Căng thẳng tiền tệ và sự dịch chuyển quyền lực
Kết quả cuộc họp vừa diễn ra của IMF cho thấy sự dịch chuyển quyền lực kinh tế từ Âu-Mỹ sang các quốc gia mới nổi
Kết quả cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy sự thắng thế của các nền kinh tế mới nổi lên khi định chế này nỗ lực làm giảm nhiệt những căng thẳng leo thang xung quanh vấn đề chính sách tỷ giá.
Theo tờ New York Times, kết quả này cho thấy sự dịch chuyển quyền lực kinh tế từ Mỹ và châu Âu sang các cường quốc kinh tế mới, nơi sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng diễn ra mạnh mẽ hơn.
Trong một bữa tối tổ chức hôm 8/10 ở Đại sứ quán Canada tại Washington trước thềm hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã đề nghị những người đồng cấp của ông đến từ các nền kinh tế trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) lên tiếng thuyết phục Trung Quốc tăng mạnh hơn tỷ giá Nhân dân tệ.
Đối với Mỹ, việc Nhân dân tệ tăng giá là điều kiện then chốt để giải quyết những mất cân đối trong thương mại thế giới.
Tuy nhiên, trong thông cáo chung phát đi sau cuộc họp của IMF diễn ra cuối tuần qua tại Washington, định chế này chỉ gián tiếp đề cập tới những căng thẳng đang gia tăng xung quanh vấn đề tỷ giá. Thậm chí, trong thông cáo này, IMF tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các nền kinh tế phát triển. “Sự giám sát chặt chẽ hơn để phát hiện bất ổn ở những nền kinh tế phát triển lớn là một ưu tiên”, thông cáo của IMF có đoạn viết.
Dù các biện pháp giám sát vẫn chưa được vạch ra cụ thể, nhưng hãng tin Reuters cho biết, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn có ý tưởng là IMF sẽ rà soát 5 khu vực kinh tế lớn nhất, gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Eurozone và Anh, đồng thời đánh giá ảnh hưởng từ chính sách của các khu vực này đối với nền kinh tế toàn cầu.
Reuters bình luận, tuyên bố trên của IMF phản ánh lập luận của các quốc gia đang phát triển cho rằng, chính tình hình tài chính yếu kém và tăng trưởng trì trệ của nước Mỹ chính là nguyên nhân cơ bản gây ra những mất cân đối trong nền kinh tế toàn cầu, chính sách của Mỹ khiến đồng USD yếu, gây ra bất lợi cho đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi. Quan điểm này được dẫn đầu bởi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên và nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại cuộc họp của IMF.
Cuộc họp này không đi đến một thỏa thuận nào về vấn đề tỷ giá, bất chấp đã chứng kiến cuộc tranh cãi gay gắt tiếp tục diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc về chủ đề này. Phía Mỹ tiếp tục bảo vệ quan điểm cho rằng, đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp và thặng dư thương mại khổng lồ của Bắc Kinh là một phần lý do dẫn tới mất cân đối toàn cầu, khiến đồng USD mất giá và làm dấy lên những lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc “chiến tranh tiền tệ”.
Theo tờ New York Times, sự khác biệt giữa một bên là những lo ngại vẫn còn tiếp diễn về chính sách tỷ giá của Trung Quốc và bên kia là phản ứng thận trọng của IMF, đã cho thấy rõ nét những khó khăn trong việc thúc đẩy sự phối hợp chính sách kinh tế toàn cầu ở thời điểm 2 năm sau sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các quan chức nhận định, xét cho cùng, cuộc khủng hoảng này đã dịch chuyển ảnh hưởng từ các cường quốc giàu có nhất sang các nước châu Á và Mỹ Latin - những nền kinh tế vượt suy thoái tốt hơn Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
“Chúng ta đã đi tới hồi kết của một mô hình, mà ở đó 7 nền kinh tế phát triển có thể đưa ra những quyết định cho thế giới mà không cần tới các nền kinh tế mới nổi. Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải chấp nhận sự thực đó”, tờ New York Times dẫn lời một quan chức châu Âu tham gia cuộc họp của IMF nói.
Trong cuộc họp lần này, châu Âu cũng thể hiện thái độ mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc. Hôm 9/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde, bày tỏ quan điểm: “Chẳng có ích gì nếu sử dụng những tuyên bố hiếu chiến khi đề cập tới vấn đề tiền tệ hay thương mại”.
Trong các cuộc trả lời báo chí, các quan chức Mỹ và châu Âu đã đưa ra nhiều lý do cho việc khó đi tới một lập trường nhất quán về vấn đề chính sách tỷ giá của Trung Quốc.
Thứ nhất, Trung Quốc đã khéo léo phủ nhận những chỉ trích của phương Tây đối với chính sách tiền tệ của nước này bằng cách đưa ra cam kết sẽ tăng dần tỷ giá, đồng thời chỉ ra những nguồn gây mất cân đối toàn cầu khác. Điều này khiến các nhà ngoại giao phương Tây gặp khó khi muốn tìm ra điểm cân bằng giữa việc bày tỏ quan điểm cứng rắn và thái độ kiên nhẫn nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh hành động.
Một yếu tố khác là giai đoạn căng thẳng nhất của khủng hoảng đã qua đi, và nhiều quốc gia giờ đây quan tâm nhiều hơn tới nền kinh tế của nước mình và không còn coi việc phối hợp chính sách với các nước khác là cấp thiết nữa.
Mặt khác, nỗ lực đi tới một tiếng nói chung còn bị xói mòn bởi những bất đồng giữa Mỹ và châu Âu về vấn đề thay đổi quyền lực trong IMF, nhằm đem đến tiếng nói lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi. Mỹ muốn các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, có vai trò lớn hơn, và như thế sẽ có trách nhiệm lớn hơn. Trong khi đó, châu Âu không muốn từ bỏ những vị trí mà họ đang nắm giữ.
Quan trọng hơn, đối với nhiều quốc gia, vai trò của nước Mỹ trong việc hoạch định chính sách toàn cầu đã suy giảm. Giờ đây, thị trường Phố Wall bị không ít người coi là nơi đã châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thêm vào đó, một số nước còn lo ngại rằng, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang đẩy giá trị của đồng USD đi xuống - một dạng làm suy yếu đồng nội tệ như những gì Washington đang chỉ trích Bắc Kinh.
“Các quốc gia khác không còn tin rằng, nước Mỹ có chính sách kinh tế tốt nhất nữa. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi đã có ảnh hưởng lớn hơn và sự độc lập cao hơn”, Giáo sư Kenneth S. Rogoff thuộc Đại học Havard, nguyên chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, nhận xét.
Theo New York Times, kết quả cuộc họp của IMF lần này đồng nghĩa với việc, vấn đề tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ sẽ còn tiếp tục là trọng tâm bàn thảo tại cuộc họp thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng tới. Theo các quan chức, nước Mỹ sẽ tiếp tục duy trì áp lực đối với phía Trung Quốc trong thời gian trước khi diễn ra cuộc họp này.
Theo tờ New York Times, kết quả này cho thấy sự dịch chuyển quyền lực kinh tế từ Mỹ và châu Âu sang các cường quốc kinh tế mới, nơi sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng diễn ra mạnh mẽ hơn.
Trong một bữa tối tổ chức hôm 8/10 ở Đại sứ quán Canada tại Washington trước thềm hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã đề nghị những người đồng cấp của ông đến từ các nền kinh tế trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) lên tiếng thuyết phục Trung Quốc tăng mạnh hơn tỷ giá Nhân dân tệ.
Đối với Mỹ, việc Nhân dân tệ tăng giá là điều kiện then chốt để giải quyết những mất cân đối trong thương mại thế giới.
Tuy nhiên, trong thông cáo chung phát đi sau cuộc họp của IMF diễn ra cuối tuần qua tại Washington, định chế này chỉ gián tiếp đề cập tới những căng thẳng đang gia tăng xung quanh vấn đề tỷ giá. Thậm chí, trong thông cáo này, IMF tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các nền kinh tế phát triển. “Sự giám sát chặt chẽ hơn để phát hiện bất ổn ở những nền kinh tế phát triển lớn là một ưu tiên”, thông cáo của IMF có đoạn viết.
Dù các biện pháp giám sát vẫn chưa được vạch ra cụ thể, nhưng hãng tin Reuters cho biết, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn có ý tưởng là IMF sẽ rà soát 5 khu vực kinh tế lớn nhất, gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Eurozone và Anh, đồng thời đánh giá ảnh hưởng từ chính sách của các khu vực này đối với nền kinh tế toàn cầu.
Reuters bình luận, tuyên bố trên của IMF phản ánh lập luận của các quốc gia đang phát triển cho rằng, chính tình hình tài chính yếu kém và tăng trưởng trì trệ của nước Mỹ chính là nguyên nhân cơ bản gây ra những mất cân đối trong nền kinh tế toàn cầu, chính sách của Mỹ khiến đồng USD yếu, gây ra bất lợi cho đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi. Quan điểm này được dẫn đầu bởi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên và nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại cuộc họp của IMF.
Cuộc họp này không đi đến một thỏa thuận nào về vấn đề tỷ giá, bất chấp đã chứng kiến cuộc tranh cãi gay gắt tiếp tục diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc về chủ đề này. Phía Mỹ tiếp tục bảo vệ quan điểm cho rằng, đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp và thặng dư thương mại khổng lồ của Bắc Kinh là một phần lý do dẫn tới mất cân đối toàn cầu, khiến đồng USD mất giá và làm dấy lên những lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc “chiến tranh tiền tệ”.
Theo tờ New York Times, sự khác biệt giữa một bên là những lo ngại vẫn còn tiếp diễn về chính sách tỷ giá của Trung Quốc và bên kia là phản ứng thận trọng của IMF, đã cho thấy rõ nét những khó khăn trong việc thúc đẩy sự phối hợp chính sách kinh tế toàn cầu ở thời điểm 2 năm sau sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các quan chức nhận định, xét cho cùng, cuộc khủng hoảng này đã dịch chuyển ảnh hưởng từ các cường quốc giàu có nhất sang các nước châu Á và Mỹ Latin - những nền kinh tế vượt suy thoái tốt hơn Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
“Chúng ta đã đi tới hồi kết của một mô hình, mà ở đó 7 nền kinh tế phát triển có thể đưa ra những quyết định cho thế giới mà không cần tới các nền kinh tế mới nổi. Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải chấp nhận sự thực đó”, tờ New York Times dẫn lời một quan chức châu Âu tham gia cuộc họp của IMF nói.
Trong cuộc họp lần này, châu Âu cũng thể hiện thái độ mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc. Hôm 9/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde, bày tỏ quan điểm: “Chẳng có ích gì nếu sử dụng những tuyên bố hiếu chiến khi đề cập tới vấn đề tiền tệ hay thương mại”.
Trong các cuộc trả lời báo chí, các quan chức Mỹ và châu Âu đã đưa ra nhiều lý do cho việc khó đi tới một lập trường nhất quán về vấn đề chính sách tỷ giá của Trung Quốc.
Thứ nhất, Trung Quốc đã khéo léo phủ nhận những chỉ trích của phương Tây đối với chính sách tiền tệ của nước này bằng cách đưa ra cam kết sẽ tăng dần tỷ giá, đồng thời chỉ ra những nguồn gây mất cân đối toàn cầu khác. Điều này khiến các nhà ngoại giao phương Tây gặp khó khi muốn tìm ra điểm cân bằng giữa việc bày tỏ quan điểm cứng rắn và thái độ kiên nhẫn nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh hành động.
Một yếu tố khác là giai đoạn căng thẳng nhất của khủng hoảng đã qua đi, và nhiều quốc gia giờ đây quan tâm nhiều hơn tới nền kinh tế của nước mình và không còn coi việc phối hợp chính sách với các nước khác là cấp thiết nữa.
Mặt khác, nỗ lực đi tới một tiếng nói chung còn bị xói mòn bởi những bất đồng giữa Mỹ và châu Âu về vấn đề thay đổi quyền lực trong IMF, nhằm đem đến tiếng nói lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi. Mỹ muốn các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, có vai trò lớn hơn, và như thế sẽ có trách nhiệm lớn hơn. Trong khi đó, châu Âu không muốn từ bỏ những vị trí mà họ đang nắm giữ.
Quan trọng hơn, đối với nhiều quốc gia, vai trò của nước Mỹ trong việc hoạch định chính sách toàn cầu đã suy giảm. Giờ đây, thị trường Phố Wall bị không ít người coi là nơi đã châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thêm vào đó, một số nước còn lo ngại rằng, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang đẩy giá trị của đồng USD đi xuống - một dạng làm suy yếu đồng nội tệ như những gì Washington đang chỉ trích Bắc Kinh.
“Các quốc gia khác không còn tin rằng, nước Mỹ có chính sách kinh tế tốt nhất nữa. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi đã có ảnh hưởng lớn hơn và sự độc lập cao hơn”, Giáo sư Kenneth S. Rogoff thuộc Đại học Havard, nguyên chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, nhận xét.
Theo New York Times, kết quả cuộc họp của IMF lần này đồng nghĩa với việc, vấn đề tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ sẽ còn tiếp tục là trọng tâm bàn thảo tại cuộc họp thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng tới. Theo các quan chức, nước Mỹ sẽ tiếp tục duy trì áp lực đối với phía Trung Quốc trong thời gian trước khi diễn ra cuộc họp này.