vị này cũng băn khoăn là đánh giá tại báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan sai thuộc trách nhiệm của viện kiểm sát “chỉ màu đen”, trong khi đã thực hiện tốt yêu cầu của Quốc hội.
Sau khi nêu số liệu, đoàn giám sát đi sâu phân tích nhiều nguyên nhân dẫn đến oan sai.
Kết quả giám sát cho thấy còn để xảy ra một số trường hợp bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của người bị tình nghi thực hiện tội phạm và dễ dẫn đến oan, sai.
Trong số các vụ dùng nhục hình gây hậu quả nghiêm trọng, báo cáo giám sát nhắc đến vụ 5 công an ở Tuy Hòa (Phú Yên) nhục hình dẫn đến cái chết của Ngô Thanh Kiều.
"Tại sao 5 - 7 đồng chí cùng tham gia bức cung, tôi không thể ngờ trong ngành công an lại có chuyện đó được?", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước bình luận.
Ông Ksor Phước cũng cho rằng, một trong các giải pháp để chống oan sai là xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường kiểm tra, bởi trong ngành công an, vẫn có trường hợp cảnh sát giao thông được điều sang làm cán bộ điều tra, vì không "ngồi mãi một chỗ" được.
"Nếu nói trách nhiệm của Nhà nước với dân, đã là oan sai xâm phạm quyền con người là nghiêm trọng rồi, còn oan còn sai là còn nghiêm trọng, không nói ít nhiều gì cả", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quả quyết.
Chủ tịch cũng nhấn mạnh: oan sai ở đâu thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm, nên phải chỉ rõ trách nhiệm ở từng khâu oan sai và xử lý nghiêm túc. Không thể quy trách nhiệm chung chung được, sai ở điều tra là công an chịu, ở truy tố là kiểm sát chịu, và ở xét xử là tòa án chịu!
Tình huống bất ngờ
Tại phiên giám sát, Phó trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày cả dự thảo nghị quyết của Quốc hội “Về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự”.
Dự thảo nêu khá nhiều chỉ tiêu cụ thể, như cơ quan điều tra các cấp chủ động, tích cực điều tra, khám phá các loại tội phạm, giảm ít nhất 10%/năm số vụ tạm đình chỉ điều tra để chống bỏ lọt tội phạm; áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính xác để giảm ít nhất 1%/năm các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; giảm ít nhất 10%/năm các trường hợp chết do tự sát, và không để xảy ra trường hợp bị đánh chết tại các nơi giam giữ...
Hay, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm lâm phải nghiêm túc thực hiện thẩm quyền tố tụng do luật định, tăng ít nhất 10%/năm số vụ khởi tố, xử lý hình sự để chống bỏ lọt tội phạm....
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng việc quy định tăng giảm như trên là không có cơ sở.
Thừa nhận phân tích của Chủ nhiệm Phan Trung Lý là đúng, song Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cứ bình tĩnh để thảo luận thêm, vì Nghị quyết 37 của Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm cũng có thể hiện một số chỉ tiêu cụ thể bằng con số.
Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phong đề nghị: không nên quy định tăng ít nhất 10%/năm số vụ khởi tố, vì có nơi làm tốt rồi thì tăng sao được nữa. Nếu tăng chỉ tiêu thì giao cho các ngành tư pháp thảo luận và đề xuất, ông Phong đề nghị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, tuyệt đối không được yêu cầu tăng ít nhất 10%/năm số vụ khởi tố tại nghị quyết.
"Quốc hội yêu cầu là không được để xảy ra oan sai, và đã oan sai là phải đền bù", Chủ tịch yêu cầu thể hiện rõ điều này tại nghị quyết.
Tại kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao về “tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
Phó trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, trong kỳ giám sát (từ ngày 1/10/2011 đến ngày 30/9/2014) khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can. Số vụ làm oan người vô tội trong 3 năm có 71 trường hợp, chiếm 0,02%.
Trong đó cơ quan điều tra đình chỉ 31 bị can do không có sự việc phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Viện kiểm sát đình chỉ 9 bị can do không có sự việc phạm tội, 19 trường hợp bị tòa án tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong 3 năm, tổng số tiền phải bồi thường cho các trường hợp tuy không lớn (khoảng trên 30 tỷ đồng) nhưng việc bồi thường cơ bản còn chậm.
Hiện đang có một số vụ người bị oan đề nghị bồi thường với số tiền lớn như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) hơn 9 tỷ đồng, vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong, báo cáo giám sát cho biết.
Không ngờ 5 người cùng bức cung
Với số liệu trên, theo đánh giá của đoàn giám sát thì số người bị oan không nhiều. Tuy nhiên, đánh giá này theo Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn thì cần cân nhắc, bởi oan sai chỉ một vụ là rúng động xã hội rồi, thì bao nhiêu vụ sẽ là nhiều?
Ông Sơn cho rằng cần đánh giá tác động của tình hình oan sai đến xã hội và dư luận xã hội, nghĩa là phải đánh giá tính chất, chứ đừng nói số lượng nhiều hay ít.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng qua giám sát cần đánh giá đúng mức để tạo niềm tin cho xã hội. 3 năm - 71 trường hợp oan sai, tuy tỷ lệ nhỏ nhưng tác động xã hội rất lớn, bà Mai nói.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị không nên gộp cả số liệu về tình hình oan và sai mà cần tách ra từng loại cho rõ ràng. Vị này cũng băn khoăn là đánh giá tại báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan sai thuộc trách nhiệm của viện kiểm sát “chỉ màu đen”, trong khi đã thực hiện tốt yêu cầu của Quốc hội.
Sau khi nêu số liệu, đoàn giám sát đi sâu phân tích nhiều nguyên nhân dẫn đến oan sai.
Kết quả giám sát cho thấy còn để xảy ra một số trường hợp bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của người bị tình nghi thực hiện tội phạm và dễ dẫn đến oan, sai.
Trong số các vụ dùng nhục hình gây hậu quả nghiêm trọng, báo cáo giám sát nhắc đến vụ 5 công an ở Tuy Hòa (Phú Yên) nhục hình dẫn đến cái chết của Ngô Thanh Kiều.
"Tại sao 5 - 7 đồng chí cùng tham gia bức cung, tôi không thể ngờ trong ngành công an lại có chuyện đó được?", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước bình luận.
Ông Ksor Phước cũng cho rằng, một trong các giải pháp để chống oan sai là xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường kiểm tra, bởi trong ngành công an, vẫn có trường hợp cảnh sát giao thông được điều sang làm cán bộ điều tra, vì không "ngồi mãi một chỗ" được.
"Nếu nói trách nhiệm của Nhà nước với dân, đã là oan sai xâm phạm quyền con người là nghiêm trọng rồi, còn oan còn sai là còn nghiêm trọng, không nói ít nhiều gì cả", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quả quyết.
Chủ tịch cũng nhấn mạnh: oan sai ở đâu thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm, nên phải chỉ rõ trách nhiệm ở từng khâu oan sai và xử lý nghiêm túc. Không thể quy trách nhiệm chung chung được, sai ở điều tra là công an chịu, ở truy tố là kiểm sát chịu, và ở xét xử là tòa án chịu!
Tình huống bất ngờ
Tại phiên giám sát, Phó trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày cả dự thảo nghị quyết của Quốc hội “Về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự”.
Dự thảo nêu khá nhiều chỉ tiêu cụ thể, như cơ quan điều tra các cấp chủ động, tích cực điều tra, khám phá các loại tội phạm, giảm ít nhất 10%/năm số vụ tạm đình chỉ điều tra để chống bỏ lọt tội phạm; áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính xác để giảm ít nhất 1%/năm các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; giảm ít nhất 10%/năm các trường hợp chết do tự sát, và không để xảy ra trường hợp bị đánh chết tại các nơi giam giữ...
Hay, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm lâm phải nghiêm túc thực hiện thẩm quyền tố tụng do luật định, tăng ít nhất 10%/năm số vụ khởi tố, xử lý hình sự để chống bỏ lọt tội phạm....
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng việc quy định tăng giảm như trên là không có cơ sở.
Thừa nhận phân tích của Chủ nhiệm Phan Trung Lý là đúng, song Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cứ bình tĩnh để thảo luận thêm, vì Nghị quyết 37 của Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm cũng có thể hiện một số chỉ tiêu cụ thể bằng con số.
Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phong đề nghị: không nên quy định tăng ít nhất 10%/năm số vụ khởi tố, vì có nơi làm tốt rồi thì tăng sao được nữa. Nếu tăng chỉ tiêu thì giao cho các ngành tư pháp thảo luận và đề xuất, ông Phong đề nghị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, tuyệt đối không được yêu cầu tăng ít nhất 10%/năm số vụ khởi tố tại nghị quyết.
"Quốc hội yêu cầu là không được để xảy ra oan sai, và đã oan sai là phải đền bù", Chủ tịch yêu cầu thể hiện rõ điều này tại nghị quyết.
Tại kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao về “tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.