Cạnh tranh bán lẻ: Quan trọng nhất là giữ giá không tăng
Nhiều nhà cung cấp và nhà phân phối đang cố gắng thuyết phục lẫn nhau chia sẻ áp lực, không tăng giá để giữ thị phần
Nhiều nhà cung cấp và nhà phân phối đang cố gắng thuyết phục lẫn nhau chia sẻ áp lực, không tăng giá để giữ thị phần.
Nhưng trên thực tế, việc này không dễ dàng.
Ông Nguyễn Quang Tường, Phó giám đốc Công ty SG Fisco nói: “Chúng tôi đang tìm cách thương lượng với các nhà kinh doanh siêu thị. Đôi bên cùng cắt giảm lợi nhuận, mong có thể hạn chế mức tăng giá tối đa, nhưng nhiều nơi vẫn chưa chịu”.
Áp lực tăng giá của nhà phân phối
Bà Nguyễn Thị Tranh, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết: chi phí cho mặt bằng bán lẻ không ngừng bị nâng giá theo thị trường. Ở những khu vực trung tâm, giá thuê mặt bằng của siêu thị đã lên đến khoảng 8 – 12 USD/m2. Ở những khu vực khác, giá mặt bằng cũng đã lên đến 5 – 7 USD/m2.
So với hơn một năm trước đây, chi phí này đã tăng gấp đôi.
Bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Siêu thị Hà Nội nói: “Khi giá các mặt hàng thực phẩm tăng, xăng dầu tăng là tôi đã nghĩ ngay đến chuyện phải tăng lương, tăng chi phí cho bữa ăn hàng ngày của nhân viên ít nhất 10%. Có những khoản chi đã phải tăng đến 20 – 30%. Chẳng hạn như tiền bao nylon gói hàng cho khách (tăng theo giá nguyên liệu nhựa), chi phí giao hàng tận nhà, chi phí mặt bằng, chi phí thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm… đều tăng”.
Đáng chú ý là chi phí chống mất cắp hàng trong siêu thị đã tăng đáng kể theo trình độ và kỹ thuật phối hợp che camera của những nhóm chuyên chôm hàng trong siêu thị: tăng từ 3% lên 5%, buộc nhà kinh doanh siêu thị phải tăng cường đội ngũ bảo vệ.
Với những áp lực này, siêu thị khó có thể giảm chi phí phân phối. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, phụ trách đối ngoại hệ thống siêu thị Big C cho biết: “Nhiều lý do được các nhà sản xuất, nhà phân phối hàng hoá đưa ra để tăng giá: chi phí vận chuyển, sản xuất và giá các nguyên vật liệu nhựa, bao bì tăng cao… Tuỳ theo tầm quan trọng của các yếu tố trên trong giá thành sản phẩm mà chúng tôi chấp nhận các mức độ yêu cầu điều chỉnh giá cả của các nhà cung cấp nhiều hay ít”.
Thời cơ cho siêu thị
Trong bối cảnh giá cả tất cả các mặt hàng tiêu dùng đều đang tăng khá cao và chưa dừng lại, có vẻ như nhà kinh doanh siêu thị đang có lợi thế hơn các chủ cửa hàng, chủ sạp chợ về khả năng giữ giá ổn định trong khoảng thời gian nhất định.
Ở hệ thống Big C, áp dụng chính sách thương lượng điều chỉnh giá với các nhà cung cấp bằng nhiều cách: từ chối đề xuất điều chỉnh giá của các nhà cung cấp; thương lượng mức độ điều chỉnh thấp nhất có thể; thương lượng thời hạn áp dụng giá mới trễ hơn; tăng cường trữ hàng giá thấp; huỷ mua những mặt hàng điều chỉnh giá cao, không có lý do chính đáng, đồng thời tìm những mặt hàng thay thế hoặc các nhà cung cấp mới có giá cạnh tranh hơn.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang cho biết: Big C cũng vừa tổ chức đội nhân viên chuyên theo dõi giá của 800 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của các nơi khác trên thị trường, nhằm kịp thời điều chỉnh giá, trong trường hợp cần thiết chấp nhận giảm lãi xuống 1,5 – 2%.
Giá rẻ đang là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh bán lẻ hiện nay. Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark khẳng định: hiện nay các nhà kinh doanh chẳng cần áp dụng các biện pháp chiêu thị nào hấp dẫn, lạ mắt, mà chỉ cần có giá bán tốt là kéo khách nườm nượp. Maximark vẫn giữ được lượng khách mua sắm không bị giảm nhờ có 600 mặt hàng giá ưu đãi và dùng tối đa vốn để dự trữ các loại nhu yếu phẩm thiết yếu, cam kết không tăng giá.
Thị trường trong cơn bão giá đang là lúc mà quyền của nhà bán lẻ được thể hiện khá rõ nét. Ông Nguyễn Quang Tường nhận xét: khi tăng giá bán, siêu thị có quyền không nhận hàng của mình. Lo nhất là nếu siêu thị từ chối nhận hàng thì doanh nghiệp có nguy cơ mất thị trường, mất thị phần...
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op nói: “Trong tình hình biến động giá mạnh mẽ như hiện nay, đối với các thông báo tăng giá từ phía nhà cung cấp, Sài Gòn Co.op đều cân nhắc dựa trên tình hình giá chung của ngành hàng. Kiên quyết không chấp nhận những yêu cầu tăng giá bất hợp lý, thậm chí ngưng lấy hàng của nhà cung cấp đó và tìm kiếm nguồn hàng khác có giá cả hợp lý hơn”.
Điều đáng nói ở đây, theo ý kiến của một chủ doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến: với lý do giảm tối thiểu việc điều chỉnh giá và bảo vệ sức mua của người tiêu dùng, nhà phân phối không cho tăng giá. Nhưng họ không hề chia sẻ khó khăn với nhà sản xuất.
Giá bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng bình quân 10 – 15% so với giá bán sỉ của nhà cung cấp. Lãi ròng của kinh doanh bán lẻ vẫn là 5%, có mặt hàng lên đến 10%. Những mặt hàng nhà bán lẻ chấp nhận giảm lãi thường rất ít, chỉ chiếm tỷ lệ không quá 3 - 5%/tổng số 30.000 - 50.000 mặt hàng trong siêu thị.
Nhưng trên thực tế, việc này không dễ dàng.
Ông Nguyễn Quang Tường, Phó giám đốc Công ty SG Fisco nói: “Chúng tôi đang tìm cách thương lượng với các nhà kinh doanh siêu thị. Đôi bên cùng cắt giảm lợi nhuận, mong có thể hạn chế mức tăng giá tối đa, nhưng nhiều nơi vẫn chưa chịu”.
Áp lực tăng giá của nhà phân phối
Bà Nguyễn Thị Tranh, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết: chi phí cho mặt bằng bán lẻ không ngừng bị nâng giá theo thị trường. Ở những khu vực trung tâm, giá thuê mặt bằng của siêu thị đã lên đến khoảng 8 – 12 USD/m2. Ở những khu vực khác, giá mặt bằng cũng đã lên đến 5 – 7 USD/m2.
So với hơn một năm trước đây, chi phí này đã tăng gấp đôi.
Bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Siêu thị Hà Nội nói: “Khi giá các mặt hàng thực phẩm tăng, xăng dầu tăng là tôi đã nghĩ ngay đến chuyện phải tăng lương, tăng chi phí cho bữa ăn hàng ngày của nhân viên ít nhất 10%. Có những khoản chi đã phải tăng đến 20 – 30%. Chẳng hạn như tiền bao nylon gói hàng cho khách (tăng theo giá nguyên liệu nhựa), chi phí giao hàng tận nhà, chi phí mặt bằng, chi phí thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm… đều tăng”.
Đáng chú ý là chi phí chống mất cắp hàng trong siêu thị đã tăng đáng kể theo trình độ và kỹ thuật phối hợp che camera của những nhóm chuyên chôm hàng trong siêu thị: tăng từ 3% lên 5%, buộc nhà kinh doanh siêu thị phải tăng cường đội ngũ bảo vệ.
Với những áp lực này, siêu thị khó có thể giảm chi phí phân phối. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, phụ trách đối ngoại hệ thống siêu thị Big C cho biết: “Nhiều lý do được các nhà sản xuất, nhà phân phối hàng hoá đưa ra để tăng giá: chi phí vận chuyển, sản xuất và giá các nguyên vật liệu nhựa, bao bì tăng cao… Tuỳ theo tầm quan trọng của các yếu tố trên trong giá thành sản phẩm mà chúng tôi chấp nhận các mức độ yêu cầu điều chỉnh giá cả của các nhà cung cấp nhiều hay ít”.
Thời cơ cho siêu thị
Trong bối cảnh giá cả tất cả các mặt hàng tiêu dùng đều đang tăng khá cao và chưa dừng lại, có vẻ như nhà kinh doanh siêu thị đang có lợi thế hơn các chủ cửa hàng, chủ sạp chợ về khả năng giữ giá ổn định trong khoảng thời gian nhất định.
Ở hệ thống Big C, áp dụng chính sách thương lượng điều chỉnh giá với các nhà cung cấp bằng nhiều cách: từ chối đề xuất điều chỉnh giá của các nhà cung cấp; thương lượng mức độ điều chỉnh thấp nhất có thể; thương lượng thời hạn áp dụng giá mới trễ hơn; tăng cường trữ hàng giá thấp; huỷ mua những mặt hàng điều chỉnh giá cao, không có lý do chính đáng, đồng thời tìm những mặt hàng thay thế hoặc các nhà cung cấp mới có giá cạnh tranh hơn.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang cho biết: Big C cũng vừa tổ chức đội nhân viên chuyên theo dõi giá của 800 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của các nơi khác trên thị trường, nhằm kịp thời điều chỉnh giá, trong trường hợp cần thiết chấp nhận giảm lãi xuống 1,5 – 2%.
Giá rẻ đang là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh bán lẻ hiện nay. Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark khẳng định: hiện nay các nhà kinh doanh chẳng cần áp dụng các biện pháp chiêu thị nào hấp dẫn, lạ mắt, mà chỉ cần có giá bán tốt là kéo khách nườm nượp. Maximark vẫn giữ được lượng khách mua sắm không bị giảm nhờ có 600 mặt hàng giá ưu đãi và dùng tối đa vốn để dự trữ các loại nhu yếu phẩm thiết yếu, cam kết không tăng giá.
Thị trường trong cơn bão giá đang là lúc mà quyền của nhà bán lẻ được thể hiện khá rõ nét. Ông Nguyễn Quang Tường nhận xét: khi tăng giá bán, siêu thị có quyền không nhận hàng của mình. Lo nhất là nếu siêu thị từ chối nhận hàng thì doanh nghiệp có nguy cơ mất thị trường, mất thị phần...
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op nói: “Trong tình hình biến động giá mạnh mẽ như hiện nay, đối với các thông báo tăng giá từ phía nhà cung cấp, Sài Gòn Co.op đều cân nhắc dựa trên tình hình giá chung của ngành hàng. Kiên quyết không chấp nhận những yêu cầu tăng giá bất hợp lý, thậm chí ngưng lấy hàng của nhà cung cấp đó và tìm kiếm nguồn hàng khác có giá cả hợp lý hơn”.
Điều đáng nói ở đây, theo ý kiến của một chủ doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến: với lý do giảm tối thiểu việc điều chỉnh giá và bảo vệ sức mua của người tiêu dùng, nhà phân phối không cho tăng giá. Nhưng họ không hề chia sẻ khó khăn với nhà sản xuất.
Giá bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng bình quân 10 – 15% so với giá bán sỉ của nhà cung cấp. Lãi ròng của kinh doanh bán lẻ vẫn là 5%, có mặt hàng lên đến 10%. Những mặt hàng nhà bán lẻ chấp nhận giảm lãi thường rất ít, chỉ chiếm tỷ lệ không quá 3 - 5%/tổng số 30.000 - 50.000 mặt hàng trong siêu thị.