“Chủ tịch nói vừa ký vừa run, tôi chia sẻ”
Uỷ ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ ba, thẩm tra ba dự án luật, trong đó có Luật Quy hoạch
“Phú Yên là mảnh đất nhỏ như thế mà có hơn 200 bản quy hoạch đè lên, nên tôi rất chia sẻ với Chủ tịch tỉnh là vừa ký vừa run”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông hồi âm ý kiến đại biểu.
Sáng 29/10, Uỷ ban Kinh tế đã họp phiên toàn thể lần thứ ba, thẩm tra ba dự án luật, trong đó có Luật Quy hoạch.
Quá lạm dụng
Là người góp ý đầu tiên, đại biểu Quốc hội đồng thời là Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hoàng Văn Trà nhấn mạnh sự “quá cần thiết” của Luật Quy hoạch.
“Hiện nay quá nhiều quy hoạch, nên ký quyết định đầu tư thấy run, vì anh em tham mưu cứ bảo đúng quy hoạch nhưng mình không nhớ hết được”, đại biểu Trà nói.
Vấn đề được ông Trà đề cập cũng được Chính phủ nêu tại tờ trình như là một trong những lý do quan trọng để ban hành Luật Quy hoạch.
Quy hoạch được lập quá nhiều, nhưng chất lượng quy hoạch thấp, quy hoạch không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện và thiếu khả thi gây lãng phí nguồn lực của đất nước, tờ trình của Chính phủ nêu.
“Mỗi lần đi tiếp xúc cử tri thì vấn đề bức xúc nhất là quy hoạch, quy hoạch treo quy hoạch chồng lấn, quy hoạch đã bị lạm dụng nên số lượng tăng rất nhanh”, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM) nói.
Ông Ngân đề nghị Uỷ ban Kinh tế cần có tiếng nói để các địa phương xoá ngay các quy hoạch treo, quy hoạch không phù hợp để tạo điều kiện cho dân đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nêu thực tế quy hoạch theo “phong trào”, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đại biểu Đoàn Văn Việt phân tích, vì tâm lý muốn đẩy lên một bước cho viễn cảnh tươi sáng, nên nhiều địa phương nên cố thuyết phục cấp trên, thậm chí vận động hành lang để phê duyệt quy hoạch “đẹp như tranh” nhưng giữa quy hoạch và thực tế có khoảng cách không nhỏ.
“Luật Quy hoạch cần rút ngắn cho được khoảng cách này”, ông Việt đề nghị.
Đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có Luật Quy hoạch nhưng những quy định cụ thể tại dự thảo còn khiến đại biểu băn khoăn.
Khoản 2 điều 7 dự thảo luật quy định Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài tài trợ kinh phí cho các hoạt động quy hoạch.
Đaị biểu Ngân nói, ông không đồng tình với quy định này vì khi đã tài trợ kinh phí thì rất huy hiểm, quy hoạch dễ bị chi phối, uốn lượn.
“Tiền để quy hoạch nên dùng ngân sách, chỉ nên huy động trí tuệ, tiền bỏ ra là có điều kiện, cần hết sức cẩn thận”, ông Ngân góp ý.
Chính phủ quyết mới linh hoạt
Dự thảo luật mới nhất, theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông thì đã tiếp thu nhiều ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, song cũng có nội dung Chính phủ xin bảo lưu.
Cụ thể, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia.
Theo Chính phủ, quy hoạch tổng thể quốc gia là công cụ giúp Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành về điều phối, phân bổ nguồn lực quốc gia một cách hiệu quả trên cơ sở tôn trọng quy luật kinh tế thị trường.
Việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia với sự tham gia của các bộ ngành, địa phương và sự tham gia ý kiến, phản biện của xã hội nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và tạo ra lợi ích cao nhất cho đất nước trong phát triển kinh tế xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Vì vậy, Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ vừa đảm bảo tính linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, đồng thời phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ khi quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Công Hồng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp thì quyết định thẩm quyền phải xem tầm quan trọng đến đâu.
“Quy hoạch là công cụ quan trọng để kiến tạo phát triển, quy hoạch tổng thể quốc gia có tầm chiến lược thì chắc chắn thẩm quyền quyết định phải là của Quốc hội”, ông Hồng lập luận.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng, Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia là chưa hợp lý, thẩm quyền đó là của Quốc hội.
Về thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Quang cho rằng nên quy định cấp nào phê duyệt cấp đó điều chỉnh mà nên để cấp trên điều chỉnh thì trách nhiệm sẽ cao hơn.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự án luật. “Chúng tôi rất cầu thị, không bảo thủ, nhưng cho chúng tôi cơ hội để làm”, ông Đông nói.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu tối đa ý kiến tại phiên họp hoàn thiện dự án luật để trình Quốc hội tại kỳ họp này.
Sáng 29/10, Uỷ ban Kinh tế đã họp phiên toàn thể lần thứ ba, thẩm tra ba dự án luật, trong đó có Luật Quy hoạch.
Quá lạm dụng
Là người góp ý đầu tiên, đại biểu Quốc hội đồng thời là Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hoàng Văn Trà nhấn mạnh sự “quá cần thiết” của Luật Quy hoạch.
“Hiện nay quá nhiều quy hoạch, nên ký quyết định đầu tư thấy run, vì anh em tham mưu cứ bảo đúng quy hoạch nhưng mình không nhớ hết được”, đại biểu Trà nói.
Vấn đề được ông Trà đề cập cũng được Chính phủ nêu tại tờ trình như là một trong những lý do quan trọng để ban hành Luật Quy hoạch.
Quy hoạch được lập quá nhiều, nhưng chất lượng quy hoạch thấp, quy hoạch không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện và thiếu khả thi gây lãng phí nguồn lực của đất nước, tờ trình của Chính phủ nêu.
“Mỗi lần đi tiếp xúc cử tri thì vấn đề bức xúc nhất là quy hoạch, quy hoạch treo quy hoạch chồng lấn, quy hoạch đã bị lạm dụng nên số lượng tăng rất nhanh”, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM) nói.
Ông Ngân đề nghị Uỷ ban Kinh tế cần có tiếng nói để các địa phương xoá ngay các quy hoạch treo, quy hoạch không phù hợp để tạo điều kiện cho dân đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nêu thực tế quy hoạch theo “phong trào”, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đại biểu Đoàn Văn Việt phân tích, vì tâm lý muốn đẩy lên một bước cho viễn cảnh tươi sáng, nên nhiều địa phương nên cố thuyết phục cấp trên, thậm chí vận động hành lang để phê duyệt quy hoạch “đẹp như tranh” nhưng giữa quy hoạch và thực tế có khoảng cách không nhỏ.
“Luật Quy hoạch cần rút ngắn cho được khoảng cách này”, ông Việt đề nghị.
Đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có Luật Quy hoạch nhưng những quy định cụ thể tại dự thảo còn khiến đại biểu băn khoăn.
Khoản 2 điều 7 dự thảo luật quy định Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài tài trợ kinh phí cho các hoạt động quy hoạch.
Đaị biểu Ngân nói, ông không đồng tình với quy định này vì khi đã tài trợ kinh phí thì rất huy hiểm, quy hoạch dễ bị chi phối, uốn lượn.
“Tiền để quy hoạch nên dùng ngân sách, chỉ nên huy động trí tuệ, tiền bỏ ra là có điều kiện, cần hết sức cẩn thận”, ông Ngân góp ý.
Chính phủ quyết mới linh hoạt
Dự thảo luật mới nhất, theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông thì đã tiếp thu nhiều ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, song cũng có nội dung Chính phủ xin bảo lưu.
Cụ thể, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia.
Theo Chính phủ, quy hoạch tổng thể quốc gia là công cụ giúp Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành về điều phối, phân bổ nguồn lực quốc gia một cách hiệu quả trên cơ sở tôn trọng quy luật kinh tế thị trường.
Việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia với sự tham gia của các bộ ngành, địa phương và sự tham gia ý kiến, phản biện của xã hội nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và tạo ra lợi ích cao nhất cho đất nước trong phát triển kinh tế xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Vì vậy, Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ vừa đảm bảo tính linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, đồng thời phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ khi quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Công Hồng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp thì quyết định thẩm quyền phải xem tầm quan trọng đến đâu.
“Quy hoạch là công cụ quan trọng để kiến tạo phát triển, quy hoạch tổng thể quốc gia có tầm chiến lược thì chắc chắn thẩm quyền quyết định phải là của Quốc hội”, ông Hồng lập luận.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng, Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia là chưa hợp lý, thẩm quyền đó là của Quốc hội.
Về thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Quang cho rằng nên quy định cấp nào phê duyệt cấp đó điều chỉnh mà nên để cấp trên điều chỉnh thì trách nhiệm sẽ cao hơn.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự án luật. “Chúng tôi rất cầu thị, không bảo thủ, nhưng cho chúng tôi cơ hội để làm”, ông Đông nói.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu tối đa ý kiến tại phiên họp hoàn thiện dự án luật để trình Quốc hội tại kỳ họp này.