Cho vay tiêu dùng: Đã xuất hiện hạn mức kỷ lục!
Ngân hàng đồng loạt mở lại các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, nhưng cửa cho vay đã thực sự thoáng?
Ngân hàng đồng loạt mở lại các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, nhưng cửa cho vay đã thực sự thoáng?
Từ giữa tuần này, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đồng loạt thông báo chính thức mở cửa cho vay tiêu dùng, sau khi “nút thắt” lãi suất đã được Ngân hàng Nhà nước gỡ.
Những ghi nhận ban đầu cho thấy, có vẻ nghiệp vụ này đã thoáng hơn ở các hạn mức tín dụng và lãi suất vay vốn.
Hạn mức 500 triệu đồng
Trong năm 2007, năm tín dụng tiêu dùng bùng nổ, thị trường ghi nhận những hạn mức cho vay tín chấp cán bộ điều hành doanh nghiệp lên tới 200 - 300 triệu đồng.
Sau gần một năm bị siết chặt từ khó khăn thanh khoản trước đó và cơ chế lãi suất trần về sau, trong sự trở lại trên diện rộng từ giữa tuần này, thị trường ghi nhận kỷ lục về hạn mức cho vay tiêu dùng tín chấp tới 500 triệu đồng.
Kỷ lục trên có ở Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank). Cụ thể, theo thông báo của ngân hàng này, khách hàng là cán bộ, nhân viên của các tổ chức, doanh nghiệp có thể vay vốn mà không cần tài sản bảo đảm và không cần bảo lãnh trả thay của công ty với hạn mức vay có thể lên đến 500 triệu đồng, thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.
Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, “mặc dù tín chấp tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro (không có tài sản đảm bảo) nhưng nếu quy định rõ ràng, cụ thể với quy trình quản lý chặt chẽ thì đây chính là thị trường đầy tiềm năng để các công ty tài chính và ngân hàng khai thác, đặc biệt là trong hoàn cảnh các chính sách vĩ mô đang hướng tới việc đẩy mạnh phát triển kinh tế như hiện nay”.
Ngoài ra, ông Hưởng cho biết thêm, đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng tham gia kích cầu là một trong những mục tiêu lớn của LienVietBank trong năm 2009.
Đầu tuần này, một ngân hàng cổ phần lớn là Sacombank cũng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, tham gia kích cầu tiêu dùng bên cạnh việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) cho biết sẽ dành một gói 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng, cải thiện đời sống. Ngân hàng này còn áp dụng cơ chế tặng hợp đồng bảo hiểm “đính kèm” với giá trị tối đa lên tới 800 triệu đồng…
Cửa đã thực sự thoáng?
Ngày 23/1, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư số 01, hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Văn bản này chính thức tạo điều kiện để tín dụng tiêu dùng tìm hướng trở lại.
Với văn bản trên, các tổ chức tín dụng được thực hiện lãi suất thoả thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, được xác định giới hạn tín dụng liên quan…
Ngay sau văn bản trên, tại một ngân hàng thương mại cổ phần, một số nhân sự chủ chốt đã được trả lại đúng vị trí để mở lại nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, sau một thời gian bị điều chuyển do nghiệp vụ này bị đóng chặt.
Phó phòng Tín dụng ngân hàng trên cho biết, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã “bật đèn xanh”, nhưng việc triển khai cụ thể của ngân hàng mình vẫn đang dè chừng. Trước hết, phải chờ đợi phản ứng của các ngân hàng bạn, phải đánh giá lại thực tế của nhu cầu thị trường, hoạch định cơ chế kiểm soát rủi ro, lãi suất và xây dựng các hạn mức liên quan…
Theo đánh giá của ông, với sự trở lại này, nhiều ngân hàng sẽ thận trọng, đặc biệt là trong định hướng tăng trưởng tín dụng, giám sát rủi ro và chính sách lãi suất phù hợp.
Tại LienVietBank, mức lãi suất cho vay loại này thấp nhất là 1%/tháng, ứng với 12%/năm; được cho là mức thấp nhất trên thị trường hiện nay.
Tại một số ngân hàng thương mại khác, mức thấp nhất được ghi nhận ở mức 13,8%/năm, cao nhất là 15%/năm; nhiều thành viên áp phổ biến quanh mốc 14%/năm.
Theo phân tích của cán bộ tín dụng trên, dù thời gian qua lãi suất cho vay đã liên tục giảm, so với năm 2008 có vẻ đã xuống mức thấp và hấp dẫn đối với các nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã thận trọng hơn trong cơ chế thực hiện các mức lãi suất nói trên.
“Trong năm 2008, nhiều người phải vay loại này với lãi suất lên tới 2%/tháng. Đó là một mức cao. Cũng có thể vay được mức thấp hơn, nhưng thực tế chưa chắc đã có lợi, cũng như lãi suất 14% hay 15%/năm như hiện nay chưa hẳn đã thoáng”, ông này nhận định.
Cụ thể, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng cho vay tiêu dùng với lãi suất “add - on” (lãi suất tính trên tổng vốn gốc trong suốt thời hạn vay). Theo đó, có vẻ mức lãi suất thấp nhưng người vay vẫn phải trả trên tổng vốn vay ban đầu, dù dư nợ thực tế đã giảm dần.
Hiện nay, trong sự trở lại nói trên, độ thoáng của các mức lãi suất 14% - 15% còn phụ thuộc vào cơ chế của các sản phẩm. Với các sản phẩm tính theo cơ chế lãi suất “add-on” nói trên, đó vẫn là một rào cản lớn.
Mặt khác, với biến động của lãi suất như đã từng diễn ra trong năm 2008, người vay vốn trở nên thận trọng hơn với các kỳ điều chỉnh, bởi các khoản vay thường có kỳ hạn từ 2 - 4 năm, trong khi tình hình lãi suất hiện nay không chắc sẽ tiếp tục ổn định trong những năm tới.
Từ giữa tuần này, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đồng loạt thông báo chính thức mở cửa cho vay tiêu dùng, sau khi “nút thắt” lãi suất đã được Ngân hàng Nhà nước gỡ.
Những ghi nhận ban đầu cho thấy, có vẻ nghiệp vụ này đã thoáng hơn ở các hạn mức tín dụng và lãi suất vay vốn.
Hạn mức 500 triệu đồng
Trong năm 2007, năm tín dụng tiêu dùng bùng nổ, thị trường ghi nhận những hạn mức cho vay tín chấp cán bộ điều hành doanh nghiệp lên tới 200 - 300 triệu đồng.
Sau gần một năm bị siết chặt từ khó khăn thanh khoản trước đó và cơ chế lãi suất trần về sau, trong sự trở lại trên diện rộng từ giữa tuần này, thị trường ghi nhận kỷ lục về hạn mức cho vay tiêu dùng tín chấp tới 500 triệu đồng.
Kỷ lục trên có ở Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank). Cụ thể, theo thông báo của ngân hàng này, khách hàng là cán bộ, nhân viên của các tổ chức, doanh nghiệp có thể vay vốn mà không cần tài sản bảo đảm và không cần bảo lãnh trả thay của công ty với hạn mức vay có thể lên đến 500 triệu đồng, thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.
Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, “mặc dù tín chấp tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro (không có tài sản đảm bảo) nhưng nếu quy định rõ ràng, cụ thể với quy trình quản lý chặt chẽ thì đây chính là thị trường đầy tiềm năng để các công ty tài chính và ngân hàng khai thác, đặc biệt là trong hoàn cảnh các chính sách vĩ mô đang hướng tới việc đẩy mạnh phát triển kinh tế như hiện nay”.
Ngoài ra, ông Hưởng cho biết thêm, đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng tham gia kích cầu là một trong những mục tiêu lớn của LienVietBank trong năm 2009.
Đầu tuần này, một ngân hàng cổ phần lớn là Sacombank cũng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, tham gia kích cầu tiêu dùng bên cạnh việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) cho biết sẽ dành một gói 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng, cải thiện đời sống. Ngân hàng này còn áp dụng cơ chế tặng hợp đồng bảo hiểm “đính kèm” với giá trị tối đa lên tới 800 triệu đồng…
Cửa đã thực sự thoáng?
Ngày 23/1, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư số 01, hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Văn bản này chính thức tạo điều kiện để tín dụng tiêu dùng tìm hướng trở lại.
Với văn bản trên, các tổ chức tín dụng được thực hiện lãi suất thoả thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, được xác định giới hạn tín dụng liên quan…
Ngay sau văn bản trên, tại một ngân hàng thương mại cổ phần, một số nhân sự chủ chốt đã được trả lại đúng vị trí để mở lại nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, sau một thời gian bị điều chuyển do nghiệp vụ này bị đóng chặt.
Phó phòng Tín dụng ngân hàng trên cho biết, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã “bật đèn xanh”, nhưng việc triển khai cụ thể của ngân hàng mình vẫn đang dè chừng. Trước hết, phải chờ đợi phản ứng của các ngân hàng bạn, phải đánh giá lại thực tế của nhu cầu thị trường, hoạch định cơ chế kiểm soát rủi ro, lãi suất và xây dựng các hạn mức liên quan…
Theo đánh giá của ông, với sự trở lại này, nhiều ngân hàng sẽ thận trọng, đặc biệt là trong định hướng tăng trưởng tín dụng, giám sát rủi ro và chính sách lãi suất phù hợp.
Tại LienVietBank, mức lãi suất cho vay loại này thấp nhất là 1%/tháng, ứng với 12%/năm; được cho là mức thấp nhất trên thị trường hiện nay.
Tại một số ngân hàng thương mại khác, mức thấp nhất được ghi nhận ở mức 13,8%/năm, cao nhất là 15%/năm; nhiều thành viên áp phổ biến quanh mốc 14%/năm.
Theo phân tích của cán bộ tín dụng trên, dù thời gian qua lãi suất cho vay đã liên tục giảm, so với năm 2008 có vẻ đã xuống mức thấp và hấp dẫn đối với các nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã thận trọng hơn trong cơ chế thực hiện các mức lãi suất nói trên.
“Trong năm 2008, nhiều người phải vay loại này với lãi suất lên tới 2%/tháng. Đó là một mức cao. Cũng có thể vay được mức thấp hơn, nhưng thực tế chưa chắc đã có lợi, cũng như lãi suất 14% hay 15%/năm như hiện nay chưa hẳn đã thoáng”, ông này nhận định.
Cụ thể, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng cho vay tiêu dùng với lãi suất “add - on” (lãi suất tính trên tổng vốn gốc trong suốt thời hạn vay). Theo đó, có vẻ mức lãi suất thấp nhưng người vay vẫn phải trả trên tổng vốn vay ban đầu, dù dư nợ thực tế đã giảm dần.
Hiện nay, trong sự trở lại nói trên, độ thoáng của các mức lãi suất 14% - 15% còn phụ thuộc vào cơ chế của các sản phẩm. Với các sản phẩm tính theo cơ chế lãi suất “add-on” nói trên, đó vẫn là một rào cản lớn.
Mặt khác, với biến động của lãi suất như đã từng diễn ra trong năm 2008, người vay vốn trở nên thận trọng hơn với các kỳ điều chỉnh, bởi các khoản vay thường có kỳ hạn từ 2 - 4 năm, trong khi tình hình lãi suất hiện nay không chắc sẽ tiếp tục ổn định trong những năm tới.