Chỉ tiêu kinh tế 2011: Khác biệt và đồng thuận
Đã có một chút khác biệt cả về chỉ tiêu và cách biểu quyết thông qua các chỉ tiêu kinh tế của năm 2011 so với 2010
Tại phiên họp chiều 8/11, với 84,58% phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010.
Không khó để nhận thấy rằng, đã có một chút khác biệt cả về chỉ tiêu và cách biểu quyết thông qua các chỉ tiêu kinh tế của năm 2011 so với 2010. Và cũng dễ dàng nhận thấy sự đồng thuận cao về các chỉ tiêu kinh tế cho năm sau, dù quá trình thảo luận đã có không ít sự khác biệt.
Theo tài liệu của kỳ họp Quốc hội thứ sáu cuối năm 2009 tại trang tin điện tử Quốc hội Việt Nam thì các chỉ tiêu kinh tế của năm 2010 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này gồm: GDP tăng khoảng 6,5%, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 7%; khu vực dịch vụ tăng khoảng 7,5% so với năm 2009; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41% GDP ; chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%.
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tám này, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội các chỉ tiêu kinh tế của năm 2011, gồm: GDP tăng khoảng 7 - 7,5% so với năm 2010; GDP bình quân đầu người khoảng 1.300 USD; tổng kim ngạch xuất khẩu là 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010; giảm nhập siêu xuống dưới 20%; bội chi ngân sách nhà nước so với GDP 5,5%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP; tăng giá tiêu dùng khoảng 7%...
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu trước khi đại biểu bấm nút chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết chỉ tiêu bội chi ngân sách Nhà nước sẽ được Quốc hội xem xét quyết định tại nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011.
Các chỉ tiêu còn lại được Quốc hội thông qua gồm: GDP tăng 7-7,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng không quá 7%...
Như vậy, so với các chỉ tiêu năm 2010 thì giá trị tăng thêm của từng khu vực và GDP bình quân đầu người đã không còn nằm trong nội dung biểu quyết và tỷ lệ nhập siêu đã được bổ sung.
Còn, so với chỉ tiêu của Chính phủ trình cho năm sau thì có hai sự khác biệt. Đó là nhập siêu vượt không quá 18% kim ngạch xuất khẩu (Chính phủ dự kiến 19,5%). Hai là CPI tăng không quá 7% (phương án của Chính phủ là tăng khoảng 7%).
Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra khá nhiều giải thích cho hai sự khác biệt này.
Về chỉ số giá tiêu dùng, qua phiếu xin ý kiến, 262/359 đại biểu tán thành với phương án CPI năm 2011 tăng không quá 7%. Một số ý kiến tán thành với phương án tăng khoảng 7%, một số đại biểu đề nghị không quá 6% hoặc không quá 8%, có ý kiến đề nghị không tăng quá hai chữ số (10%), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết.
Như vậy, đa số ý kiến đại biểu đã đồng thuận với đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế tại báo cáo thẩm tra được trình bày ngay sau báo cáo của Chính phủ trong phiên khai mạc kỳ họp.
Với tỷ lệ nhập siêu, tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị năm 2011 bảo đảm mức nhập siêu không vượt quá mức năm 2010, tức là khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu.
Kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy 278/359 đại biểu tán thành với phương án tỷ lệ nhập siêu năm 2011 không quá 18% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số ý kiến tán thành với phương án tăng dưới 20%, một số ý kiến đề nghị khoảng 15%, 12%, 10 -15%.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặt tỷ lệ nhập siêu không quá 18% kim ngạch xuất khẩu là phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay của nước ta. Nếu ở mức 19,5% như dự kiến của Chính phủ dễ dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai lớn, trong khi dự trữ ngoại hối Nhà nước đã giảm mạnh và khó có thể tăng trong nhiều năm tới.
Đạt được đồng thuận với Ủy ban Kinh tế ngay từ đầu là chỉ tiêu tăng trưởng GDP dự kiến tăng từ 7 - 7,5% của Chính phủ. Tuy nhiên, với Quốc hội, bên cạnh 72,42% đại biểu đồng ý qua phiếu xin ý kiến, một số vị đại biểu đề nghị cần tính toán để ước tăng GDP bằng một con số 7%, 7,2% hoặc 7,5%. Không nên để khung từ 7 đến 7,5% để làm cơ sở tính toán các cân đối khác về mặt giá trị của nền kinh tế, cũng như xác định các chính sách phân bổ nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế.
Như vậy, quá trình thảo luận về các chỉ tiêu kinh tế năm tới đã có nhiều quan điểm khác nhau được thể hiện, nhiều đề nghị với các con số khác nhau được đưa ra. Song, qua báo cáo giải trình, kết quả biểu quyết riêng về các chỉ tiêu này trước khi thông qua toàn bộ nghị quyết chỉ có 2 trong tổng số 403 đại biểu có mặt không tán thành.
Biểu quyết riêng các chỉ tiêu kinh tế cũng là cách làm khác so với biểu quyết trọn gói các chỉ tiêu (bao gồm cả xã hội và môi trường) của năm trước. Và sự đồng thuận cao này tiếp tục được thể hiện tại kết quả biểu quyết thông qua toàn bộ nghị quyết với 417/418 đại biểu có mặt nhấn nút thuận.
Kết quả biểu quyết thông qua nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2010 tại kỳ họp cuối năm ngoái là 421/427 đại biểu tán thành, 2 đại biểu không tán thành và 4 vị không biểu quyết.
Từ góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thay đổi nói trên đã thể hiện sự đổi mới mang tính tích cực của Quốc hội. Đồng thời cũng cho thấy sự đồng thuận cao giữa Quốc hội và Chính phủ, tạo điều kiện cho Chính phủ có thể linh hoạt trong điều hành kinh tế, xã hội.
Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch, tại báo cáo về kế hoạch năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh ổn định vĩ mô với 3 nội dung: giảm nhập siêu, giảm bội chi và kiểm soát lạm phát. Bởi vậy việc đưa tỷ lệ nhập siêu vào các chỉ tiêu kinh tế để Quốc hội quyết định là cần thiết.
Không khó để nhận thấy rằng, đã có một chút khác biệt cả về chỉ tiêu và cách biểu quyết thông qua các chỉ tiêu kinh tế của năm 2011 so với 2010. Và cũng dễ dàng nhận thấy sự đồng thuận cao về các chỉ tiêu kinh tế cho năm sau, dù quá trình thảo luận đã có không ít sự khác biệt.
Theo tài liệu của kỳ họp Quốc hội thứ sáu cuối năm 2009 tại trang tin điện tử Quốc hội Việt Nam thì các chỉ tiêu kinh tế của năm 2010 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này gồm: GDP tăng khoảng 6,5%, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 7%; khu vực dịch vụ tăng khoảng 7,5% so với năm 2009; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41% GDP ; chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%.
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tám này, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội các chỉ tiêu kinh tế của năm 2011, gồm: GDP tăng khoảng 7 - 7,5% so với năm 2010; GDP bình quân đầu người khoảng 1.300 USD; tổng kim ngạch xuất khẩu là 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010; giảm nhập siêu xuống dưới 20%; bội chi ngân sách nhà nước so với GDP 5,5%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP; tăng giá tiêu dùng khoảng 7%...
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu trước khi đại biểu bấm nút chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết chỉ tiêu bội chi ngân sách Nhà nước sẽ được Quốc hội xem xét quyết định tại nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011.
Các chỉ tiêu còn lại được Quốc hội thông qua gồm: GDP tăng 7-7,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng không quá 7%...
Như vậy, so với các chỉ tiêu năm 2010 thì giá trị tăng thêm của từng khu vực và GDP bình quân đầu người đã không còn nằm trong nội dung biểu quyết và tỷ lệ nhập siêu đã được bổ sung.
Còn, so với chỉ tiêu của Chính phủ trình cho năm sau thì có hai sự khác biệt. Đó là nhập siêu vượt không quá 18% kim ngạch xuất khẩu (Chính phủ dự kiến 19,5%). Hai là CPI tăng không quá 7% (phương án của Chính phủ là tăng khoảng 7%).
Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra khá nhiều giải thích cho hai sự khác biệt này.
Về chỉ số giá tiêu dùng, qua phiếu xin ý kiến, 262/359 đại biểu tán thành với phương án CPI năm 2011 tăng không quá 7%. Một số ý kiến tán thành với phương án tăng khoảng 7%, một số đại biểu đề nghị không quá 6% hoặc không quá 8%, có ý kiến đề nghị không tăng quá hai chữ số (10%), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết.
Như vậy, đa số ý kiến đại biểu đã đồng thuận với đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế tại báo cáo thẩm tra được trình bày ngay sau báo cáo của Chính phủ trong phiên khai mạc kỳ họp.
Với tỷ lệ nhập siêu, tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị năm 2011 bảo đảm mức nhập siêu không vượt quá mức năm 2010, tức là khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu.
Kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy 278/359 đại biểu tán thành với phương án tỷ lệ nhập siêu năm 2011 không quá 18% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số ý kiến tán thành với phương án tăng dưới 20%, một số ý kiến đề nghị khoảng 15%, 12%, 10 -15%.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặt tỷ lệ nhập siêu không quá 18% kim ngạch xuất khẩu là phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay của nước ta. Nếu ở mức 19,5% như dự kiến của Chính phủ dễ dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai lớn, trong khi dự trữ ngoại hối Nhà nước đã giảm mạnh và khó có thể tăng trong nhiều năm tới.
Đạt được đồng thuận với Ủy ban Kinh tế ngay từ đầu là chỉ tiêu tăng trưởng GDP dự kiến tăng từ 7 - 7,5% của Chính phủ. Tuy nhiên, với Quốc hội, bên cạnh 72,42% đại biểu đồng ý qua phiếu xin ý kiến, một số vị đại biểu đề nghị cần tính toán để ước tăng GDP bằng một con số 7%, 7,2% hoặc 7,5%. Không nên để khung từ 7 đến 7,5% để làm cơ sở tính toán các cân đối khác về mặt giá trị của nền kinh tế, cũng như xác định các chính sách phân bổ nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế.
Như vậy, quá trình thảo luận về các chỉ tiêu kinh tế năm tới đã có nhiều quan điểm khác nhau được thể hiện, nhiều đề nghị với các con số khác nhau được đưa ra. Song, qua báo cáo giải trình, kết quả biểu quyết riêng về các chỉ tiêu này trước khi thông qua toàn bộ nghị quyết chỉ có 2 trong tổng số 403 đại biểu có mặt không tán thành.
Biểu quyết riêng các chỉ tiêu kinh tế cũng là cách làm khác so với biểu quyết trọn gói các chỉ tiêu (bao gồm cả xã hội và môi trường) của năm trước. Và sự đồng thuận cao này tiếp tục được thể hiện tại kết quả biểu quyết thông qua toàn bộ nghị quyết với 417/418 đại biểu có mặt nhấn nút thuận.
Kết quả biểu quyết thông qua nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2010 tại kỳ họp cuối năm ngoái là 421/427 đại biểu tán thành, 2 đại biểu không tán thành và 4 vị không biểu quyết.
Từ góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thay đổi nói trên đã thể hiện sự đổi mới mang tính tích cực của Quốc hội. Đồng thời cũng cho thấy sự đồng thuận cao giữa Quốc hội và Chính phủ, tạo điều kiện cho Chính phủ có thể linh hoạt trong điều hành kinh tế, xã hội.
Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch, tại báo cáo về kế hoạch năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh ổn định vĩ mô với 3 nội dung: giảm nhập siêu, giảm bội chi và kiểm soát lạm phát. Bởi vậy việc đưa tỷ lệ nhập siêu vào các chỉ tiêu kinh tế để Quốc hội quyết định là cần thiết.