Chiến lược việc làm 2011-2020: Cải thiện kết nối cung cầu
Thiếu kết nối giữa các ngành, nghề và địa phương, dẫn đến thực trạng vừa thiếu, vừa thừa lao động
Cải thiện kết nối cung cầu nhằm tăng khả năng có việc làm bền vững và giảm thất nghiệp, thiếu việc làm… là mục tiêu được nhấn mạnh tại dự thảo khung chiến lược việc làm giai đoạn 2011-2020.
Dự thảo này, do Cục Việc làm xây dựng, đã được đưa ra lấy ý kiến tại cuộc tọa đàm ba bên diễn ra mới đây giữa đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế, dự án thị trường lao động của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, chiến lược việc làm giai đoạn 2011-2020 căn cứ vào nội dung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Các nội dung trong chiến lược đảm bảo hai yếu tố, đó là đối thoại xã hội, gồm các ngành và tổ chức có liên quan và bình đẳng giới.
Trước đây, chiến lược này đã được thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách lớn như: huy động nguồn vốn đầu tư phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm; cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm; phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động; điều tra thị trường lao động ...
Tuy nhiên, với những chính sách nêu trên, chiến lược vẫn bộc lộ nhiều hạn chế khi hiệu quả tạo việc làm chưa cao, thu nhập của người lao động chưa đảm bảo cuộc sống, tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị và sự thiếu hụt việc làm ở khu vực nông thôn; dịch chuyển cơ cấu lao động chậm, năng suất lao động thấp.
Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn thiếu các chính sách mạnh hơn về khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực; thiếu sự gắn kết giữa các chính sách kinh tế xã hội trong giải quyết việc làm; còn thiếu các chính sách phát triển thị trường lao động… nên kết nối giữa cung và cầu chưa hiệu quả.
Thực tế cũng cho thấy, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, không chỉ là lao động qua đào tạo mà còn khó tuyển cả lao động phổ thông.
Báo cáo mới đây của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thực trạng cung cầu lao động cũng phản ánh tại nhiều địa phương, tình trạng lao động không có việc làm vẫn ở mức cao trong khi nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất lớn.
Đơn cử tại Đồng Nai, hàng năm địa phương này thiếu hụt 20.000 lao động (5.000 lao động đã qua đào tạo và 15.000 lao động phổ thông). Ở Tp.HCM, có trên 23.000 lao động mất việc, nhưng nhu cầu tuyển dụng lên đến trên 61.000 người...
Còn theo kết quả tổng hợp của các trung tâm giới thiệu việc làm và sàn giao dịch việc làm trên cả nước, năm 2009 có tới trên 100.000 chỗ việc làm còn trống. Tuy nhiên, số người đến đăng ký tuyển dụng chỉ bằng 17% so với nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
“Đây chính là bài toán trong quy hoạch chiến lược kinh tế địa phương chưa có kết nối với chiến lược việc làm, sự điều phối giữa các ban ngành và địa phương gần như chưa có”, ông Tào Bằng Huy, Phó cục trưởng Cục Việc làm khẳng định.
Định hướng chính của chiến lược việc làm 2011-2020 là tạo việc làm với thu nhập đảm bảo cuộc sống (ít nhất mức thu nhập của người lao động phải trên chuẩn nghèo). Tức là tạo việc làm có chất lượng, bền vững.
Dự thảo chiến lược cũng đưa ra các kết quả khi thực hiện đó là tạo công bằng trong thu nhập và nghèo đói thông qua chỉ số đánh giá về việc giảm nghèo; chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
Dự thảo này, do Cục Việc làm xây dựng, đã được đưa ra lấy ý kiến tại cuộc tọa đàm ba bên diễn ra mới đây giữa đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế, dự án thị trường lao động của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, chiến lược việc làm giai đoạn 2011-2020 căn cứ vào nội dung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Các nội dung trong chiến lược đảm bảo hai yếu tố, đó là đối thoại xã hội, gồm các ngành và tổ chức có liên quan và bình đẳng giới.
Trước đây, chiến lược này đã được thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách lớn như: huy động nguồn vốn đầu tư phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm; cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm; phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động; điều tra thị trường lao động ...
Tuy nhiên, với những chính sách nêu trên, chiến lược vẫn bộc lộ nhiều hạn chế khi hiệu quả tạo việc làm chưa cao, thu nhập của người lao động chưa đảm bảo cuộc sống, tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị và sự thiếu hụt việc làm ở khu vực nông thôn; dịch chuyển cơ cấu lao động chậm, năng suất lao động thấp.
Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn thiếu các chính sách mạnh hơn về khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực; thiếu sự gắn kết giữa các chính sách kinh tế xã hội trong giải quyết việc làm; còn thiếu các chính sách phát triển thị trường lao động… nên kết nối giữa cung và cầu chưa hiệu quả.
Thực tế cũng cho thấy, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, không chỉ là lao động qua đào tạo mà còn khó tuyển cả lao động phổ thông.
Báo cáo mới đây của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thực trạng cung cầu lao động cũng phản ánh tại nhiều địa phương, tình trạng lao động không có việc làm vẫn ở mức cao trong khi nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất lớn.
Đơn cử tại Đồng Nai, hàng năm địa phương này thiếu hụt 20.000 lao động (5.000 lao động đã qua đào tạo và 15.000 lao động phổ thông). Ở Tp.HCM, có trên 23.000 lao động mất việc, nhưng nhu cầu tuyển dụng lên đến trên 61.000 người...
Còn theo kết quả tổng hợp của các trung tâm giới thiệu việc làm và sàn giao dịch việc làm trên cả nước, năm 2009 có tới trên 100.000 chỗ việc làm còn trống. Tuy nhiên, số người đến đăng ký tuyển dụng chỉ bằng 17% so với nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
“Đây chính là bài toán trong quy hoạch chiến lược kinh tế địa phương chưa có kết nối với chiến lược việc làm, sự điều phối giữa các ban ngành và địa phương gần như chưa có”, ông Tào Bằng Huy, Phó cục trưởng Cục Việc làm khẳng định.
Định hướng chính của chiến lược việc làm 2011-2020 là tạo việc làm với thu nhập đảm bảo cuộc sống (ít nhất mức thu nhập của người lao động phải trên chuẩn nghèo). Tức là tạo việc làm có chất lượng, bền vững.
Dự thảo chiến lược cũng đưa ra các kết quả khi thực hiện đó là tạo công bằng trong thu nhập và nghèo đói thông qua chỉ số đánh giá về việc giảm nghèo; chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.