Cải cách thể chế kinh tế, nhìn từ thông điệp của Thủ tướng
Người đứng đầu Chính phủ đã nêu ra những quan điểm đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện thể chế
Thể chế kinh tế thị trường là một trong ba đột phá chiến lược và đó cũng là trụ cột đầu tiên trong 12 trụ cột của cạnh tranh giữa các quốc gia. Thông điệp đầu năm của Thủ tướng đã nêu đúng, cụ thể và toàn diện vấn đề đổi mới thể chế như một mũi nhọn đột phá.
Trong thông điệp này, người đứng đầu Chính phủ đã nêu ra những quan điểm đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện thể chế, cả chính trị và kinh tế, mở đường phát huy các tiềm năng và thế mạnh của đất nước để không chỉ vượt qua khó khăn thách thức hiện nay mà còn tạo ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới của hội nhập toàn cầu.
Về mặt chính trị, thông điệp đã nêu rõ những nội dung thực hiện dân chủ sâu rộng trong “cặp song sinh” dân chủ và nhà nước pháp quyền.
Về mặt kinh tế, đó là thực hiện thể chế kinh tế thị trường, tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, đồng thời có chinh sách điều hành hiệu quả để bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa công bằng và tiến bộ xã hội, thích ứng với trình độ phát triển của đất nước, mà không quay lại cơ chế bao cấp tràn lan.
Từ thông điệp quan trọng này, người dân mong sẽ có những hành động nhanh chóng và cụ thể thực hiện các quan điểm đổi mới đúng đắn đó. Dưới đây, người viết xin đề cập tập trung vấn đề thể chế kinh tế thị trường, nhất là vấn đề bình đẳng doanh nghiệp và cải cách doanh nghiệp nhà nước như một khâu đột phá.
“Con đẻ”, “con nuôi”
Lâu nay, trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước đều đã nhấn mạnh bình đẳng doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, còn tồn tại “bất thành văn” tình trạng phân biệt “con đẻ” doanh nghiệp nhà nước với “con nuôi” là các thành phần kinh tế khác.
Có thể thấy rõ nhất sự phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các nguồn lực như đất đai và vốn tín dụng. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm những vị trí rộng rãi và “đắc địa”, thậm chí được phân giao đến dư thừa, thậm chí còn sử dụng lãng phí đến sót ruột. Tình trạng không ít doanh nghiệp và cả cơ quan cho thuê lại (không đúng) để làm bãi trông xe hay quán bia, quán nhậu có thể thấy ở khắp các địa phương.
Đó là chưa kể tới hàng triệu héc ta đất chưa được sử dụng có hiệu quả, đang bị chia nhỏ một cách không công bằng cho nhiều đối tượng thân quen, trong khi nông dân lại thiếu đất canh tác cũng là tình trạng có thật ở các nông trường quốc doanh xưa.
Các doanh nghiệp nhà nước cũng dễ dàng hơn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, vì các ngân hàng “hiểu ngầm” rằng nếu có thua lỗ thì đã có Nhà nước gánh hậu quả đó, nên “an toàn” cho các ngân hàng khi cho vay.
Trong cơ chế như vậy, doanh nghiệp nhà nước thiếu động lực để tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng. Hệ quả là, các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí các tập đoàn kinh tế to lớn về quy mô vốn, nhiều trang thiết bị đắt tiền nhưng hiệu quả hoạt động rất thấp.
Nhận xét này không phải là cảm tính mà có số liệu điều tra doanh nghiệp toàn cục thực hiện nhiều năm chứng tỏ: các chỉ tiêu về hiệu quả đồng vốn, lợi nhuận, năng suất lao động… của khu vực doanh nghiệp nhà nước đều rất thấp. Trong khi đó, chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước được đề ra đã lâu nhưng triển khai rất chậm.
Bình đẳng trước thị trường
Khu vực doanh nghiệp nhà nước nên được cải cách như thế nào trong nền kinh tế thị trường hội nhập?
Quan điểm được nêu ra trong thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng rất rõ ràng. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Phải xóa bỏ tình trạng độc quyền doanh nghiệp và các cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng, trong tiếp cận nguồn lực và trong kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước được đặt trong môi trường cạnh tranh bình đẳng cũng sẽ tự tổ chức lại để hoạt động hiệu quả hơn.
Chính sự độc quyền, cộng với tình trạng thiếu công khai minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình sẽ đẻ ra dưới các hình thức đa dạng của tình trạng tham nhũng. Công khai và minh bạch, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cũng như xóa bỏ những hình thức độc quyền che đậy lợi ích nhóm không lành mạnh sẽ làm cho tình trạng tham nhũng bị triệt hạ từ gốc.
Trong điều kiện đó, người dân hoan nghênh các doanh nghiệp nhà nước như ngành điện vừa qua đã thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán vốn Nhà nước theo nguyên tắc thị trường để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại việc tập trung vào nhiệm vụ chính.
Người dân cũng mong tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh hơn, và tiến hành công khai minh bạch để khơi luồng cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trong điều kiện mới, các doanh nghiệp nhà nước sẽ cải thiện việc quản trị nội bộ để có thể tham gia chủ động và tích cực vào thị trường cạnh tranh trong nước và toàn cầu.
Khi nói về yêu cầu cao về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thì cũng đòi hỏi sự bình đẳng được thực hiện theo thể chế thị trường với mọi thành phần kinh tế. Khi đó, nếu có doanh nghiệp khu vực cả ở khu vực công và tư không có điều kiện bên trong và bên ngoài hoạt động hiệu quả thì cũng cần được đổi mới hình thức và khuôn khổ hoạt động, thậm chí phá sản để chuyển đổi, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, nhưng cũng cần được hướng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam, chứ không thể chỉ coi Việt Nam như một địa bàn chuyển tiếp, hay “tráng men Việt” sau khi thực hiện “gia công” tý chút. Hệ quả là, phần giá trị gia tăng tại Việt Nam chỉ còn 10-20%, dẫn đến tình trạng xuất hộ nguyên liệu của nước khác, gây khó khăn trong các thỏa thuận hội nhập như lĩnh vực dệt may.
Cần có những biện pháp quản lý và giám sát để việc thực hiện các kinh doanh được thực hiện theo hướng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng quản trị công ty, kinh doanh văn minh, chống các hiện tượng chuyển giá, đầu cơ ép giá, trái luật và vi phạm đạo đức kinh doanh.
Nhà nước kiến tạo phát triển
Trong thời gian tới, phải đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn thì nên được tiến hành thế nào? Nhiều ý kiến vin cớ rằng thoái vốn hay cổ phần hóa sẽ bị “thất thoát”. Hoặc nại rằng, các doanh nghiệp nhà nước nào đó đang làm ăn có kết quả, không nên bán đi.
Nhưng, trên hết, những ý kiến đó đã lầm lẫn vai trò kiến tạo phát triển của Nhà nước với việc Nhà nước trực tiếp làm kinh doanh.
Cho nên, nhiều tập đoàn hay tổng công ty có vốn lớn của Nhà nước trong các lĩnh vực dệt may, cao su, xây dựng…, thậm chí cả rượu bia, nước giải khát và sữa…, thậm chí trong các lĩnh vực năng lượng, khoáng sản hay an ninh quốc phòng, cũng có thể từng phần giao cho khu vực tư nhân tham gia góp sức, với việc quản lý đầu ra một cách chặt chẽ theo các quy định pháp luật.
Và cũng như ở nhiều nước đã có nền kinh tế thị trường khá phát triển trong vùng (như Thái Lan, Malaysia), nên dành ưu đãi cho việc phát triển các doanh nghiệp nội địa của người Việt Nam và cả Việt kiều. Như vậy, quá trình “nới” tỷ lệ cho doanh nghiệp nước ngoài (tham gia cổ phần hóa, mua nhà hay tham gia chứng khoán) cũng cần có những phạm vi nhất định để dành cho doanh nghiệp nội địa có điều kiện phát triển.
Trong các cuộc hội thảo mới đây tại Hội Khoa học Kinh tế Việt nam, ý kiến chung được thống nhất là nên xem cải cách doanh nghiệp nhà nước, hạ tỷ lệ của doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ các nguồn lực quan trọng nhất của đất nước là khâu đột phá. Tỷ trọng khu vực doanh nghiệp nhà nước, ví dụ sẽ chỉ còn chiếm khoảng 15% GDP, thay vì gần 30% GDP như hiện nay, chủ yếu bằng cách thoái vốn và cổ phần hóa rộng rãi, từ bỏ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên nhiều lĩnh vực hoàn toàn tư nhân có thể là được và làm tốt như bia, rượu, sữa… đến cao su, dệt may…
Trong điều kiện thu hẹp phạm vi như vậy, các doanh nghiệp nhà nước sẽ tập trung cải thiện quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao các chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả. Khu vực tư nhân trong và ngoài nước được hoạt động bình đẳng trong môi trường cạnh tranh sẽ cùng các doanh nghiệp nhà nước đổi mới, làm cho toàn nền kinh tế trở nên năng động và hiệu quả. Và đó là con đường để nâng cao sức cạnh tranh của đất nước một cách thiết thực nhất.
Kiên trì “giá thị trường”
Trước đây, trong điều kiện chiến tranh, chúng ta đã thực hiện việc phân phối và có giá bao cấp, sử dụng tem phiếu. Quá trình đổi mới cũng là quá trình “tự do hóa” giá cả theo cơ chế thị trường. Việc tự do hóa thị trường gạo hơn 20 năm trước đã mang lại hiệu ứng tích cực.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi, cũng không khỏi có những ngập ngừng, sợ ảnh hưởng tới các tầng lớp cư dân “yếu thế” (người nghèo, đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên, bằng các biện pháp trợ giá trực tiếp, công khai, minh bạch sẽ có thể xử lý tốt vấn đề này.
Nói rộng ra, người viết ủng hộ việc thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ. Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước đang định giá phải tính đúng, tính đủ chi phí trong điều kiện cạnh tranh, công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá và kiên định thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp, là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
Đúng như Thủ tướng đã nêu, chỉ có như vậy, chúng ta mới tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tăng cường sức mạnh của kinh tế nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu nền kinh tế. Thực hiện thống nhất cơ chế giá thị trường, cải cách doanh nghiệp nhà nước tạo bình đẳng sẽ là cách tốt nhất nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hội nhập.
Trong thông điệp này, người đứng đầu Chính phủ đã nêu ra những quan điểm đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện thể chế, cả chính trị và kinh tế, mở đường phát huy các tiềm năng và thế mạnh của đất nước để không chỉ vượt qua khó khăn thách thức hiện nay mà còn tạo ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới của hội nhập toàn cầu.
Về mặt chính trị, thông điệp đã nêu rõ những nội dung thực hiện dân chủ sâu rộng trong “cặp song sinh” dân chủ và nhà nước pháp quyền.
Về mặt kinh tế, đó là thực hiện thể chế kinh tế thị trường, tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, đồng thời có chinh sách điều hành hiệu quả để bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa công bằng và tiến bộ xã hội, thích ứng với trình độ phát triển của đất nước, mà không quay lại cơ chế bao cấp tràn lan.
Từ thông điệp quan trọng này, người dân mong sẽ có những hành động nhanh chóng và cụ thể thực hiện các quan điểm đổi mới đúng đắn đó. Dưới đây, người viết xin đề cập tập trung vấn đề thể chế kinh tế thị trường, nhất là vấn đề bình đẳng doanh nghiệp và cải cách doanh nghiệp nhà nước như một khâu đột phá.
“Con đẻ”, “con nuôi”
Lâu nay, trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước đều đã nhấn mạnh bình đẳng doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, còn tồn tại “bất thành văn” tình trạng phân biệt “con đẻ” doanh nghiệp nhà nước với “con nuôi” là các thành phần kinh tế khác.
Có thể thấy rõ nhất sự phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các nguồn lực như đất đai và vốn tín dụng. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm những vị trí rộng rãi và “đắc địa”, thậm chí được phân giao đến dư thừa, thậm chí còn sử dụng lãng phí đến sót ruột. Tình trạng không ít doanh nghiệp và cả cơ quan cho thuê lại (không đúng) để làm bãi trông xe hay quán bia, quán nhậu có thể thấy ở khắp các địa phương.
Đó là chưa kể tới hàng triệu héc ta đất chưa được sử dụng có hiệu quả, đang bị chia nhỏ một cách không công bằng cho nhiều đối tượng thân quen, trong khi nông dân lại thiếu đất canh tác cũng là tình trạng có thật ở các nông trường quốc doanh xưa.
Các doanh nghiệp nhà nước cũng dễ dàng hơn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, vì các ngân hàng “hiểu ngầm” rằng nếu có thua lỗ thì đã có Nhà nước gánh hậu quả đó, nên “an toàn” cho các ngân hàng khi cho vay.
Trong cơ chế như vậy, doanh nghiệp nhà nước thiếu động lực để tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng. Hệ quả là, các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí các tập đoàn kinh tế to lớn về quy mô vốn, nhiều trang thiết bị đắt tiền nhưng hiệu quả hoạt động rất thấp.
Nhận xét này không phải là cảm tính mà có số liệu điều tra doanh nghiệp toàn cục thực hiện nhiều năm chứng tỏ: các chỉ tiêu về hiệu quả đồng vốn, lợi nhuận, năng suất lao động… của khu vực doanh nghiệp nhà nước đều rất thấp. Trong khi đó, chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước được đề ra đã lâu nhưng triển khai rất chậm.
Bình đẳng trước thị trường
Khu vực doanh nghiệp nhà nước nên được cải cách như thế nào trong nền kinh tế thị trường hội nhập?
Quan điểm được nêu ra trong thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng rất rõ ràng. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Phải xóa bỏ tình trạng độc quyền doanh nghiệp và các cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng, trong tiếp cận nguồn lực và trong kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước được đặt trong môi trường cạnh tranh bình đẳng cũng sẽ tự tổ chức lại để hoạt động hiệu quả hơn.
Chính sự độc quyền, cộng với tình trạng thiếu công khai minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình sẽ đẻ ra dưới các hình thức đa dạng của tình trạng tham nhũng. Công khai và minh bạch, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cũng như xóa bỏ những hình thức độc quyền che đậy lợi ích nhóm không lành mạnh sẽ làm cho tình trạng tham nhũng bị triệt hạ từ gốc.
Trong điều kiện đó, người dân hoan nghênh các doanh nghiệp nhà nước như ngành điện vừa qua đã thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán vốn Nhà nước theo nguyên tắc thị trường để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại việc tập trung vào nhiệm vụ chính.
Người dân cũng mong tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh hơn, và tiến hành công khai minh bạch để khơi luồng cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trong điều kiện mới, các doanh nghiệp nhà nước sẽ cải thiện việc quản trị nội bộ để có thể tham gia chủ động và tích cực vào thị trường cạnh tranh trong nước và toàn cầu.
Khi nói về yêu cầu cao về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thì cũng đòi hỏi sự bình đẳng được thực hiện theo thể chế thị trường với mọi thành phần kinh tế. Khi đó, nếu có doanh nghiệp khu vực cả ở khu vực công và tư không có điều kiện bên trong và bên ngoài hoạt động hiệu quả thì cũng cần được đổi mới hình thức và khuôn khổ hoạt động, thậm chí phá sản để chuyển đổi, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, nhưng cũng cần được hướng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam, chứ không thể chỉ coi Việt Nam như một địa bàn chuyển tiếp, hay “tráng men Việt” sau khi thực hiện “gia công” tý chút. Hệ quả là, phần giá trị gia tăng tại Việt Nam chỉ còn 10-20%, dẫn đến tình trạng xuất hộ nguyên liệu của nước khác, gây khó khăn trong các thỏa thuận hội nhập như lĩnh vực dệt may.
Cần có những biện pháp quản lý và giám sát để việc thực hiện các kinh doanh được thực hiện theo hướng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng quản trị công ty, kinh doanh văn minh, chống các hiện tượng chuyển giá, đầu cơ ép giá, trái luật và vi phạm đạo đức kinh doanh.
Nhà nước kiến tạo phát triển
Trong thời gian tới, phải đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn thì nên được tiến hành thế nào? Nhiều ý kiến vin cớ rằng thoái vốn hay cổ phần hóa sẽ bị “thất thoát”. Hoặc nại rằng, các doanh nghiệp nhà nước nào đó đang làm ăn có kết quả, không nên bán đi.
Nhưng, trên hết, những ý kiến đó đã lầm lẫn vai trò kiến tạo phát triển của Nhà nước với việc Nhà nước trực tiếp làm kinh doanh.
Cho nên, nhiều tập đoàn hay tổng công ty có vốn lớn của Nhà nước trong các lĩnh vực dệt may, cao su, xây dựng…, thậm chí cả rượu bia, nước giải khát và sữa…, thậm chí trong các lĩnh vực năng lượng, khoáng sản hay an ninh quốc phòng, cũng có thể từng phần giao cho khu vực tư nhân tham gia góp sức, với việc quản lý đầu ra một cách chặt chẽ theo các quy định pháp luật.
Và cũng như ở nhiều nước đã có nền kinh tế thị trường khá phát triển trong vùng (như Thái Lan, Malaysia), nên dành ưu đãi cho việc phát triển các doanh nghiệp nội địa của người Việt Nam và cả Việt kiều. Như vậy, quá trình “nới” tỷ lệ cho doanh nghiệp nước ngoài (tham gia cổ phần hóa, mua nhà hay tham gia chứng khoán) cũng cần có những phạm vi nhất định để dành cho doanh nghiệp nội địa có điều kiện phát triển.
Trong các cuộc hội thảo mới đây tại Hội Khoa học Kinh tế Việt nam, ý kiến chung được thống nhất là nên xem cải cách doanh nghiệp nhà nước, hạ tỷ lệ của doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ các nguồn lực quan trọng nhất của đất nước là khâu đột phá. Tỷ trọng khu vực doanh nghiệp nhà nước, ví dụ sẽ chỉ còn chiếm khoảng 15% GDP, thay vì gần 30% GDP như hiện nay, chủ yếu bằng cách thoái vốn và cổ phần hóa rộng rãi, từ bỏ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên nhiều lĩnh vực hoàn toàn tư nhân có thể là được và làm tốt như bia, rượu, sữa… đến cao su, dệt may…
Trong điều kiện thu hẹp phạm vi như vậy, các doanh nghiệp nhà nước sẽ tập trung cải thiện quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao các chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả. Khu vực tư nhân trong và ngoài nước được hoạt động bình đẳng trong môi trường cạnh tranh sẽ cùng các doanh nghiệp nhà nước đổi mới, làm cho toàn nền kinh tế trở nên năng động và hiệu quả. Và đó là con đường để nâng cao sức cạnh tranh của đất nước một cách thiết thực nhất.
Kiên trì “giá thị trường”
Trước đây, trong điều kiện chiến tranh, chúng ta đã thực hiện việc phân phối và có giá bao cấp, sử dụng tem phiếu. Quá trình đổi mới cũng là quá trình “tự do hóa” giá cả theo cơ chế thị trường. Việc tự do hóa thị trường gạo hơn 20 năm trước đã mang lại hiệu ứng tích cực.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi, cũng không khỏi có những ngập ngừng, sợ ảnh hưởng tới các tầng lớp cư dân “yếu thế” (người nghèo, đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên, bằng các biện pháp trợ giá trực tiếp, công khai, minh bạch sẽ có thể xử lý tốt vấn đề này.
Nói rộng ra, người viết ủng hộ việc thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ. Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước đang định giá phải tính đúng, tính đủ chi phí trong điều kiện cạnh tranh, công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá và kiên định thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp, là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
Đúng như Thủ tướng đã nêu, chỉ có như vậy, chúng ta mới tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tăng cường sức mạnh của kinh tế nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu nền kinh tế. Thực hiện thống nhất cơ chế giá thị trường, cải cách doanh nghiệp nhà nước tạo bình đẳng sẽ là cách tốt nhất nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hội nhập.