Cả dư nợ và nợ xấu bất động sản đều tăng
Số liệu của các ngân hàng cho thấy, tín dụng đối với bất động sản đã bắt đầu tăng trở lại
So với thời điểm cuối năm 2012, tình hình tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đang có sự chuyển biến và tăng trở lại.
Dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, ngày 9/8 Bộ Xây dựng cho biết, tính đến 31/5/2013, tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 237.509 tỷ đồng, tăng 4% so với thời điểm cuối năm 2012.
Trong tổng số dự nợ nói trên thì vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 14.966 tỷ đồng, tăng 0,1% so với thời điểm 31/12/2012; vay xây dựng khu đô thị là 46.680 tỷ đồng, tăng 8,3%; vay sửa chữa, mua nhà để ở, cho thuê 55.841 tỷ đồng tăng 4,5%; vay mua quyền sử dụng đất 14.081 tỷ đồng, tăng 8%; vay đầu tư kinh doanh bất động sản khác 33.264 tỷ đồng, giảm 7,7%.
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản là 6,53%, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2013 là 5,39%.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, số liệu của các ngân hàng cho thấy, tín dụng đối với bất động sản đã bắt đầu tăng trở lại.
Trước đây, để bảo toàn vốn, các ngân hàng thương mại không dám cho vay, nếu cho vay thì lãi suất cao các doanh nghiệp cũng không dám vay. Nhưng kể từ quý 2/2013, để đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, các ngân hàng đã bắt đầu cho vay trở lại đối với các doanh nghiêp làm ăn ổn định, các dự án đảm bảo tiến độ, với lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh so với năm 2013, chỉ ở mức 11- 13%.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn các ngân hàng thương mại vẫn chỉ cho vay đối với khách hàng tiềm năng, có tài sản đảm bảo, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn.
Báo cáo trước Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải sáng 9/8, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, tình hình cho vay đối với lĩnh vực bất động sản trong 6 tháng đầu năm đạt khá, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6,3%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế chỉ là 4,5%
Đối với việc triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng vẫn còn một số vướng mắc trong triển khai, nên Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với Bộ Xây dựng để tháo gỡ.
Đặc biệt việc giải ngân vẫn còn nhiều khó khăn do nguồn cung về nhà ở xã hội thấp, quá trình chuyển đổi dự án vẫn chậm, các điều kiện yêu cầu khá phức tạp của ngân hàng với khách hàng cá nhân…
Đại diện Ngân hàng Nhà nước “hứa” trong thời gian tới sẽ đôn đốc, giám sát chặt chẽ hơn, và coi là đây là “nhiệm vụ trọng tâm” 6 tháng cuối năm.
Dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, ngày 9/8 Bộ Xây dựng cho biết, tính đến 31/5/2013, tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 237.509 tỷ đồng, tăng 4% so với thời điểm cuối năm 2012.
Trong tổng số dự nợ nói trên thì vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 14.966 tỷ đồng, tăng 0,1% so với thời điểm 31/12/2012; vay xây dựng khu đô thị là 46.680 tỷ đồng, tăng 8,3%; vay sửa chữa, mua nhà để ở, cho thuê 55.841 tỷ đồng tăng 4,5%; vay mua quyền sử dụng đất 14.081 tỷ đồng, tăng 8%; vay đầu tư kinh doanh bất động sản khác 33.264 tỷ đồng, giảm 7,7%.
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản là 6,53%, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2013 là 5,39%.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, số liệu của các ngân hàng cho thấy, tín dụng đối với bất động sản đã bắt đầu tăng trở lại.
Trước đây, để bảo toàn vốn, các ngân hàng thương mại không dám cho vay, nếu cho vay thì lãi suất cao các doanh nghiệp cũng không dám vay. Nhưng kể từ quý 2/2013, để đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, các ngân hàng đã bắt đầu cho vay trở lại đối với các doanh nghiêp làm ăn ổn định, các dự án đảm bảo tiến độ, với lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh so với năm 2013, chỉ ở mức 11- 13%.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn các ngân hàng thương mại vẫn chỉ cho vay đối với khách hàng tiềm năng, có tài sản đảm bảo, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn.
Báo cáo trước Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải sáng 9/8, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, tình hình cho vay đối với lĩnh vực bất động sản trong 6 tháng đầu năm đạt khá, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6,3%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế chỉ là 4,5%
Đối với việc triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng vẫn còn một số vướng mắc trong triển khai, nên Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với Bộ Xây dựng để tháo gỡ.
Đặc biệt việc giải ngân vẫn còn nhiều khó khăn do nguồn cung về nhà ở xã hội thấp, quá trình chuyển đổi dự án vẫn chậm, các điều kiện yêu cầu khá phức tạp của ngân hàng với khách hàng cá nhân…
Đại diện Ngân hàng Nhà nước “hứa” trong thời gian tới sẽ đôn đốc, giám sát chặt chẽ hơn, và coi là đây là “nhiệm vụ trọng tâm” 6 tháng cuối năm.