Chứng khoán thế giới: Cứu “đại gia”, thị trường vẫn xuống
Ngày 14/7, chứng khoán châu Âu tăng điểm trong khi thị trường Mỹ đi xuống bất chấp kế hoạch giải cứu “đại gia” được công bố
Ngày 14/7, chứng khoán châu Âu tăng điểm trong khi thị trường Mỹ đi xuống bất chấp kế hoạch giải cứu “đại gia” được công bố. Chỉ số
Chứng khoán Mỹ: Cứu “đại gia”, thị trường vẫn xuống
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Tám tại NYMEX trong ngày 14/7 đã tăng thêm 10 cent/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 145,18 USD/thùng.
Thông tin liên quan đến hai hãng cho vay thế chấp địa ốc Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) hôm 13/7 đã lên kế hoạch mua lại cổ phần và cho vay vốn đối với Fannie Mae và Freddie Mac.
Kế hoạch cứu Fannie và Freddie được công bố nhằm trấn an thị trường chứng khoán Phố Wall trước khi một làn sóng bán tháo các loại chứng khoán do Freddie và Fannie phát hành có thể xảy ra vào buổi sáng thứ Hai.
Được biết, khi mới thành lập Fannie chỉ có khoảng 15 tỷ USD dư nợ trong tay, còn hiện nay, con số này đã lên tới 800 tỷ USD. Freddie cũng có lượng dư nợ khoảng 740 tỷ USD. Trong khi đó, hiện lượng nợ cầm cố mà hai công ty này nắm giữ hoặc bảo lãnh có trị giá hơn 5.000 tỷ USD.
Hôm thứ Hai, FED đã chính thức thông qua Điều luật mà theo đó sẽ nghiêm cấm các hành vi lừa dối trong lĩnh vực cho vay thế chấp.
Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke nói rằng các quy định mới sẽ giúp bảo vệ khách hàng và tăng tính cạnh tranh cho thị trường cho vay thế chấp bằng việc nâng cao các chuẩn mực mà các nhà cho vay phải thực hiện.
Các điều luật mới này buộc các nhà cho vay phải nâng mức chuẩn cho vay đối với các đối tượng và phải đảm bảo rằng những khoản thu nhập và tài sản của người đi vay phải đảm bảo sẽ trả được khoản vay đó.
Một điểm mới nữa là, FED có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay thế chấp để ngăn ngừa từ xa những rủi ro có thể xảy ra.
Liên quan đến thương vụ có giá trị hàng chục tỷ USD, hôm chủ nhật 13/7, hãng InBev của Bỉ đã đồng ý mua lại hãng bia lớn nhất của Mỹ, Anheuser-Busch với giá 52 tỷ USD. Với thương vụ này, doanh thu của InBev - Anheuser-Busch ước tính sẽ đạt 35 tỷ USD và sẽ vượt qua hãng bia số một châu Âu - SABMiller of London.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục trong sắc đỏ bất chấp kế hoạch giải cứu hai “đại gia” và nỗ lực cứu vớt ngân hàng IndyMac Bank.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 45,35 điểm, tương đương -0,41%, đóng cửa ở mức 11.055,19.
Chỉ số Nasdaq phiên này sụt giảm 26,21 điểm, tương ứng -1,17%, chốt ở mức 2.122,87.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 11,19 điểm, tương đương -0,9%, đóng cửa ở mức 1.228,30.
Chứng khoán châu Âu: Đồng loạt lên điểm
Hôm thứ Hai, Cơ quan thống kê châu Âu thông báo, sản xuất công nghiệp của 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro trong tháng Năm đã giảm 1,9% so với tháng Tư.
Trong đó, sản xuất công nghiệp trong tháng Năm của Đức và Pháp đều giảm 2,6% so với tháng Tư, trong khi sản xuất công nghiệp của Italia giảm 1,4%.
Như vậy, đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/1992 và so với cùng kỳ năm ngoái, sản xuất công nghiệp của khu vực này đã giảm 0,6%.
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại do thông tin hỗ trợ từ hoạt động mua bán sáp nhập của khối ngân hàng và công ty bia trong khi kế hoạch giải cứu hai nhà cho vay thế chấp địa ốc được ban bố giúp an lòng giới đầu tư.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 38,80 điểm, tương đương 0,74%, đóng cửa ở mức 5.300,40, khối lượng giao dịch đạt 2,23 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 0,76%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên giao dịch đầu tuần tăng 1,02%, khối lượng giao dịch ở mức 154 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Đồng loạt giảm điểm
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Hai chìm trong sắc đỏ sau khi tăng điểm phiên cuối tuần trước. Những quan ngại về thị trường tài chính Mỹ và giá dầu tăng là nguyên nhân chính tác động đến thị trường.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục giảm điểm và xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua. Lo ngại về khả năng phá sản của hai hãng cho vay thế chấp địa ốc hàng đầu nước Mỹ có thể tác động mạnh đến hệ thống tài chính Mỹ và Nhật khiến thị trường tiếp tục lùi bước.
Khối tài chính giảm điểm mạnh nhất do tác động từ khối tài chính Mỹ, tuy nhiên nhờ có sức tăng của cổ phiếu các nhà sản xuất thép do có thông tin giá thép có thể sẽ tăng.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 29,53 điểm, tương đương 0,23%, đóng cửa ở mức 13.010,16.
Chuyển qua thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên giao dịch đầu tuần đã đảo chiều và giảm gần 1%. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 0,77%, đóng cửa ở mức 22.014,46.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 1,21%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,57%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,78%.
Thông tin từ Trung Quốc cho hay, mức dự trữ ngoại tệ của nước này trong tháng Sáu đã đạt trên 1,81 nghìn tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết, trong năm nay đồng Nhân Dân Tệ đã tăng 6,9% so với đồng USD.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc phiên này đã tăng điểm trở lại sau khi mất điểm phiên giao dịch cuối tuần trước. Bất chấp các chỉ số chứng khoán của nhiều thị trường lớn khác giảm điểm, chỉ số Shanghai Composite đã tăng 0,76%, chốt ở mức 2.878,26.
Thị trường
Phiên trước
Đóng cửa
Tăng / giảm (điểm)
Tăng / giảm (%)
Mỹ
Dow Jones
11.100,54
11.055,19
-45,35
-0,41
Nasdaq
2.239,08
2.212,87
-26,21
-1,17
S&P 500
1.239,49
1.228,30
-11,19
-0,90
Anh
FTSE 100
5.261,60
5.300,40
+38,80
+0,74
Đức
DAX
6.153,30
6.200,25
+46,95
+0,76
Pháp
CAC 40
4.100,64
4.142,53
+41,89
+1,02
Đài Loan
Taiwan Weighted
7.244,76
7.156,96
-87,80
-1,21
Nhật
Nikkei 225
13.039,69
13.010,16
-29,53
-0,23
Hồng Kông
Hang Seng
22.184,55
22.014,46
-170,09
-0,77
Hàn Quốc
KOSPI Composite
1.567,51
1.558,62
-8,89
-0,57
Singapore
Straits Times
2.926,58
2.904,12
-22,72
-0,78
Trung Quốc
Shanghai Composite
2.856,63
2.878,26
+21,62
+0,76
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg