Cảnh báo rủi ro xuất lợn thịt sang Trung Quốc
Thương lái Việt Nam làm ăn với thương lái Trung Quốc thường không có hợp đồng rõ ràng, nên dễ bị động
Thời gian gần đây, những con lợn to, nhiều mỡ, ít nạc đang được các thương lái ráo riết thu mua để xuất sang Trung Quốc. Người chăn nuôi lợn mừng vì đầu ra rộng mở, giá lợn hơi xuất chuồng tăng.
Xuất lớn qua đường tiểu ngạch
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam kém sức cạnh tranh, bị thịt nhập khẩu chèn ép ngay trên sân nhà, thì theo Sở Công Thương Hà Nội, chỉ trong một tháng qua, giá thịt lợn hơi tại Hà Nội đã tăng thêm 7.000 đồng/kg.
Hiện giá lợn hơi đứng ở mức 49.000- 52.000 đồng/kg, tăng 8-15% so với tháng trước. Nguyên nhân giá tăng là do các thương lái đang thu gọm lợn hơi để xuất bán sang Trung Quốc.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nói, thương lái Trung Quốc thường thu mua lợn tập trung nhiều vào những tháng cuối năm. Bởi vậy, giá thịt lợn hơi sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Theo Cục Chăn nuôi, gần đây, Trung Quốc rất thiếu thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng, nên nước này phải nhập khẩu nhiều.
Trong năm 2014, Trung Quốc đã nhập tới 564 ngàn tấn thịt lợn xẻ và 816 ngàn tấn phụ phẩm của lợn. Cũng trong năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 25,7 ngàn tấn lợn thịt (trong đó lợn sữa chiếm khoảng 75%), thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia.
Trong nửa đầu năm 2015, cả nước xuất khẩu 21.347 tấn lợn sữa đông lạnh, kim ngạch đạt 56,38 triệu USD, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nhưng xuất khẩu lợn qua đường chính ngạch chỉ là một phần rất nhỏ trong tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi lợn được xuất khẩu, vì xuất khẩu lợn thịt sống qua đường tiểu ngạch lớn hơn gấp nhiều lần.
Lợn thịt được xuất sang Trung Quốc chủ yếu qua các cửa khẩu Chi Ma, Thất Khê của tỉnh Lạng Sơn, Bắc Phong Sinh - Móng Cái (Quảng Ninh) và nhiều đường mòn, lối mở dọc biên giới.
Hiện chưa thể thống kê được số lợn thịt và lợn sữa sống xuất qua Trung Quốc bằng tiểu ngạch, nhưng Cục Chăn nuôi đưa ra con số ước tính trên 50 ngàn tấn năm 2014. Năm nay, hoạt động thu gom lợn sống để đưa sang Trung Quốc nhộn nhịp hơn, nên ước tính cả năm có thể xuất đi 75-80 nghìn tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định về lâu dài, ngành chăn nuôi có 4 sản phẩm có lợi thế để xuất khẩu, đó là: thịt lợn, trứng vịt muối, sản phẩm sữa, mật ong.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, đây không phải lần đầu tiên thương lái Trung Quốc thu mua lợn mỡ ồ ạt từ Việt Nam. Ở góc độ người chăn nuôi thì sẽ thấy mừng, vì nhờ thương lái mua thịt lợn đem xuất sang Trung Quốc đã giúp đầu ra dễ tiêu thụ sản phẩm, giá lợn tăng giúp nông dân có lãi.
Cảnh báo rủi ro
Tuy vậy, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng cảnh báo: thị trường Trung Quốc rất thất thường, có lúc họ nhập ồ ạt rồi lại dừng.
Thương lái Việt Nam làm ăn với thương lái Trung Quốc thường không có hợp đồng rõ ràng, nên dễ bị động. Việc thu mua này dễ khiến cung - cầu không ổn định, có thể lặp lại tình trạng giống như các năm 2010, 2011, 2013.
Khi đó, lợn thịt được thu gom ồ ạt để xuất khẩu sang Trung Quốc vào dịp cuối năm, gây nên cơn sốt giá thực phẩm trong nước khi nguồn cung sụt giảm. Sau đó, khi họ ngừng thu gom, thì giá lợn hơi giảm đột ngột, người chăn nuôi thua lỗ.
Vì vậy, chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đề nghị các tỉnh điều tiết việc xuất khẩu ồ ạt thịt lợn, đồng thời, đẩy mạnh chăn nuôi lợn và các sản phẩm gia cầm bổ sung để đảm bảo bình ổn thị trường cuối năm.
Ông Trọng nêu vấn đề, thương lái thu gom để xuất đi chủ yếu là loại lợn có tỷ lệ mỡ cao, trọng lượng vượt quá 100 kg. Trong khi thông thường tiêu thụ trong nước những năm gần đây xu hướng thích tiêu dùng loại lợn có tỷ lệ nạc cao, tỷ lệ mỡ thấp và trọng lượng dưới 100 kg, điều này phù hợp với xu thế chăn nuôi trên thế giới.
Người dân các tỉnh phía Nam của Trung Quốc có sở thích trái ăn thịt kho, thịt quay chứa nhiều mỡ, nên loại lợn mỡ lại hút hàng. Thương nhân Trung Quốc thích mua lợn trên 100 kg còn là vì lợn lớn khi mổ thịt sẽ đạt tỷ lệ thịt xẻ cao, lãi hơn kinh doanh loại lợn có trọng lượng nhỏ.
Theo Cục Chăn nuôi, nhu cầu tiêu thụ lợn mỡ trong nước không cao, do đó, nếu phía Trung Quốc ngừng nhập thì người chăn nuôi sẽ chịu thiệt thòi lớn. Họ có thể mua lợn mỡ ào ào với giá cao rồi không mua nữa thì người nông dân phải bán những con lợn hàng trăm kg như vậy với giá bèo bọt.
Về phía Sở Công Thương Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở sẽ phối hợp với các ban, ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ và có biện pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát, ngăn chặn các hành vi thu gom lương thực, thực phẩm để xuất khẩu, làm phát sinh nguy cơ gây mất cân đối cung - cầu ở thị trường trong nước, đặc biệt với mặt hàng thịt lợn.
“Chúng tôi đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương kịp thời có những biện pháp khuyến cáo nông dân chăn nuôi ổn định, không để bị thiệt hại nặng trong trường hợp Trung Quốc ngừng thu mua bất ngờ”, bà Lan nói.
Xuất lớn qua đường tiểu ngạch
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam kém sức cạnh tranh, bị thịt nhập khẩu chèn ép ngay trên sân nhà, thì theo Sở Công Thương Hà Nội, chỉ trong một tháng qua, giá thịt lợn hơi tại Hà Nội đã tăng thêm 7.000 đồng/kg.
Hiện giá lợn hơi đứng ở mức 49.000- 52.000 đồng/kg, tăng 8-15% so với tháng trước. Nguyên nhân giá tăng là do các thương lái đang thu gọm lợn hơi để xuất bán sang Trung Quốc.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nói, thương lái Trung Quốc thường thu mua lợn tập trung nhiều vào những tháng cuối năm. Bởi vậy, giá thịt lợn hơi sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Theo Cục Chăn nuôi, gần đây, Trung Quốc rất thiếu thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng, nên nước này phải nhập khẩu nhiều.
Trong năm 2014, Trung Quốc đã nhập tới 564 ngàn tấn thịt lợn xẻ và 816 ngàn tấn phụ phẩm của lợn. Cũng trong năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 25,7 ngàn tấn lợn thịt (trong đó lợn sữa chiếm khoảng 75%), thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia.
Trong nửa đầu năm 2015, cả nước xuất khẩu 21.347 tấn lợn sữa đông lạnh, kim ngạch đạt 56,38 triệu USD, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nhưng xuất khẩu lợn qua đường chính ngạch chỉ là một phần rất nhỏ trong tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi lợn được xuất khẩu, vì xuất khẩu lợn thịt sống qua đường tiểu ngạch lớn hơn gấp nhiều lần.
Lợn thịt được xuất sang Trung Quốc chủ yếu qua các cửa khẩu Chi Ma, Thất Khê của tỉnh Lạng Sơn, Bắc Phong Sinh - Móng Cái (Quảng Ninh) và nhiều đường mòn, lối mở dọc biên giới.
Hiện chưa thể thống kê được số lợn thịt và lợn sữa sống xuất qua Trung Quốc bằng tiểu ngạch, nhưng Cục Chăn nuôi đưa ra con số ước tính trên 50 ngàn tấn năm 2014. Năm nay, hoạt động thu gom lợn sống để đưa sang Trung Quốc nhộn nhịp hơn, nên ước tính cả năm có thể xuất đi 75-80 nghìn tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định về lâu dài, ngành chăn nuôi có 4 sản phẩm có lợi thế để xuất khẩu, đó là: thịt lợn, trứng vịt muối, sản phẩm sữa, mật ong.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, đây không phải lần đầu tiên thương lái Trung Quốc thu mua lợn mỡ ồ ạt từ Việt Nam. Ở góc độ người chăn nuôi thì sẽ thấy mừng, vì nhờ thương lái mua thịt lợn đem xuất sang Trung Quốc đã giúp đầu ra dễ tiêu thụ sản phẩm, giá lợn tăng giúp nông dân có lãi.
Cảnh báo rủi ro
Tuy vậy, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng cảnh báo: thị trường Trung Quốc rất thất thường, có lúc họ nhập ồ ạt rồi lại dừng.
Thương lái Việt Nam làm ăn với thương lái Trung Quốc thường không có hợp đồng rõ ràng, nên dễ bị động. Việc thu mua này dễ khiến cung - cầu không ổn định, có thể lặp lại tình trạng giống như các năm 2010, 2011, 2013.
Khi đó, lợn thịt được thu gom ồ ạt để xuất khẩu sang Trung Quốc vào dịp cuối năm, gây nên cơn sốt giá thực phẩm trong nước khi nguồn cung sụt giảm. Sau đó, khi họ ngừng thu gom, thì giá lợn hơi giảm đột ngột, người chăn nuôi thua lỗ.
Vì vậy, chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đề nghị các tỉnh điều tiết việc xuất khẩu ồ ạt thịt lợn, đồng thời, đẩy mạnh chăn nuôi lợn và các sản phẩm gia cầm bổ sung để đảm bảo bình ổn thị trường cuối năm.
Ông Trọng nêu vấn đề, thương lái thu gom để xuất đi chủ yếu là loại lợn có tỷ lệ mỡ cao, trọng lượng vượt quá 100 kg. Trong khi thông thường tiêu thụ trong nước những năm gần đây xu hướng thích tiêu dùng loại lợn có tỷ lệ nạc cao, tỷ lệ mỡ thấp và trọng lượng dưới 100 kg, điều này phù hợp với xu thế chăn nuôi trên thế giới.
Người dân các tỉnh phía Nam của Trung Quốc có sở thích trái ăn thịt kho, thịt quay chứa nhiều mỡ, nên loại lợn mỡ lại hút hàng. Thương nhân Trung Quốc thích mua lợn trên 100 kg còn là vì lợn lớn khi mổ thịt sẽ đạt tỷ lệ thịt xẻ cao, lãi hơn kinh doanh loại lợn có trọng lượng nhỏ.
Theo Cục Chăn nuôi, nhu cầu tiêu thụ lợn mỡ trong nước không cao, do đó, nếu phía Trung Quốc ngừng nhập thì người chăn nuôi sẽ chịu thiệt thòi lớn. Họ có thể mua lợn mỡ ào ào với giá cao rồi không mua nữa thì người nông dân phải bán những con lợn hàng trăm kg như vậy với giá bèo bọt.
Về phía Sở Công Thương Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở sẽ phối hợp với các ban, ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ và có biện pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát, ngăn chặn các hành vi thu gom lương thực, thực phẩm để xuất khẩu, làm phát sinh nguy cơ gây mất cân đối cung - cầu ở thị trường trong nước, đặc biệt với mặt hàng thịt lợn.
“Chúng tôi đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương kịp thời có những biện pháp khuyến cáo nông dân chăn nuôi ổn định, không để bị thiệt hại nặng trong trường hợp Trung Quốc ngừng thu mua bất ngờ”, bà Lan nói.