CBA không chỉ góp vốn cho VIB
Cổ đông chiến lược CBA đã công bố chính thức tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 15% lên 20% tại VIB
Ngày 20/10 vừa qua, cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã công bố chính thức tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 15% lên 20% tại Ngân hàng Quốc Tế (VIB).
Khi hệ thống tài chính Việt Nam đứng trước nhu cầu tái cấu trúc mạnh mẽ để khắc phục tình trạng phát triển tràn lan, manh mún và thiếu bền vững, sự kiện này thu hút sự chú ý khá rộng rãi trong ngành tài chính ngân hàng, các nhà quản lý doanh nghiệp, giới đầu tư…
Trước đó, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Trong khi đó, VIB cũng đã nâng vốn chủ sở hữu lên trên 8.200 tỷ đồng với tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng.
Một câu hỏi đặt ra: VIB sẽ sử dụng vốn góp từ CBA theo cách nào hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu chiến lược, với định hướng mà ngân hàng này xác định là trở thành nhà băng “hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”?
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIB - ông Hàn Ngọc Vũ - nhìn nhận con số thặng dư vốn 2.550 tỉ đồng trong tổng đầu tư hơn 3.930 tỷ đồng của CBA, sau hai lần góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật, là một nguồn lực lớn cho hoạt động kinh doanh của VIB. Song, ông Vũ cho rằng yếu tố thành công lớn trong thương vụ với CBA không chỉ là vốn góp, mà chính là “hạng mục” chuyển giao năng lực cho VIB.
Cụ thể, theo thỏa thuận hợp tác chiến lược, quá trình chuyển giao năng lực của CBA là một quá trình dài hạn trên nhiều mảng, lĩnh vực khác nhau. CBA và VIB đã cùng triển khai một loạt các đầu việc trong chương trình chuyển giao năng lực như vấn đề chiến lược, công nghệ thông tin, chương trình kinh doanh và dịch vụ khách hàng…
Ngoài hai thành viên cao cấp của ban điều hành VIB, CBA còn có đại diện trong ban kiểm soát và trên 20 chuyên gia đang làm việc tại VIB trong các lĩnh vực then chốt bao gồm: ngân hàng bán lẻ, quản lý rủi ro, phát triển nhân sự, công nghệ thông tin, hoạt động nguồn vốn và tài chính.
Số lượng chuyên gia CBA làm việc tại VIB sẽ tăng lên 40 người trong năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng dần trong các năm tiếp theo.
“Với sự hợp tác giữa VIB và CBA, tôi tin rằng khách hàng của VIB sẽ được hưởng ngày càng nhiều dịch vụ tiện ích và trải nghiệm tốt”, ông Vũ nói.
Về phía CBA, đại diện ngân hàng này cho hay sẽ cùng VIB thực hiện các chương trình nâng cao năng lực quản lý tín dụng, các chương trình đào tạo chuyên môn và đào tạo lãnh đạo cho VIB tại nhiều thị trường khác nhau. “Thông qua chương trình chuyển giao năng lực, trong những năm tới đây, và với công cuộc chuyển đổi hiện tại tại VIB, chúng tôi hy vọng VIB sẽ tạo nên sự khác biệt và tạo điểm nhấn đáng kể trên thị trường”, đại diện CBA nói.
Năm 2010, VIB đã thực hiện chuyển đổi hệ thống chi nhánh theo mô hình kinh doanh và dịch vụ mới, theo đó các chi nhánh của VIB được chuyển đổi với diện mạo hướng theo chuẩn mực quốc tế. Khách hàng có thể giao dịch trong một không gian thân thiện và tiện ích, đồng thời cũng được trải nghiệm những sản phẩm - dịch vụ với quy trình thuận tiện và đơn giản hơn.
Khi hệ thống tài chính Việt Nam đứng trước nhu cầu tái cấu trúc mạnh mẽ để khắc phục tình trạng phát triển tràn lan, manh mún và thiếu bền vững, sự kiện này thu hút sự chú ý khá rộng rãi trong ngành tài chính ngân hàng, các nhà quản lý doanh nghiệp, giới đầu tư…
Trước đó, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Trong khi đó, VIB cũng đã nâng vốn chủ sở hữu lên trên 8.200 tỷ đồng với tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng.
Một câu hỏi đặt ra: VIB sẽ sử dụng vốn góp từ CBA theo cách nào hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu chiến lược, với định hướng mà ngân hàng này xác định là trở thành nhà băng “hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”?
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIB - ông Hàn Ngọc Vũ - nhìn nhận con số thặng dư vốn 2.550 tỉ đồng trong tổng đầu tư hơn 3.930 tỷ đồng của CBA, sau hai lần góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật, là một nguồn lực lớn cho hoạt động kinh doanh của VIB. Song, ông Vũ cho rằng yếu tố thành công lớn trong thương vụ với CBA không chỉ là vốn góp, mà chính là “hạng mục” chuyển giao năng lực cho VIB.
Cụ thể, theo thỏa thuận hợp tác chiến lược, quá trình chuyển giao năng lực của CBA là một quá trình dài hạn trên nhiều mảng, lĩnh vực khác nhau. CBA và VIB đã cùng triển khai một loạt các đầu việc trong chương trình chuyển giao năng lực như vấn đề chiến lược, công nghệ thông tin, chương trình kinh doanh và dịch vụ khách hàng…
Ngoài hai thành viên cao cấp của ban điều hành VIB, CBA còn có đại diện trong ban kiểm soát và trên 20 chuyên gia đang làm việc tại VIB trong các lĩnh vực then chốt bao gồm: ngân hàng bán lẻ, quản lý rủi ro, phát triển nhân sự, công nghệ thông tin, hoạt động nguồn vốn và tài chính.
Số lượng chuyên gia CBA làm việc tại VIB sẽ tăng lên 40 người trong năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng dần trong các năm tiếp theo.
“Với sự hợp tác giữa VIB và CBA, tôi tin rằng khách hàng của VIB sẽ được hưởng ngày càng nhiều dịch vụ tiện ích và trải nghiệm tốt”, ông Vũ nói.
Về phía CBA, đại diện ngân hàng này cho hay sẽ cùng VIB thực hiện các chương trình nâng cao năng lực quản lý tín dụng, các chương trình đào tạo chuyên môn và đào tạo lãnh đạo cho VIB tại nhiều thị trường khác nhau. “Thông qua chương trình chuyển giao năng lực, trong những năm tới đây, và với công cuộc chuyển đổi hiện tại tại VIB, chúng tôi hy vọng VIB sẽ tạo nên sự khác biệt và tạo điểm nhấn đáng kể trên thị trường”, đại diện CBA nói.
Năm 2010, VIB đã thực hiện chuyển đổi hệ thống chi nhánh theo mô hình kinh doanh và dịch vụ mới, theo đó các chi nhánh của VIB được chuyển đổi với diện mạo hướng theo chuẩn mực quốc tế. Khách hàng có thể giao dịch trong một không gian thân thiện và tiện ích, đồng thời cũng được trải nghiệm những sản phẩm - dịch vụ với quy trình thuận tiện và đơn giản hơn.