Chiều nay, giao lưu trực tuyến về triển vọng chứng khoán Việt Nam 2010
Đại diện Ủy ban Chứng khoán, quỹ đầu tư và 5 công ty chứng khoán lớn sắp có buổi giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc VnEconomy
Đại diện Ủy ban Chứng khoán, quỹ đầu tư và 5 công ty chứng khoán lớn sắp có buổi giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc VnEconomy.
Theo công bố từ Bộ Tài chính, mức vốn hóa toàn thị trường cổ phiếu hiện nay đạt khoảng 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP của năm 2008. So với thời điểm cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hoá đã tăng gần gấp 3 lần.
Tính đến hết tháng 11/2009, số lượng tài khoản nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán đã lên tới 730 nghìn tài khoản, tăng tới 180 nghìn tài khoản so với cuối năm 2008. Mức tăng này cũng là con số ấn tượng so với mức tăng bình quân của 9 năm lịch sử của thị trường, tính từ thời điểm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đi vào hoạt động (ngày 20/7/2009).
Hiện nay, số lượng công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX là 438 doanh nghiệp (245 doanh nghiệp tại HNX và 193 doanh nghiệp tại HOSE) trong đó có cổ phiếu của một số tổng công ty, doanh nghiệp lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, 105 công ty chứng khoán đã được cấp phép và hoạt động, 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài, 8 ngân hàng lưu ký.
Về thị trường trái phiếu, trong năm 2009, áp lực và nhu cầu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu là rất lớn. Nhu cầu huy động vốn vào khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó Kho bạc Nhà nước là 126.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 10.000 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 10/2009, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành chỉ được khoảng 20.000 tỷ đồng, chỉ đạt 14% kế hoạch đề ra; trong đó phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là 14.470 tỷ đồng (đạt 10,3% kế hoạch), Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được 4.600 tỷ đồng.
Về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tổng khối lượng trái phiếu đã phát hành khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát hành được 617 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 2.000 tỷ đồng. Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trong 10 tháng năm 2009, thông qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước đã huy động được 11.300 tỷ đồng.
Việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu còn nhiều hạn chế, quy mô của thị trường trái phiếu chỉ chiếm 16%GDP. Việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu Chính phủ chưa thực sự gắn với nhu cầu huy động và giải ngân vốn từ ngân sách nhà nước. Tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ còn hạn chế, chưa làm cơ sở để xác định giá trị của các loại trái phiếu và các công cụ đầu tư khác trên thị trường.
Với chủ đề “Triển vọng chứng khoán Việt Nam 2010?”, tại cuộc giao lưu này, bạn đọc và các nhà đầu tư sẽ cùng các diễn giả đưa ra các đánh giá đa chiều về bức tranh thị trường chứng khoán trong năm 2009 và triển vọng thị trường năm 2010.
Bạn đọc, nhà đầu tư sẽ có cơ hội tìm hiểu thông tin từ lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán về chính sách thị trường, cũng như những chia sẻ từ các chuyên gia đến từ các công ty chứng khoán về quan điểm của họ đối với thị trường năm tới.
Với sự bảo trợ thông tin của Bản tin Tài chính (VTV1), buổi giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra vào lúc 14h-16h30 ngày 11/12/2009, tại trụ sở Thời báo Kinh tế Việt Nam (Hà Nội), với sự tham gia của các vị khách mời:
HTML clipboard
- Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)
- Ông Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI)
- Ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TSC)
- Bà Lê Lệ Hằng, Giám đốc Khối phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
- Ông Lê Anh Thi, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVSC)
- Ông Vũ Hữu Điền, Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi trước câu hỏi cho các vị khách mời tại buổi giao lưu, bằng cách click vào đây. VnEconomy xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn.
Theo công bố từ Bộ Tài chính, mức vốn hóa toàn thị trường cổ phiếu hiện nay đạt khoảng 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP của năm 2008. So với thời điểm cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hoá đã tăng gần gấp 3 lần.
Tính đến hết tháng 11/2009, số lượng tài khoản nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán đã lên tới 730 nghìn tài khoản, tăng tới 180 nghìn tài khoản so với cuối năm 2008. Mức tăng này cũng là con số ấn tượng so với mức tăng bình quân của 9 năm lịch sử của thị trường, tính từ thời điểm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đi vào hoạt động (ngày 20/7/2009).
Hiện nay, số lượng công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX là 438 doanh nghiệp (245 doanh nghiệp tại HNX và 193 doanh nghiệp tại HOSE) trong đó có cổ phiếu của một số tổng công ty, doanh nghiệp lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, 105 công ty chứng khoán đã được cấp phép và hoạt động, 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài, 8 ngân hàng lưu ký.
Về thị trường trái phiếu, trong năm 2009, áp lực và nhu cầu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu là rất lớn. Nhu cầu huy động vốn vào khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó Kho bạc Nhà nước là 126.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 10.000 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 10/2009, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành chỉ được khoảng 20.000 tỷ đồng, chỉ đạt 14% kế hoạch đề ra; trong đó phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là 14.470 tỷ đồng (đạt 10,3% kế hoạch), Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được 4.600 tỷ đồng.
Về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tổng khối lượng trái phiếu đã phát hành khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát hành được 617 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 2.000 tỷ đồng. Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trong 10 tháng năm 2009, thông qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước đã huy động được 11.300 tỷ đồng.
Việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu còn nhiều hạn chế, quy mô của thị trường trái phiếu chỉ chiếm 16%GDP. Việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu Chính phủ chưa thực sự gắn với nhu cầu huy động và giải ngân vốn từ ngân sách nhà nước. Tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ còn hạn chế, chưa làm cơ sở để xác định giá trị của các loại trái phiếu và các công cụ đầu tư khác trên thị trường.
Với chủ đề “Triển vọng chứng khoán Việt Nam 2010?”, tại cuộc giao lưu này, bạn đọc và các nhà đầu tư sẽ cùng các diễn giả đưa ra các đánh giá đa chiều về bức tranh thị trường chứng khoán trong năm 2009 và triển vọng thị trường năm 2010.
Bạn đọc, nhà đầu tư sẽ có cơ hội tìm hiểu thông tin từ lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán về chính sách thị trường, cũng như những chia sẻ từ các chuyên gia đến từ các công ty chứng khoán về quan điểm của họ đối với thị trường năm tới.
Với sự bảo trợ thông tin của Bản tin Tài chính (VTV1), buổi giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra vào lúc 14h-16h30 ngày 11/12/2009, tại trụ sở Thời báo Kinh tế Việt Nam (Hà Nội), với sự tham gia của các vị khách mời:
|
|
|
|
|
|
|
Ông Nguyễn Đoan Hùng | Ông Nguyễn Quang Bảo | Ông Hoàng Xuân Quyến | Ông Quách Mạnh Hào | Bà Lê Lệ Hằng | Ông Lê Anh Thi | Ông Vũ Hữu Điền |
- Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)
- Ông Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI)
- Ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TSC)
- Bà Lê Lệ Hằng, Giám đốc Khối phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
- Ông Lê Anh Thi, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVSC)
- Ông Vũ Hữu Điền, Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi trước câu hỏi cho các vị khách mời tại buổi giao lưu, bằng cách click vào đây. VnEconomy xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn.