Chứng khoán thế giới: Khó khăn tháng cuối năm
Chứng khoán tháng cuối năm đã diễn ra không mấy suôn sẻ khi các hàn thử biểu chính chỉ đi lên trong quãng thời gian ngắn ngủi trước và sau Giáng sinh
Chứng khoán tháng cuối năm đã diễn ra không mấy suôn sẻ khi các hàn thử biểu chính chỉ đi lên trong quãng thời gian ngắn ngủi trước và sau Giáng sinh. 2/3 số lượng phiên giao dịch còn lại, chứng khoán thế giới lùi nhiều hơn tiến.
Ngày 27/12, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, tháng vừa rồi các đơn đặt hàng xe hơi, máy bay và các hàng hóa khác trong mấy năm vừa qua đã tăng 0,1%, ít hơn con số 2% trong bản đánh giá của Bloomberg. Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng thêm 1.000, lên 349.000.
Phản ứng với thông tin này, chứng khoán Mỹ mất điểm mạnh trong phiên giao dịch 28/12 và kết thúc quý 4 tồi tệ nhất kể từ năm 2000. Tuần thứ hai liên tiếp, lợi tức của trái phiếu kho bạc lại sụt giảm. Lợi tức của trái phiếu 10 năm giảm 0,1%, xuống ở mức 4,07%.
Cổ phiếu Citigroup, JPMorgan Chase, và Merrill Lynch mất điểm sau khi một nhà phân tích của Goldman Sachs, ông William Tanona đưa ra dự báo các công ty này có thể bị thâm hụt thêm 34 tỷ USD tài sản có “họ” thế chấp. Edward Hemmelgarn, chuyên viên quản lý quỹ của Shaker Investment ở Cleveland nhận xét: “Thị trường đang phải vật lộn. Nếu nhìn vào các tin tức kinh tế, các bạn cũng thấy càng ngày càng bi quan hơn”.
Sự mất mát này đẩy S&P 500 xuống 5,5% so với đỉnh cao kỷ lục nhất đạt được hôm 9/10. Standard & Poor's 500 đã tổn thất 3,2% kể từ cuối tháng 9, cắt xén thành quả đã đạt được trong năm nay của chỉ số này xuống mức 4,2%. Tuần này, S&P 500 đã mất 0,4%, chỉ còn 1.478,49 điểm. Dow Jones trượt 0,6% xuống ở mức 13.365,87 điểm. Nasdaq Composite mất 0,7%, đứng ở mức 2.674,46 điểm.
Theo chuyên gia phân tích của Goldman, Citigroup có thể phải cắt giảm 18,7 tỷ USD trong chiếc bánh sở hữu trong quý IV, và giảm 40% cổ tức để bổ sung vào nguồn vốn. JP Morgan có thể mất mát 3,4 tỷ USD, trong khi Merrill cũng có khả năng phải “chia tay” 11,5 tỷ USD cổ phần.
Theo số liệu của Bloomberg, những khoản thua lỗ và thâm hụt tài sản của các ngân hàng và những công ty chứng khoán lớn nhất thế giới sẽ vào khoảng 97 tỷ USD. Trong tuần này, các cổ phiếu chứng khoán trong S&P 500 đã mất 1,4%, đưa mức tổn thất cả năm 2007 lên đến 21%. Đây là con số lớn nhất kể từ con số 24% của năm 1990.
Michael Mullaney, giám đốc quản lý quỹ tại Fiduciary Trust ở Boston bình luận: “Chúng ta đang ở tình thế năm ăn năm thua trong cuộc vật lộn chống suy thoái bởi vì sức mạnh của thị trường không phải là mất hẳn”.
Theo tính toán của Bloomberg, xác suất của việc ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm thêm 1/4 điểm đã tăng lên 90%, từ mức 80% của tuần trước. Trong tháng 12, có thể có thêm 70.000 việc làm bổ sung ở Mỹ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến mức 4,8%.
Phiên giao dịch cuối năm, hầu hết các thị trường châu Á đều mất điểm, tổn thất nặng nề nhất là Nhật và Trung Quốc khi hầu hết các hàn thử biểu của hai thị trường này đều mất điểm. Nikkei 225 mất 256,91 điểm (1,65%) còn ở mức 15.307,78 điểm. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc mất 29,26 điểm, chỉ còn 5.338,28 điểm (0,55%).
Tổng kết cả tuần, các thị trường ở châu Á đều có kết quả không quá thất vọng, dẫn đầu là cổ phiếu của các công ty sản xuất hàng hóa sau khi giá vàng và giá dầu leo thang. Cả tuần qua, vàng đã tăng được 3,4%, con số tăng trưởng của cả năm là 32% nhờ vào đồng USD ngày càng yếu đi và xung đột liên tiếp ở Trung Đông gây lo ngại lớn về nguồn cung dầu mỏ.
Chỉ số MSCI châu Á- Thái Bình Dương cũng đã tăng được 1,8%, lên mức 156,26 điểm, gỡ gạc phần nào 6,8% đã mất trong hai tuần vừa qua. Tính cả năm, thước đo này đã tăng được 11,2%, kết quả thấp nhất trong 5 năm qua.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đạt tròn trịa 32% tăng trưởng trong năm nay khi tổng kết phiên giao dịch cuối năm. Nikkei 225 của Nhật thêm 0,3%, giảm mức tổn thất cả năm của chỉ số này xuống 11%. Nhật là thị trường hoạt động kém cỏi nhất trong 10 thị trường lớn nhất thế giới.
Toyota, ông chủ sản xuất xe hơi lớn nhất nước Nhật, thêm 0,3% lên mức 6.040 Yên. Tính cả năm, cổ phiếu này vẫn tổn thất 24% do lo ngại về nhu cầu tiêu dùng eo hẹp ở Mỹ. Toyota cho biết, sang năm, họ sẽ bán được 9,85 triệu ô tô, cao hơn mức dự tính là 9,8 triệu nhờ vào doanh thu bán hàng ở các khu vực châu Á ngoài Nhật tăng mạnh.
Ngày 27/12, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, tháng vừa rồi các đơn đặt hàng xe hơi, máy bay và các hàng hóa khác trong mấy năm vừa qua đã tăng 0,1%, ít hơn con số 2% trong bản đánh giá của Bloomberg. Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng thêm 1.000, lên 349.000.
Phản ứng với thông tin này, chứng khoán Mỹ mất điểm mạnh trong phiên giao dịch 28/12 và kết thúc quý 4 tồi tệ nhất kể từ năm 2000. Tuần thứ hai liên tiếp, lợi tức của trái phiếu kho bạc lại sụt giảm. Lợi tức của trái phiếu 10 năm giảm 0,1%, xuống ở mức 4,07%.
Cổ phiếu Citigroup, JPMorgan Chase, và Merrill Lynch mất điểm sau khi một nhà phân tích của Goldman Sachs, ông William Tanona đưa ra dự báo các công ty này có thể bị thâm hụt thêm 34 tỷ USD tài sản có “họ” thế chấp. Edward Hemmelgarn, chuyên viên quản lý quỹ của Shaker Investment ở Cleveland nhận xét: “Thị trường đang phải vật lộn. Nếu nhìn vào các tin tức kinh tế, các bạn cũng thấy càng ngày càng bi quan hơn”.
Sự mất mát này đẩy S&P 500 xuống 5,5% so với đỉnh cao kỷ lục nhất đạt được hôm 9/10. Standard & Poor's 500 đã tổn thất 3,2% kể từ cuối tháng 9, cắt xén thành quả đã đạt được trong năm nay của chỉ số này xuống mức 4,2%. Tuần này, S&P 500 đã mất 0,4%, chỉ còn 1.478,49 điểm. Dow Jones trượt 0,6% xuống ở mức 13.365,87 điểm. Nasdaq Composite mất 0,7%, đứng ở mức 2.674,46 điểm.
Theo chuyên gia phân tích của Goldman, Citigroup có thể phải cắt giảm 18,7 tỷ USD trong chiếc bánh sở hữu trong quý IV, và giảm 40% cổ tức để bổ sung vào nguồn vốn. JP Morgan có thể mất mát 3,4 tỷ USD, trong khi Merrill cũng có khả năng phải “chia tay” 11,5 tỷ USD cổ phần.
Theo số liệu của Bloomberg, những khoản thua lỗ và thâm hụt tài sản của các ngân hàng và những công ty chứng khoán lớn nhất thế giới sẽ vào khoảng 97 tỷ USD. Trong tuần này, các cổ phiếu chứng khoán trong S&P 500 đã mất 1,4%, đưa mức tổn thất cả năm 2007 lên đến 21%. Đây là con số lớn nhất kể từ con số 24% của năm 1990.
Michael Mullaney, giám đốc quản lý quỹ tại Fiduciary Trust ở Boston bình luận: “Chúng ta đang ở tình thế năm ăn năm thua trong cuộc vật lộn chống suy thoái bởi vì sức mạnh của thị trường không phải là mất hẳn”.
Theo tính toán của Bloomberg, xác suất của việc ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm thêm 1/4 điểm đã tăng lên 90%, từ mức 80% của tuần trước. Trong tháng 12, có thể có thêm 70.000 việc làm bổ sung ở Mỹ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến mức 4,8%.
Phiên giao dịch cuối năm, hầu hết các thị trường châu Á đều mất điểm, tổn thất nặng nề nhất là Nhật và Trung Quốc khi hầu hết các hàn thử biểu của hai thị trường này đều mất điểm. Nikkei 225 mất 256,91 điểm (1,65%) còn ở mức 15.307,78 điểm. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc mất 29,26 điểm, chỉ còn 5.338,28 điểm (0,55%).
Tổng kết cả tuần, các thị trường ở châu Á đều có kết quả không quá thất vọng, dẫn đầu là cổ phiếu của các công ty sản xuất hàng hóa sau khi giá vàng và giá dầu leo thang. Cả tuần qua, vàng đã tăng được 3,4%, con số tăng trưởng của cả năm là 32% nhờ vào đồng USD ngày càng yếu đi và xung đột liên tiếp ở Trung Đông gây lo ngại lớn về nguồn cung dầu mỏ.
Chỉ số MSCI châu Á- Thái Bình Dương cũng đã tăng được 1,8%, lên mức 156,26 điểm, gỡ gạc phần nào 6,8% đã mất trong hai tuần vừa qua. Tính cả năm, thước đo này đã tăng được 11,2%, kết quả thấp nhất trong 5 năm qua.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đạt tròn trịa 32% tăng trưởng trong năm nay khi tổng kết phiên giao dịch cuối năm. Nikkei 225 của Nhật thêm 0,3%, giảm mức tổn thất cả năm của chỉ số này xuống 11%. Nhật là thị trường hoạt động kém cỏi nhất trong 10 thị trường lớn nhất thế giới.
Toyota, ông chủ sản xuất xe hơi lớn nhất nước Nhật, thêm 0,3% lên mức 6.040 Yên. Tính cả năm, cổ phiếu này vẫn tổn thất 24% do lo ngại về nhu cầu tiêu dùng eo hẹp ở Mỹ. Toyota cho biết, sang năm, họ sẽ bán được 9,85 triệu ô tô, cao hơn mức dự tính là 9,8 triệu nhờ vào doanh thu bán hàng ở các khu vực châu Á ngoài Nhật tăng mạnh.