Chứng khoán khiến nhu cầu vàng thế giới sa sút
Bất chấp biến động mạnh trong quý, giá vàng thế giới đã kết thúc quý 1 gần như quay trở lại “vạch xuất phát”
Nhu cầu tiêu thụ vàng của thế giới tiếp tục giảm trong quý 1 năm nay trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm tốc, giá vàng tăng nếu tính theo đồng nội tệ của một số nước, và thị trường chứng khoán tăng điểm.
Hãng tin CNBC dẫn số liệu hàng quý mới nhất do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố hôm qua cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, tổng nhu cầu vàng của thế giới đạt 1.079 tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời xuống dưới mức trung bình hàng quý 1 của 5 năm trở lại đây là 1.114 tấn.
Bất chấp biến động mạnh trong quý, giá vàng thế giới đã kết thúc quý 1 gần như quay trở lại “vạch xuất phát” ở mức 1.183 USD/oz.
Sáng ngày 15/5, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á đứng ở mức 1.220,4 USD/oz.
Trong quý 1, thị trường chứng khoán châu Á - khu vực tập trung nhiều quốc gia trong nhóm tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới - tăng 6%, phần nào khiến sức hấp dẫn của vàng suy giảm.
“Thị trường chứng khoán tăng điểm khiến nhu cầu vàng của Trung Quốc trong quý 1 sa sút, cả về đầu tư vàng và nữ trang vàng”, báo cáo của WGC có đoạn viết. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm 15% trong quý.
Nhu cầu vàng nữ trang của Trung Quốc - thành tố quan trọng nhất trong tổng nhu cầu giảm 10% trong quý 1, còn 213 tấn, mạnh hơn tốc độ giảm của nhu cầu trang sức toàn cầu nói chung. Nhu cầu nữ trang toàn thế giới giảm 3% trong quý so với cùng kỳ năm ngoái, còn 601 tấn.
Nhu cầu tiêu thụ vàng nữ trang của Ấn Độ trong quý 1 đạt 151 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2014. Quý 1 năm ngoái, nhu cầu vàng trang sức của nước này đã giảm xuống mức thấp bất thường do New Dehli áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu vàng.
Dù nhu cầu vàng trang sức của Trung Quốc và Ấn Độ giảm trong quý 1, hai nước này vẫn là hai thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Tính chúng, hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất châu Á chiếm 54% tổng nhu cầu vàng toàn cầu trong quý 1.
Trái với nhu cầu vàng nữ trang, nhu cầu đầu tư vàng của thế giới phục hồi nhẹ trong quý 1, với mức tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 279 tấn.
Trong quý, các quỹ tín thác (ETF) đầu tư vàng mua ròng 26 tấn vàng, đánh dấu quý mua ròng đầu tiên kể từ quý 4/2012. Các nhà đầu tư phương Tây hứng thú hơn với vàng là động lực phía sau việc mua ròng này.
Cùng với đó, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua ròng vàng, với tổng mức mua ròng 119 tấn vàng, xấp xỉ mức mua ròng trong cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ 17 liên tiếp các ngân hàng trung ương mua ròng vàng nhằm đa dạng hóa tài sản nắm giữ thay vì chỉ tập trung vào nắm đồng USD.
Hãng tin CNBC dẫn số liệu hàng quý mới nhất do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố hôm qua cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, tổng nhu cầu vàng của thế giới đạt 1.079 tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời xuống dưới mức trung bình hàng quý 1 của 5 năm trở lại đây là 1.114 tấn.
Bất chấp biến động mạnh trong quý, giá vàng thế giới đã kết thúc quý 1 gần như quay trở lại “vạch xuất phát” ở mức 1.183 USD/oz.
Sáng ngày 15/5, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á đứng ở mức 1.220,4 USD/oz.
Trong quý 1, thị trường chứng khoán châu Á - khu vực tập trung nhiều quốc gia trong nhóm tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới - tăng 6%, phần nào khiến sức hấp dẫn của vàng suy giảm.
“Thị trường chứng khoán tăng điểm khiến nhu cầu vàng của Trung Quốc trong quý 1 sa sút, cả về đầu tư vàng và nữ trang vàng”, báo cáo của WGC có đoạn viết. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm 15% trong quý.
Nhu cầu vàng nữ trang của Trung Quốc - thành tố quan trọng nhất trong tổng nhu cầu giảm 10% trong quý 1, còn 213 tấn, mạnh hơn tốc độ giảm của nhu cầu trang sức toàn cầu nói chung. Nhu cầu nữ trang toàn thế giới giảm 3% trong quý so với cùng kỳ năm ngoái, còn 601 tấn.
Nhu cầu tiêu thụ vàng nữ trang của Ấn Độ trong quý 1 đạt 151 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2014. Quý 1 năm ngoái, nhu cầu vàng trang sức của nước này đã giảm xuống mức thấp bất thường do New Dehli áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu vàng.
Dù nhu cầu vàng trang sức của Trung Quốc và Ấn Độ giảm trong quý 1, hai nước này vẫn là hai thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Tính chúng, hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất châu Á chiếm 54% tổng nhu cầu vàng toàn cầu trong quý 1.
Trái với nhu cầu vàng nữ trang, nhu cầu đầu tư vàng của thế giới phục hồi nhẹ trong quý 1, với mức tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 279 tấn.
Trong quý, các quỹ tín thác (ETF) đầu tư vàng mua ròng 26 tấn vàng, đánh dấu quý mua ròng đầu tiên kể từ quý 4/2012. Các nhà đầu tư phương Tây hứng thú hơn với vàng là động lực phía sau việc mua ròng này.
Cùng với đó, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua ròng vàng, với tổng mức mua ròng 119 tấn vàng, xấp xỉ mức mua ròng trong cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ 17 liên tiếp các ngân hàng trung ương mua ròng vàng nhằm đa dạng hóa tài sản nắm giữ thay vì chỉ tập trung vào nắm đồng USD.