Chiếc iPhone trên bàn nghị sự thương mại tại Thượng đỉnh G20
Ông Macron cho rằng nói về vấn đề thâm hụt thương mại trong thế giới đa phương là điều vô nghĩa
Không khí ngày đầu tiên của Thượng đỉnh G20 “nóng lên” với những bất đồng liên quan tới vấn đề thương mại tự do và biến đổi khí hậu, trong đó tâm điểm là lập trường “nước Mỹ trên hết” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong phiên họp buổi trưa, ông Trump nhấn mạnh rằng ông sẽ luôn bảo vệ người lao động Mỹ, theo một quan chức ngoại giao thân cận với phiên họp kín này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tiếng phản đối quan điểm của ông Trump cho rằng nước Mỹ chịu thiệt hại về thương mại, quan chức trên cho biết.
Ông Macron đã đưa chiếc iPhone của mình lên làm ví dụ. Ông nói rằng khi ông mua điện thoại này, ông đã gây ra thâm hụt thương mại với Mỹ, nhưng khi Mỹ chế tạo nó thì lại tạo ra thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Ông Macron cho rằng nói về vấn đề thâm hụt thương mại trong thế giới đa phương là điều vô nghĩa, nguồn tin trên cho biết.
Những trao đổi trong phiên họp cho thấy nỗ lực của thế giới để đối phó với “kỷ nguyên Trump” với những quan điểm đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên hết. Trước đó, Hội nghị Thượng đỉnh G7 hồi tháng 5 kết thúc với quyết định của Mỹ rút khỏi thảo thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Trong hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo thế giới đã sẵn sàng làm việc tới đêm nhằm đạt được những đồng thuận về vấn đề thương mại.
“Các nhà lãnh đạo còn nhiều việc phải làm liên quan tới vấn đề thương mại”, Thủ tướng Đức Angela Merkel, với vai trò chủ toạ, cho biết. “Đây là chủ đề rất khó và tôi muốn đi thẳng vào vấn đề”.
Trở lại cuộc họp, các thoả thuận vẫn đi vào bế tắc kể cả khi bà Markel khẳng định các nhà lãnh đạo G20 đều cam kết hợp tác thương mại “tự do” nhưng “công bằng”, ngụ ý đáp lại những phàn nàn trước đó của ông Trump về thương mại tự do ảnh hưởng tới nước Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu cuộc họp với những chỉ trích ẩn ý về việc “một số quốc gia phát triển” có quan điểm “lạc hậu” về vấn đề toàn cầu hoá, và tạo ra khoảng trống lãnh đạo khiến các nước như Trung Quốc và Nga phải vào cuộc. Trong bữa trưa, ông Trump ngồi khoanh tay và cau mày cạnh ông Tập khi ông này phát biểu, vị quan chức trên cho biết.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Maxim Oreshkin của Nga, Tổng thống Vladimir Putin, người có cuộc gặp đầu tiên với ông Trump hôm thứ 6, thậm chí cũng thúc đẩy người đồng cấp Mỹ về vấn đề thương mại.
“19 quốc gia đang bàn thảo về vấn đề thương mại tự do và quốc gia còn lại (Mỹ) cũng cần tiếp cận vấn đề này theo cách tương tự”, ông Oreshkin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg. “Đây chính là bất đồng giữa quan điểm của Mỹ và 19 quốc gia còn lại”.
Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni - người chủ trì hội nghị G7 tại Sicily hồi tháng 5, cho rằng cần thảo luận về việc thúc đẩy tăng trưởng mà không “sa vào chủ nghĩa bảo hộ”. Vấn đề biến đổi khí hậu có liên quan mật thiết tới thương mại và đa số các nước G20 đều ủng hộ thoả thuận Paris.
“Chúng ta phải quyết định, vừa hợp tác thương mại tự do và công bằng, vừa phải bảo vệ môi trường”, ông Gentiloni nói với báo giới.
Các phiên họp ngày tiếp theo của Thượng đỉnh G20 vào 8/7 sẽ xoay quanh vấn đề nhập cư, “hợp tác với châu Phi”, xu hướng số hoá, trao quyền cho nữ giới và vấn đề việc làm. Tuy nhiên, quan điểm bảo hộ của Tổng thống Trump được cho sẽ là tâm điểm của G20 giống như ở hội nghị G7 tại Sicily (Italy).
Bên lề cuộc họp, không khí căng thẳng khi đề cập đến những cuộc tấn công bạo lực của người biểu tình phản đối toàn cầu hoá.
Ngay tại nơi diễn ra hội nghị ở Hamburg, nhiều nhóm biểu tình đã đổ xuống đường, đốt xe khiến cảnh sát phải dùng tới thiết bị chống bạo động và xịt vòi rồng vào đám đông. Tiếng trực thăng và xe cảnh sát rú ầm ĩ suốt cả ngày, Bloomberg cho biết.
Trong ngày đầu tiên của hội nghị, Đệ nhất phu nhân Mỹ đã phải huỷ lịch trình và không thể rời khách sạn bởi lo ngại về vấn đề an ninh do các cuộc biểu tình.
Trong phiên họp buổi trưa, ông Trump nhấn mạnh rằng ông sẽ luôn bảo vệ người lao động Mỹ, theo một quan chức ngoại giao thân cận với phiên họp kín này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tiếng phản đối quan điểm của ông Trump cho rằng nước Mỹ chịu thiệt hại về thương mại, quan chức trên cho biết.
Ông Macron đã đưa chiếc iPhone của mình lên làm ví dụ. Ông nói rằng khi ông mua điện thoại này, ông đã gây ra thâm hụt thương mại với Mỹ, nhưng khi Mỹ chế tạo nó thì lại tạo ra thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Ông Macron cho rằng nói về vấn đề thâm hụt thương mại trong thế giới đa phương là điều vô nghĩa, nguồn tin trên cho biết.
Những trao đổi trong phiên họp cho thấy nỗ lực của thế giới để đối phó với “kỷ nguyên Trump” với những quan điểm đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên hết. Trước đó, Hội nghị Thượng đỉnh G7 hồi tháng 5 kết thúc với quyết định của Mỹ rút khỏi thảo thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Trong hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo thế giới đã sẵn sàng làm việc tới đêm nhằm đạt được những đồng thuận về vấn đề thương mại.
“Các nhà lãnh đạo còn nhiều việc phải làm liên quan tới vấn đề thương mại”, Thủ tướng Đức Angela Merkel, với vai trò chủ toạ, cho biết. “Đây là chủ đề rất khó và tôi muốn đi thẳng vào vấn đề”.
Trở lại cuộc họp, các thoả thuận vẫn đi vào bế tắc kể cả khi bà Markel khẳng định các nhà lãnh đạo G20 đều cam kết hợp tác thương mại “tự do” nhưng “công bằng”, ngụ ý đáp lại những phàn nàn trước đó của ông Trump về thương mại tự do ảnh hưởng tới nước Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu cuộc họp với những chỉ trích ẩn ý về việc “một số quốc gia phát triển” có quan điểm “lạc hậu” về vấn đề toàn cầu hoá, và tạo ra khoảng trống lãnh đạo khiến các nước như Trung Quốc và Nga phải vào cuộc. Trong bữa trưa, ông Trump ngồi khoanh tay và cau mày cạnh ông Tập khi ông này phát biểu, vị quan chức trên cho biết.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Maxim Oreshkin của Nga, Tổng thống Vladimir Putin, người có cuộc gặp đầu tiên với ông Trump hôm thứ 6, thậm chí cũng thúc đẩy người đồng cấp Mỹ về vấn đề thương mại.
“19 quốc gia đang bàn thảo về vấn đề thương mại tự do và quốc gia còn lại (Mỹ) cũng cần tiếp cận vấn đề này theo cách tương tự”, ông Oreshkin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg. “Đây chính là bất đồng giữa quan điểm của Mỹ và 19 quốc gia còn lại”.
Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni - người chủ trì hội nghị G7 tại Sicily hồi tháng 5, cho rằng cần thảo luận về việc thúc đẩy tăng trưởng mà không “sa vào chủ nghĩa bảo hộ”. Vấn đề biến đổi khí hậu có liên quan mật thiết tới thương mại và đa số các nước G20 đều ủng hộ thoả thuận Paris.
“Chúng ta phải quyết định, vừa hợp tác thương mại tự do và công bằng, vừa phải bảo vệ môi trường”, ông Gentiloni nói với báo giới.
Các phiên họp ngày tiếp theo của Thượng đỉnh G20 vào 8/7 sẽ xoay quanh vấn đề nhập cư, “hợp tác với châu Phi”, xu hướng số hoá, trao quyền cho nữ giới và vấn đề việc làm. Tuy nhiên, quan điểm bảo hộ của Tổng thống Trump được cho sẽ là tâm điểm của G20 giống như ở hội nghị G7 tại Sicily (Italy).
Bên lề cuộc họp, không khí căng thẳng khi đề cập đến những cuộc tấn công bạo lực của người biểu tình phản đối toàn cầu hoá.
Ngay tại nơi diễn ra hội nghị ở Hamburg, nhiều nhóm biểu tình đã đổ xuống đường, đốt xe khiến cảnh sát phải dùng tới thiết bị chống bạo động và xịt vòi rồng vào đám đông. Tiếng trực thăng và xe cảnh sát rú ầm ĩ suốt cả ngày, Bloomberg cho biết.
Trong ngày đầu tiên của hội nghị, Đệ nhất phu nhân Mỹ đã phải huỷ lịch trình và không thể rời khách sạn bởi lo ngại về vấn đề an ninh do các cuộc biểu tình.