Cao su thêm một mùa bội thu
Giá xuất khẩu cao su trong những ngày vừa qua liên tục tăng, giúp các hộ trồng cao su tiểu điền thêm một mùa bội thu
Giá xuất khẩu cao su trong những ngày vừa qua liên tục tăng, giúp các hộ trồng cao su tiểu điền thêm một mùa bội thu.
Liên tục nhiều tháng nay, tại các vùng nông thôn ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, như các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Tân Uyên của Bình Dương, nhiều thương lái tranh nhau mua mủ cao su để xuất khẩu. Giá mủ cao su tại vườn hiện tăng lên 370 đồng/độ so với tháng 6/2009 là 230 đồng/độ.
Mừng vì giá tăng cao
Anh Nguyễn Văn Luật, chủ vườn cao su tiểu điền huyện Bến Cát cho biết: “Giá mủ cao su ban đầu chỉ có mười mấy triệu đồng/tấn, rồi lên 20 triệu đồng là tối đa. Nông dân trồng cao su tiểu điền và chế biến mủ rất mừng”.
Bà Trần Thị Thu Hồng, Chủ vườn cao su tiểu điền ở huyện Phú Giáo cho biết: “Đầu tư trồng cao su vốn bỏ rất lớn, do đó phải chăm sóc để đạt năng suất cao và chất lượng tốt thì mới dễ bán. Đầu năm giá mủ thấp nhưng nay bà con có lãi nhiều. Hy vọng giá giữ được sang năm 2010”.
Cây cao su được đánh giá là cây trồng có giá trị kinh tế cao, những năm qua diện tích trồng cao su ở Bình Dương tăng khoảng 5,6% mỗi năm, hiện toàn tỉnh có trên 125.000 ha, chiếm hơn phân nữa diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, trong đó diện tích cao su tiểu điền chiếm hơn 65%.
Không chỉ tăng về diện tích mà năng suất khai thác từ cây cao su còn tăng đáng kể từ 0,8 tấn mủ khô/ha (năm 1996) lên gần 2 tấn mủ khô hiện nay. Riêng khai thác cây cao su tại các nông trường của Công ty Cao su Dầu Tiếng, Công ty Cao su Phước Hòa, đã đạt trên 2 tấn/ha. Giá xuất khẩu liên tục tăng vọt từ 1.900 USD đến 2.050 USD/tấn trong tháng 10/2009.
Sang tháng 11 giá nhích thêm từ 2.205 USD/tấn đến 2.335 USD/tấn, nếu so với thời điểm đầu năm thì giá cao su đã tăng gần gấp đôi. Cao su đang bội thu, do đó tại các nông trường, hay các hộ trồng cao su tiêu điền, không khí thu hoạch mủ cao su diễn ra tất bật khẩn trương.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương: “Trong 9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cao su của Bình Dương đạt gần 84 triệu USD tăng 24% so với cùng kỳ. Đây là mặt hàng có giá trị kim ngạch tăng cao nhất so với mặt hàng xuất khẩu khác của tỉnh”.
Ông Nguyễn Văn Liêu, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương cho biết: “Từ kiến thiết cơ bản vườn cây cho đến khai thác cũng còn nhiều hạn chế đối với nông dân. Mấy năm gần đây, Hội nông dân của các cấp, trung tâm hỗ trợ nông dân của tỉnh đã mở rất nhiều lớp để hướng dẫn cho nông dân về vấn đề kỹ thuật trồng, canh tác và khai thác mủ cao su, để đem lại những thuận lợi, hiệu quả cao nhất”.
Ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Công ty Cao su Dầu Tiếng cho biết: “Hiện khách hàng nước ngoài đã đến công ty để đàm phán ký hợp đồng năm 2010. Tôi nghĩ với giá cả tăng như hiện nay thì từ nay đến cuối năm 2009 là khá tốt. Năm 2010 hy vọng giá cao su sẽ còn tốt hơn”.
Kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 tỷ USD
Hiện nay Công ty Cao su Dầu Tiếng và Công ty Cao su Phước Hoà đã mở rộng thêm hàng ngàn ha diện tích trồng cao su. Các hộ dân của các huyện vùng ven Bình Dương đã và đang chuyển diện tích trồng cây điều sang cây cao su. Để tạo được sự bền vững trong sản xuất, xuất khẩu cao su cần thiết phải giải được bài toán nâng cao giá trị gia tăng.
Những tháng gần đây, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam theo chiều hướng tăng trở lại do nền kinh tế thế giới đang phục hồi. Nhu cầu tiêu thụ cao su ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu tăng trở lại đã đẩy mạnh giá mủ cao su liên trục tăng cao.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, giá mủ cao su tăng cao có khả năng kéo dài đến cuối năm, tuy nhiên bài học về sự phụ thuộc vào thị trường thế giới dẫn đến tác động như trước đây khi giá cả không ổn định chưa được khắc phục. Đến thời điểm này, giá cao su xuất khẩu trung bình 10 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam đạt 1.526 USD/tấn, tăng hơn 50% so với đầu năm, nhưng lại giảm 42% so với cùng kỳ năm 2008.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10/2009, Việt Nam đã xuất khẩu 60 nghìn tấn cao su, kim ngạch đạt 103 triệu USD, giảm 13, 04% về lượng và giảm 11,97% về giá trị so với tháng 9/2009.
Tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên ngày 4/11/2009 tại Tp.HCM với chủ đề “Cao su vượt qua khủng hoảng và các cơ hội cho cao su thiên nhiên”, ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, theo kế hoạch đến năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng 700. 000 ha cao su và đến năm 2015 diện tích cao su sẽ đạt 800.000 ha. Riêng năm 2009, diện tích trồng mới sẽ đạt khoảng 37.000 ha.
Ngoài diện tích cao su trồng mới ở những vùng truyền thống, hiện cây cao su đã được trồng tại một số tỉnh Tây Bắc và đầu tư trồng tại Lào và Campuchia, Nam Phi và Myanmar. Trong đó Lào đã trồng được gần 30.000 ha, Campuchia được khoảng 2.000 ha. Năng suất mủ cao su bình quân tại Việt Nam đạt trên 1,8 tấn/ha. Năm 2009 mặc dù khủng hoảng kinh tế, giá cao su thấp nhưng đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 tỷ USD.
Liên tục nhiều tháng nay, tại các vùng nông thôn ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, như các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Tân Uyên của Bình Dương, nhiều thương lái tranh nhau mua mủ cao su để xuất khẩu. Giá mủ cao su tại vườn hiện tăng lên 370 đồng/độ so với tháng 6/2009 là 230 đồng/độ.
Mừng vì giá tăng cao
Anh Nguyễn Văn Luật, chủ vườn cao su tiểu điền huyện Bến Cát cho biết: “Giá mủ cao su ban đầu chỉ có mười mấy triệu đồng/tấn, rồi lên 20 triệu đồng là tối đa. Nông dân trồng cao su tiểu điền và chế biến mủ rất mừng”.
Bà Trần Thị Thu Hồng, Chủ vườn cao su tiểu điền ở huyện Phú Giáo cho biết: “Đầu tư trồng cao su vốn bỏ rất lớn, do đó phải chăm sóc để đạt năng suất cao và chất lượng tốt thì mới dễ bán. Đầu năm giá mủ thấp nhưng nay bà con có lãi nhiều. Hy vọng giá giữ được sang năm 2010”.
Cây cao su được đánh giá là cây trồng có giá trị kinh tế cao, những năm qua diện tích trồng cao su ở Bình Dương tăng khoảng 5,6% mỗi năm, hiện toàn tỉnh có trên 125.000 ha, chiếm hơn phân nữa diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, trong đó diện tích cao su tiểu điền chiếm hơn 65%.
Không chỉ tăng về diện tích mà năng suất khai thác từ cây cao su còn tăng đáng kể từ 0,8 tấn mủ khô/ha (năm 1996) lên gần 2 tấn mủ khô hiện nay. Riêng khai thác cây cao su tại các nông trường của Công ty Cao su Dầu Tiếng, Công ty Cao su Phước Hòa, đã đạt trên 2 tấn/ha. Giá xuất khẩu liên tục tăng vọt từ 1.900 USD đến 2.050 USD/tấn trong tháng 10/2009.
Sang tháng 11 giá nhích thêm từ 2.205 USD/tấn đến 2.335 USD/tấn, nếu so với thời điểm đầu năm thì giá cao su đã tăng gần gấp đôi. Cao su đang bội thu, do đó tại các nông trường, hay các hộ trồng cao su tiêu điền, không khí thu hoạch mủ cao su diễn ra tất bật khẩn trương.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương: “Trong 9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cao su của Bình Dương đạt gần 84 triệu USD tăng 24% so với cùng kỳ. Đây là mặt hàng có giá trị kim ngạch tăng cao nhất so với mặt hàng xuất khẩu khác của tỉnh”.
Ông Nguyễn Văn Liêu, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương cho biết: “Từ kiến thiết cơ bản vườn cây cho đến khai thác cũng còn nhiều hạn chế đối với nông dân. Mấy năm gần đây, Hội nông dân của các cấp, trung tâm hỗ trợ nông dân của tỉnh đã mở rất nhiều lớp để hướng dẫn cho nông dân về vấn đề kỹ thuật trồng, canh tác và khai thác mủ cao su, để đem lại những thuận lợi, hiệu quả cao nhất”.
Ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Công ty Cao su Dầu Tiếng cho biết: “Hiện khách hàng nước ngoài đã đến công ty để đàm phán ký hợp đồng năm 2010. Tôi nghĩ với giá cả tăng như hiện nay thì từ nay đến cuối năm 2009 là khá tốt. Năm 2010 hy vọng giá cao su sẽ còn tốt hơn”.
Kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 tỷ USD
Hiện nay Công ty Cao su Dầu Tiếng và Công ty Cao su Phước Hoà đã mở rộng thêm hàng ngàn ha diện tích trồng cao su. Các hộ dân của các huyện vùng ven Bình Dương đã và đang chuyển diện tích trồng cây điều sang cây cao su. Để tạo được sự bền vững trong sản xuất, xuất khẩu cao su cần thiết phải giải được bài toán nâng cao giá trị gia tăng.
Những tháng gần đây, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam theo chiều hướng tăng trở lại do nền kinh tế thế giới đang phục hồi. Nhu cầu tiêu thụ cao su ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu tăng trở lại đã đẩy mạnh giá mủ cao su liên trục tăng cao.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, giá mủ cao su tăng cao có khả năng kéo dài đến cuối năm, tuy nhiên bài học về sự phụ thuộc vào thị trường thế giới dẫn đến tác động như trước đây khi giá cả không ổn định chưa được khắc phục. Đến thời điểm này, giá cao su xuất khẩu trung bình 10 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam đạt 1.526 USD/tấn, tăng hơn 50% so với đầu năm, nhưng lại giảm 42% so với cùng kỳ năm 2008.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10/2009, Việt Nam đã xuất khẩu 60 nghìn tấn cao su, kim ngạch đạt 103 triệu USD, giảm 13, 04% về lượng và giảm 11,97% về giá trị so với tháng 9/2009.
Tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên ngày 4/11/2009 tại Tp.HCM với chủ đề “Cao su vượt qua khủng hoảng và các cơ hội cho cao su thiên nhiên”, ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, theo kế hoạch đến năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng 700. 000 ha cao su và đến năm 2015 diện tích cao su sẽ đạt 800.000 ha. Riêng năm 2009, diện tích trồng mới sẽ đạt khoảng 37.000 ha.
Ngoài diện tích cao su trồng mới ở những vùng truyền thống, hiện cây cao su đã được trồng tại một số tỉnh Tây Bắc và đầu tư trồng tại Lào và Campuchia, Nam Phi và Myanmar. Trong đó Lào đã trồng được gần 30.000 ha, Campuchia được khoảng 2.000 ha. Năng suất mủ cao su bình quân tại Việt Nam đạt trên 1,8 tấn/ha. Năm 2009 mặc dù khủng hoảng kinh tế, giá cao su thấp nhưng đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 tỷ USD.