Chứng khoán 2012 và những “khúc cua” chóng mặt
Không nên đổ lỗi cho sự kiện, những “khúc cua” của thị trường 2012 đã phản ánh chính xác nội tại của nền kinh tế
Thị trường chứng khoán phục hồi khá mạnh trong tháng 12 đã xoa dịu phần nào nỗi đau của nhà đầu tư về một năm thăng trầm với những diễn biến bất ngờ khó tưởng tưởng. Tuy nhiên nếu nhìn nhận thị trường chứng khoán như một tấm gương phản ánh nền kinh tế, thì thị trường năm 2012 chính là hình ảnh chân thực nhất.
5 tháng đầu năm: “Sóng thần” kỳ vọng
Với mức tăng hơn 48% trong 5 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vụt sáng trở lại, thu hút sự chú ý. “Thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giới”, “Thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn nhất ASEAN” là những cụm từ thường thấy tại thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm nay.
Với thực tế của thị trường trong 5 tháng đầu năm thì những “lời ban tặng” có cánh này không có gì sai. Thị trường thứ cấp lúc đó hội tụ đầy đủ hai yếu tố quan trọng nhất: thanh khoản cực lớn và giá tăng rất mạnh. Tháng 1 và nửa đầu tháng 2/2012, thị trường vẫn đi lên trong nghi ngờ khiến thanh khoản chỉ duy trì ở mức thấp, khoảng 550 tỷ đồng/phiên đối với các giao dịch khớp lệnh. Đến nửa sau tháng 2 trở đi, thanh khoản bắt đầu tăng vọt và duy trì liên tục mức giao dịch từ 1.500 tỷ đồng/phiên trở lên cho tới tận tuần đầu tiên của tháng 6. Đây là quy mô giao dịch cực kỳ ấn tượng vì năm 2011 là năm mà thanh khoản thị trường sụt giảm thấp nhất trong 3 năm gần nhất.
Nguyên nhân của con sóng này cũng chính là những bản sao ngược của tác động khiến thị trường lao dốc thẳng đứng trong 4 tháng cuối năm 2011: lạm phát và lãi suất. Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ đỉnh 23% trong tháng 8/2012 được đưa về quanh 7% vào thời điểm giữa năm 2012 là một tốc độ điều chỉnh thần kỳ. Mức tăng CPI theo tháng ngay từ tháng 2 đã cho dấu hiệu khả quan và thị trường chứng khoán luôn nhạy cảm đến mức chỉ cần nhìn thấy một xu hướng chứ chưa cần thấy một kết quả, đã phản ứng rất mạnh.
Nếu thị trường chỉ thuần túy phản ứng với sự kiện “bầu Kiên” thì một tuần phục hồi trở lại ngay sau đó phải đem lại hiệu quả rõ rệt hơn. Trái lại, thị trường có tới hơn 3 tháng ảm đạm và suy thoái.
Song hành cùng câu chuyện CPI là một đợt ép cắt giảm lãi suất huy động chóng mặt chưa từng thấy. Công cụ hành chính trần lãi suất liên tiếp bơm thuốc kích thích cho thị trường chứng khoán. Chỉ từ tháng 3 đến tháng 6, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp 5 lần ép trần lãi suất huy động giảm từ mức 14% xuống còn 9%. Phải nói đây là một sức ép mạnh đến mức gần như tháng nào nhà đầu tư cũng đón nhận thông tin lãi suất hạ.
Đi cùng với đó là hàng loạt những thông tin tích cực về công tác thanh tra, giám sát, xử phạt mạnh tay hoạt động “đi đêm” lãi suất khiến kênh “đầu tư” tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn. Từ chỗ dễ dàng ngồi không hưởng lợi 20-22%/năm với món tiền gửi, nhà đầu tư bắt đầu thấy bức bí khi phần lời nhận được chỉ còn 18-19%, rồi chỉ chậm một đêm khéo chỉ được 16,5%. Kênh chứng khoán lại khởi sắc trở lại và hiện tượng rút tiền gửi quay lại thị trường chứng khoán là điều có thật. Kỳ vọng về làn sóng tiền tiết kiệm đổ vào chứng khoán đã làm tăng tốc đáng kể chu kỳ phục hồi đang diễn ra.
Nhưng, thị trường chứng khoán luôn có một câu chuyện ưa thích nào đó trong từng thời điểm. Năm tháng đầu năm, câu chuyện ưa thích nhất được kể hàng ngày chính là lãi suất và thâu tóm, sáp nhập. Câu chuyện nào rồi cũng đến lúc phải nhạt đi để nhường chỗ cho câu chuyện mới. Dấu hiệu dễ thấy nhất của câu chuyện lãi suất nhạt dần, là đợt hạ lãi suất xuống 9% gần như không còn đem lại hiệu ứng hào hứng nào trên thị trường nữa. Và rồi, một câu chuyện không mới, nhưng dần chiếm được sự chú ý, mang tên “trì trệ” và “nợ xấu”!
“Ngày thứ Ba đen tối”: Đừng đổ lỗi cho sự kiện
Năm 2012 và có lẽ nhiều năm sau nữa, giới đầu tư vẫn chưa quên được “ngày thứ Ba đen tối” hôm 21/8. Sự kiện “bầu Kiên” bị bắt đã chiếm giữ nhiều trang báo về tài chính, chứng khoán. Khá nhiều thống kê về nhiều chục nghìn tỉ đồng, hay hàng tỉ USD vốn hóa đã bốc hơi trong tuần sụt giảm kinh hoàng đó.
Tuy nhiên, những xu hướng của thị trường vẫn thường bắt nguồn từ “nguyên nhân sâu xa” và biến cố lớn bùng nổ với “duyên cớ trực tiếp”. Nếu thị trường chỉ thuần túy phản ứng với sự kiện “bầu Kiên” thì một tuần phục hồi trở lại ngay sau đó phải đem lại hiệu quả rõ rệt hơn. Trái lại, thị trường có tới hơn 3 tháng ảm đạm và suy thoái.
Tuy nhiên, những xu hướng của thị trường vẫn thường bắt nguồn từ “nguyên nhân sâu xa” và biến cố lớn bùng nổ với “duyên cớ trực tiếp”. Nếu thị trường chỉ thuần túy phản ứng với sự kiện “bầu Kiên” thì một tuần phục hồi trở lại ngay sau đó phải đem lại hiệu quả rõ rệt hơn. Trái lại, thị trường có tới hơn 3 tháng ảm đạm và suy thoái.
Cho dù, những lo lắng, bất an của giới đầu tư sau vụ “bầu Kiên” còn bao trùm một thời gian dài sau đó. Nhưng cũng như câu chuyện “lãi suất”, câu chuyện “bắt bớ” có dấu hiệu nhạt dần với ảnh hưởng từ các sự kiện khởi tố các lãnh đạo ACB và “thăm hỏi” lãnh đạo STB đã không còn tạo nên biến động sốc như trước. Thị trường đã chuyển hướng quan tâm nhiều hơn tới câu chuyện nợ xấu, phá sản, trì trệ, tồn kho. Đáng tiếc là câu chuyện này lại không thể nhạt đi trong một sớm một chiều.
Thị trường chứng khoán là thực thể sống động và kỳ lạ, chỉ thích nghe những gì muốn nghe và tảng lờ tất cả những câu chuyện không hợp thời khác. Những câu chuyện lạc nhịp, lỗi mốt thì dù có thú vị đến đâu cũng chỉ thoảng qua, hiệu ứng tạo được không đáng kể.
Câu chuyện nợ xấu trở nên trầm trọng khi các con số báo cáo rối loạn, không giúp thị trường vẽ được bức tranh thật. Bị phủ một mức màn mờ ảo thì các suy diễn càng trở nên trầm trọng hơn. Bất động sản và ngân hàng là hai nhóm ngành quan trọng nhất trên thị trường chứng khoán bị định giá lại với mức độ rủi ro rất cao. Thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề không chỉ ở điểm số mà còn ở cả sự kỳ vọng. Gánh nặng nợ xấu thu hút đủ loại tranh cãi trái chiều với nhiều giải pháp, nhưng thị trường vẫn mông lung chưa rõ.
Hỗ trợ thị trường: Hãy kể câu chuyện thật hay và đúng mạch
Thị trường chứng khoán là thực thể sống động và kỳ lạ, chỉ thích nghe những gì muốn nghe và tảng lờ tất cả những câu chuyện không hợp thời khác. Những câu chuyện lạc nhịp, lỗi mốt thì dù có thú vị đến đâu cũng chỉ thoảng qua, hiệu ứng tạo được không đáng kể.
Một trong những câu chuyện như vậy rơi tõm vào hư không trong năm nay là câu chuyện rút ngắn thời gian thanh toán T+3. Trong quá khứ, rút ngắn thời gian thanh toán, đẩy nhanh vòng quay tiền và cổ phiếu là yêu cầu bức bách đến mức đôi khi cơ quan quản lý cũng cảm thấy “nóng mặt” khi thị trường chứng khoán Việt Nam bị so sánh với thị trường Lào, Campuchia! Đáng tiếc là câu chuyện T+3 “được kể” vào đầu tháng 9, khi câu chuyện “bắt bớ” còn đang sôi sục khắp hang cùng ngõ hẻm của thị trường.
Một trong những câu chuyện như vậy rơi tõm vào hư không trong năm nay là câu chuyện rút ngắn thời gian thanh toán T+3. Trong quá khứ, rút ngắn thời gian thanh toán, đẩy nhanh vòng quay tiền và cổ phiếu là yêu cầu bức bách đến mức đôi khi cơ quan quản lý cũng cảm thấy “nóng mặt” khi thị trường chứng khoán Việt Nam bị so sánh với thị trường Lào, Campuchia! Đáng tiếc là câu chuyện T+3 “được kể” vào đầu tháng 9, khi câu chuyện “bắt bớ” còn đang sôi sục khắp hang cùng ngõ hẻm của thị trường.
Câu chuyện được thị trường ưa thích nhất vào lúc này là “nợ xấu”, thậm chí còn thích hơn cả câu chuyện lãi suất. Tất cả những thông tin liên quan đến “nợ xấu” đều thu hút được chú ý, được diễn giải, được kỳ vọng hoặc thất vọng. Nếu có động lực nào nâng đỡ thị trường thì đó là một câu chuyện thật hay, thật mới về nợ xấu. Cách kể chuyện cũng là kỹ thuật quan trọng. Một câu chuyện dài đương nhiên phải kể làm nhiều phần và tìm được cách nuôi dưỡng kỳ vọng mới thành công và tạo được hiệu ứng tối đa.