Các giải pháp chống Đôla hóa
Làm thế nào để chống tình trạng Đô la hóa? Dưới đây là góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng
Từ năm 2000 đến nay, cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu được công bố theo tín hiệu thị trường.
Đó là việc lấy mức tỷ giá bình quân hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm đóng cửa ngày làm việc hôm trước để công bố cho ngày mở cửa hôm sau và "cộng, trừ" một biên độ hẹp cho các ngân hàng thương mại kinh doanh.
Tuy nhiên, do nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua phát triển khá ổn định, nên cơ bản tỷ giá VND/USD "được neo" tự nhiên và ổn định vào đồng USD là đồng tiền chiếm 90% doanh số thanh toán xuất - nhập khẩu.
"Vũ điệu" tỷ giá sụt - trồi - đứng - tăng mạnh
Riêng năm 2007 do có làn sóng ngoại tệ tràn vào tăng đột biến nên cho dù đã được Ngân hàng Nhà nước can thiệp rất mạnh song tỷ giá vẫn giảm trong suốt cả năm 2007 (tỷ giá chỉ tăng dưới 1% so với lạm phát 2007 là 12,63%), sau đó gần 3 tháng đầu năm 2008 tiếp tục giảm, giá trị đồng USD đã có lúc chạm tới con số 15.300đ/USD trên thị trường tự do.
Nhưng từ tuần cuối tháng 3 đến hết tháng 4/2008, đồng USD đã lại tăng giá đột ngột trở lại, sau đó ổn định tạm thời xung quanh 16.200 đồng/USD rồi từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2008 lại tăng mạnh, đặc biệt trong tuần giữa tháng 6/2008 có ngày tăng rất mạnh lên trên 19.500 đồng/USD, nhưng 10 ngày tháng 7/2008 trở lại đây, tỷ giá lại dần trở về trạng thái bình thường xung quanh 16.800 đồng/USD. Đây là những dấu hiệu bất ổn.
Nội hàm của sự bất ổn này nếu loại trừ những nhân tố khách quan tác động từ nước ngoài, thì có 3 nguyên nhân chính từ phía chính sách quản lý ngoại hối còn lỏng lẻo.
Thứ nhất, do tình trạng Đô la hoá trên thị trường tài chính Việt Nam còn khá phổ biến trên tất cả các chức năng tiền tệ, đặc biệt là chức năng phương tiện thanh toán, trao đổi và chức năng tín dụng qua ngân hàng thương mại... đã tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ mỗi khi xuất hiện những biến động về ngoại tệ.
Thứ hai, nhập siêu 6 tháng đầu năm 2008 đã lên tới trên 14 tỷ USD (chủ yếu rơi vào 4 tháng đầu năm), cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thứ ba, không ngoại trừ có một lượng nội tệ nằm tại các quĩ đầu tư và tại các quĩ tiền mặt của các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam đã mua vào khá nhiều Đôla để chuyển đổi tiền tệ, tạo tâm lý bất ổn để đầu cơ tiền tệ ngay trên thị trường tiền tệ Việt Nam cùng với những hành vi vi phạm của một số đại lý thu đổi ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại đã tự ý găm ngoại tệ để đầu cơ không bán lại cho ngân hàng theo cam kết...
Ngoài ra còn một số lý do gián tiếp khác là các tín hiệu phát ra từ nền kinh tế đầu tầu thế giới là Mỹ rất biến động.
Đề xuất giải pháp quản lý ngoại hối
Vì vậy, về giải pháp chính sách về quản lý ngoại hối nói chung và về điều hành tỷ giá nói riêng, xin đề xuất như sau:
Về quan điểm chính sách, cần đối xử với Đôla như đối xử với một loại hàng hoá nhập khẩu hơn là đối xử như với một liên minh tiền tệ lẫn lộn các chức năng với nội tệ trên thị trường tài chính trong nước. Không nên "cố" neo tỷ giá vào đồng USD, cần phải để thị trường ngoại hối phán quyết sức mua đã "tụt dốc" rất lớn của đồng USD so với hầu hết các đồng tiền quốc gia khác trên thị trường quốc tế.
Trong khi giá cả đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế và lãi suất trong chính nước Mỹ giảm thì tại Việt Nam lãi suất huy động và cho vay đồng USD lại có xu hướng gia tăng. Điều đó chứng tỏ cơ chế quản lý ngoại hối là có vấn đề mà chỉ có Việt Nam mới gặp phải.
Lý do là nhiều nước trên thế giới không cho phép có hoạt động tín dụng ngoại tệ, đặc biệt là loại tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Nhiều nước cũng có luật cấm nghiêm ngặt việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ trong nội địa bằng ngoại tệ.
Hiện nay, ở nhiều ngân hàng thương mại nước ta đã có dấu hiệu nghịch lý về đồng USD, biểu hiện qua hiện tượng: "thiếu tiền, thừa vốn". Do lãi suất huy động ngoại tệ tăng, cùng với tỷ giá có xu hướng tăng và đứng ở mức cao nên lượng "tiền gửi ngoại tệ" tăng, trong lúc tiền mặt ngoại tệ để "mua đứt bán đoạn" lại hiếm.
Tại Việt Nam tình trạng Đô la hoá rất cao, nên khi lạm phát bùng nổ thì ngoại tệ "lên ngôi" ngay cả khi chính nó đang bị mất giá rất mạnh ở "quê hương" của nó và ở khắp các nền kinh tế công nghiệp phát triển, trong khi tại Việt Nam một số không ít cửa hàng, khách sạn cao cấp lại ngang nhiên niêm yết giá, thu tiền bán hàng bằng Đô la và từ chối thanh toán bằng nội tệ!
Do đó, cần sử dụng cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho cơ chế tín dụng ngoại tệ... Cùng với việc chuyển này, cần phải tạo cơ chế cho phát triển mạnh thị truờng ngoại hối kèm theo việc kiểm soát chặt các hoạt động Đô la hoá, trong đó bao gồm cả việc cho phát triển mạnh các giao dịch phái sinh ngoại hối để các bên tham gia thị trường tự bảo vệ truớc những biến động rủi ro về tỷ giá. Phải tuân theo nguyên tắc: "Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu VND".
Cần ban hành ngay văn bản qui phạm pháp luật về việc thanh tra, kiểm soát mọi hành vi vi phạm việc sử dụng đồng ngoại tệ trong thanh toán trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.
Về thái độ chính sách, phải coi tỷ giá là một phạm trù giá cả trên thị trường ngoại hối để làm phương tiện chuyển đổi quyền sở hữu tiền tệ theo qui luật của nó. Mọi nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thống nhất quản lý, lưu giữ tại Ngân hàng Trung ương.
Nếu có lộ trình đủ hợp lý triển khai các nội dung đề xuất nói trên, người viết bài tin tưởng rằng thị trường ngoại tệ Việt Nam sẽ dần đi vào ổn định và quan hệ tỷ giá sẽ vận động đúng theo quan hệ cung - cầu theo thị trường xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế thực của Việt Nam.
* Tác giả bài viết là Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.
Đó là việc lấy mức tỷ giá bình quân hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm đóng cửa ngày làm việc hôm trước để công bố cho ngày mở cửa hôm sau và "cộng, trừ" một biên độ hẹp cho các ngân hàng thương mại kinh doanh.
Tuy nhiên, do nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua phát triển khá ổn định, nên cơ bản tỷ giá VND/USD "được neo" tự nhiên và ổn định vào đồng USD là đồng tiền chiếm 90% doanh số thanh toán xuất - nhập khẩu.
"Vũ điệu" tỷ giá sụt - trồi - đứng - tăng mạnh
Riêng năm 2007 do có làn sóng ngoại tệ tràn vào tăng đột biến nên cho dù đã được Ngân hàng Nhà nước can thiệp rất mạnh song tỷ giá vẫn giảm trong suốt cả năm 2007 (tỷ giá chỉ tăng dưới 1% so với lạm phát 2007 là 12,63%), sau đó gần 3 tháng đầu năm 2008 tiếp tục giảm, giá trị đồng USD đã có lúc chạm tới con số 15.300đ/USD trên thị trường tự do.
Nhưng từ tuần cuối tháng 3 đến hết tháng 4/2008, đồng USD đã lại tăng giá đột ngột trở lại, sau đó ổn định tạm thời xung quanh 16.200 đồng/USD rồi từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2008 lại tăng mạnh, đặc biệt trong tuần giữa tháng 6/2008 có ngày tăng rất mạnh lên trên 19.500 đồng/USD, nhưng 10 ngày tháng 7/2008 trở lại đây, tỷ giá lại dần trở về trạng thái bình thường xung quanh 16.800 đồng/USD. Đây là những dấu hiệu bất ổn.
Nội hàm của sự bất ổn này nếu loại trừ những nhân tố khách quan tác động từ nước ngoài, thì có 3 nguyên nhân chính từ phía chính sách quản lý ngoại hối còn lỏng lẻo.
Thứ nhất, do tình trạng Đô la hoá trên thị trường tài chính Việt Nam còn khá phổ biến trên tất cả các chức năng tiền tệ, đặc biệt là chức năng phương tiện thanh toán, trao đổi và chức năng tín dụng qua ngân hàng thương mại... đã tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ mỗi khi xuất hiện những biến động về ngoại tệ.
Thứ hai, nhập siêu 6 tháng đầu năm 2008 đã lên tới trên 14 tỷ USD (chủ yếu rơi vào 4 tháng đầu năm), cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thứ ba, không ngoại trừ có một lượng nội tệ nằm tại các quĩ đầu tư và tại các quĩ tiền mặt của các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam đã mua vào khá nhiều Đôla để chuyển đổi tiền tệ, tạo tâm lý bất ổn để đầu cơ tiền tệ ngay trên thị trường tiền tệ Việt Nam cùng với những hành vi vi phạm của một số đại lý thu đổi ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại đã tự ý găm ngoại tệ để đầu cơ không bán lại cho ngân hàng theo cam kết...
Ngoài ra còn một số lý do gián tiếp khác là các tín hiệu phát ra từ nền kinh tế đầu tầu thế giới là Mỹ rất biến động.
Đề xuất giải pháp quản lý ngoại hối
Vì vậy, về giải pháp chính sách về quản lý ngoại hối nói chung và về điều hành tỷ giá nói riêng, xin đề xuất như sau:
Về quan điểm chính sách, cần đối xử với Đôla như đối xử với một loại hàng hoá nhập khẩu hơn là đối xử như với một liên minh tiền tệ lẫn lộn các chức năng với nội tệ trên thị trường tài chính trong nước. Không nên "cố" neo tỷ giá vào đồng USD, cần phải để thị trường ngoại hối phán quyết sức mua đã "tụt dốc" rất lớn của đồng USD so với hầu hết các đồng tiền quốc gia khác trên thị trường quốc tế.
Trong khi giá cả đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế và lãi suất trong chính nước Mỹ giảm thì tại Việt Nam lãi suất huy động và cho vay đồng USD lại có xu hướng gia tăng. Điều đó chứng tỏ cơ chế quản lý ngoại hối là có vấn đề mà chỉ có Việt Nam mới gặp phải.
Lý do là nhiều nước trên thế giới không cho phép có hoạt động tín dụng ngoại tệ, đặc biệt là loại tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Nhiều nước cũng có luật cấm nghiêm ngặt việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ trong nội địa bằng ngoại tệ.
Hiện nay, ở nhiều ngân hàng thương mại nước ta đã có dấu hiệu nghịch lý về đồng USD, biểu hiện qua hiện tượng: "thiếu tiền, thừa vốn". Do lãi suất huy động ngoại tệ tăng, cùng với tỷ giá có xu hướng tăng và đứng ở mức cao nên lượng "tiền gửi ngoại tệ" tăng, trong lúc tiền mặt ngoại tệ để "mua đứt bán đoạn" lại hiếm.
Tại Việt Nam tình trạng Đô la hoá rất cao, nên khi lạm phát bùng nổ thì ngoại tệ "lên ngôi" ngay cả khi chính nó đang bị mất giá rất mạnh ở "quê hương" của nó và ở khắp các nền kinh tế công nghiệp phát triển, trong khi tại Việt Nam một số không ít cửa hàng, khách sạn cao cấp lại ngang nhiên niêm yết giá, thu tiền bán hàng bằng Đô la và từ chối thanh toán bằng nội tệ!
Do đó, cần sử dụng cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho cơ chế tín dụng ngoại tệ... Cùng với việc chuyển này, cần phải tạo cơ chế cho phát triển mạnh thị truờng ngoại hối kèm theo việc kiểm soát chặt các hoạt động Đô la hoá, trong đó bao gồm cả việc cho phát triển mạnh các giao dịch phái sinh ngoại hối để các bên tham gia thị trường tự bảo vệ truớc những biến động rủi ro về tỷ giá. Phải tuân theo nguyên tắc: "Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu VND".
Cần ban hành ngay văn bản qui phạm pháp luật về việc thanh tra, kiểm soát mọi hành vi vi phạm việc sử dụng đồng ngoại tệ trong thanh toán trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.
Về thái độ chính sách, phải coi tỷ giá là một phạm trù giá cả trên thị trường ngoại hối để làm phương tiện chuyển đổi quyền sở hữu tiền tệ theo qui luật của nó. Mọi nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thống nhất quản lý, lưu giữ tại Ngân hàng Trung ương.
Nếu có lộ trình đủ hợp lý triển khai các nội dung đề xuất nói trên, người viết bài tin tưởng rằng thị trường ngoại tệ Việt Nam sẽ dần đi vào ổn định và quan hệ tỷ giá sẽ vận động đúng theo quan hệ cung - cầu theo thị trường xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế thực của Việt Nam.
* Tác giả bài viết là Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.