Chính phủ duyệt Xi măng Đồng Bành về tay VISSAI
Đề xuất mua lại cổ phần tại Nhà máy Xi măng Đồng Bành của Hoàng Phát VISSAI đã được Chính phủ chấp thuận
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa chỉ đạo về việc chuyển nhượng cổ phần của COMA tại Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng, Bộ Xây dựng đã yêu cầu Hội đồng Thành viên Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) phối hợp với các đơn vị liên quan sớm triển khai thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần và quyền góp vốn của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành (DBC) cho Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát VISSAI theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo việc tái cơ cấu vốn của COMA tại DBC đạt được mục tiêu và hiệu quả theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước đó, ngày 24/8/2012, Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát VISSAI đã có đề nghị được mua lại toàn bộ cổ phần đã góp và quyền góp vốn của COMA tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Bành và ngày 29/8/2012, và hai bên đã ký biên bản thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần.
Trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, tháng 9/2012, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng cho phép Tập đoàn Sông Đà chỉ đạo để COMA chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình đầu tư tại DBC cho Công ty VISSAI theo giá thỏa thuận không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần như đề nghị của COMA) nhằm tái cơ cấu vốn điều lệ Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành.
Số lượng cổ phần được đề xuất chuyển nhượng lúc đó là 17.114.195 cổ phần, tương ứng số tiền 171.141.950.000 đồng theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để VISSAI thay Tập đoàn Sông Đà và COMA thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay do Bộ Tài chính bảo lãnh theo hợp đồng tín dụng ký bởi Công ty Cổ phần xi măng Đồng Bành và ngân hàng ANZ.
Được biết, dự án nhà máy xi măng Đồng Bành được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo quyết định số 318/TTg-CN ngày 28/3/2005, địa điểm xây dựng tại thị trấn Chi Lăng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, có công suất 2.500 tấn clinker/ ngày, tương đương 910.000 tấn xi măng/năm.
Khởi công từ tháng 10/2006, dự án có tổng mức đầu tư 1.298,2 tỷ đồng này được dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2008. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến tháng 9/2010, sản phẩm xi măng thương hiệu Đồng Bành đầu tiên mới ra lò.
Dự án này nhận được khá nhiều ưu ái từ các ngân hàng thương mại nhà nước và nước ngoài, trong đó khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là 272,142 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là 183,467 tỷ đồng, ngân hàng ANZ là 747,850 tỷ đồng; và vốn tự có của chủ đầu tư thì chỉ 301,542 tỷ đồng, tương đương khoảng 20% tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên, do có cổ đông rút khỏi dự án, phần vốn góp của cổ đông chi phối là COMA cũng tăng từ 51% tại thời điểm triển khai dự án lên 88,23% tổng vốn cam kết đóng góp của chủ đầu tư tại thời điểm nhà máy đi vào hoạt động, tương đương với 265,58 tỷ đồng.
Và chỉ sau 1 năm đi vào hoạt động, Công ty Xi măng Đồng Bành đã thiếu 141 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi, trong đó phải trả nợ tiền gốc và lãi đến hạn cho ngân hàng ANZ vào ngày 25/8/2011 là 3.493.633,33 USD (tương đương trên 72 tỷ đồng). Tuy nhiên, khoản vay này sau đó đã được Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ đứng ra bảo lãnh.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng, Bộ Xây dựng đã yêu cầu Hội đồng Thành viên Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) phối hợp với các đơn vị liên quan sớm triển khai thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần và quyền góp vốn của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành (DBC) cho Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát VISSAI theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo việc tái cơ cấu vốn của COMA tại DBC đạt được mục tiêu và hiệu quả theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước đó, ngày 24/8/2012, Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát VISSAI đã có đề nghị được mua lại toàn bộ cổ phần đã góp và quyền góp vốn của COMA tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Bành và ngày 29/8/2012, và hai bên đã ký biên bản thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần.
Trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, tháng 9/2012, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng cho phép Tập đoàn Sông Đà chỉ đạo để COMA chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình đầu tư tại DBC cho Công ty VISSAI theo giá thỏa thuận không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần như đề nghị của COMA) nhằm tái cơ cấu vốn điều lệ Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành.
Số lượng cổ phần được đề xuất chuyển nhượng lúc đó là 17.114.195 cổ phần, tương ứng số tiền 171.141.950.000 đồng theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để VISSAI thay Tập đoàn Sông Đà và COMA thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay do Bộ Tài chính bảo lãnh theo hợp đồng tín dụng ký bởi Công ty Cổ phần xi măng Đồng Bành và ngân hàng ANZ.
Được biết, dự án nhà máy xi măng Đồng Bành được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo quyết định số 318/TTg-CN ngày 28/3/2005, địa điểm xây dựng tại thị trấn Chi Lăng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, có công suất 2.500 tấn clinker/ ngày, tương đương 910.000 tấn xi măng/năm.
Khởi công từ tháng 10/2006, dự án có tổng mức đầu tư 1.298,2 tỷ đồng này được dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2008. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến tháng 9/2010, sản phẩm xi măng thương hiệu Đồng Bành đầu tiên mới ra lò.
Dự án này nhận được khá nhiều ưu ái từ các ngân hàng thương mại nhà nước và nước ngoài, trong đó khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là 272,142 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là 183,467 tỷ đồng, ngân hàng ANZ là 747,850 tỷ đồng; và vốn tự có của chủ đầu tư thì chỉ 301,542 tỷ đồng, tương đương khoảng 20% tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên, do có cổ đông rút khỏi dự án, phần vốn góp của cổ đông chi phối là COMA cũng tăng từ 51% tại thời điểm triển khai dự án lên 88,23% tổng vốn cam kết đóng góp của chủ đầu tư tại thời điểm nhà máy đi vào hoạt động, tương đương với 265,58 tỷ đồng.
Và chỉ sau 1 năm đi vào hoạt động, Công ty Xi măng Đồng Bành đã thiếu 141 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi, trong đó phải trả nợ tiền gốc và lãi đến hạn cho ngân hàng ANZ vào ngày 25/8/2011 là 3.493.633,33 USD (tương đương trên 72 tỷ đồng). Tuy nhiên, khoản vay này sau đó đã được Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ đứng ra bảo lãnh.