“Chứng khoán Trung Quốc có thể giảm thêm 35%”
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán nước này không phải là điều hợp lý trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế u ám hiện nay
Thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể giảm thêm 35%, đưa chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải về mức phân nửa của mức đỉnh thiết lập vào tháng trước.
Đây là nhận định mà ông George Magnus, một cố vấn kinh tế độc lập cao cấp của ngân hàng Thụy Sỹ UBS đưa ra trong một cuộc trao đổi với kênh truyền hình Bloomberg.
“Thị trường sẽ trở lại vạch xuất phát”, ông Magnus phát biểu từ London ngày 16/7. “Chỉ số Shanghai Composite sẽ giảm về mức khoảng 2.500-2.800 điểm”.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/7, chỉ số này tăng 3,5%, lên mức 3.957,35. So với mức đỉnh thiết lập hôm 12/6, chỉ số này hiện đang thấp hơn khoảng 26%.
Magnus lý giải, ông bi quan về triển vọng giá cổ phiếu Trung Quốc bởi sự phục hồi của thị trường chứng khoán nước này không phải là điều hợp lý trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế u ám hiện nay.
Trong 6 tháng đầu năm, sự tăng điểm như vũ bão của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, thị trường bất động sản còn ì ạch và lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc chỉ tăng trưởng ở mức khoảng một nửa so với mức tăng 7% của toàn bộ nền kinh tế.
Magnus không phải là chuyên gia duy nhất bi quan về chứng khoán và kinh tế Trung Quốc. Ông Ruchir Sharma, trưởng bộ phận thị trường mới nổi thuộc công ty Morgan Stanley Investment Management nói sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc trong những năm tới có thể đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái.
“Trong 6-12 tháng tới, triển vọng này vẫn sẽ không có sự thay đổi. Nói cách khác, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc”, ông Magnus phát biểu.
Các nhà quản lý quỹ nổi tiếng của Mỹ như Bill Ackman, Jeffrey Gundlach hay Paul Singer đều đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về rủi ro trên thị trường chứng khoán biến động mạnh và phụ thuộc vào vay nợ của Trung Quốc. Đối với những quỹ lớn như BlackRock hay Templeton Emerging Markets, giá cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục cần phải giảm sâu hơn mới đáng để mua vào.
Để cứu thị trường chứng khoán, nhà chức trách Trung Quốc đã tung nhiều biện pháp mạnh, từ cấm các cổ đông lớn bán ra cổ phiếu, yêu cầu các công ty nhà nước mua cổ phiếu, cho tới cho phép hàng nghìn cổ phiếu ngừng giao dịch.
Theo ông Magnus, sẽ còn có thêm nhiều sáng kiến được đưa ra trong thời gian tới để hỗ trợ thị trường.
“Trung Quốc đã nới lỏng các lực lượng thị trường trong khoảng 1 năm đến 1 năm rưỡi qua để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Nhưng tôi nghĩ là họ đã phát hoảng vì những gì diễn ra trên thị trường”, ông Magnus nói. “Đưa thị trường với đặc trưng Trung Quốc vào nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng là một trong những mục tiêu mà lãnh đạo nước này đưa ra cách đây 2 năm. Nhưng tôi không cho là họ thích kết quả này”.
Đây là nhận định mà ông George Magnus, một cố vấn kinh tế độc lập cao cấp của ngân hàng Thụy Sỹ UBS đưa ra trong một cuộc trao đổi với kênh truyền hình Bloomberg.
“Thị trường sẽ trở lại vạch xuất phát”, ông Magnus phát biểu từ London ngày 16/7. “Chỉ số Shanghai Composite sẽ giảm về mức khoảng 2.500-2.800 điểm”.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/7, chỉ số này tăng 3,5%, lên mức 3.957,35. So với mức đỉnh thiết lập hôm 12/6, chỉ số này hiện đang thấp hơn khoảng 26%.
Magnus lý giải, ông bi quan về triển vọng giá cổ phiếu Trung Quốc bởi sự phục hồi của thị trường chứng khoán nước này không phải là điều hợp lý trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế u ám hiện nay.
Trong 6 tháng đầu năm, sự tăng điểm như vũ bão của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, thị trường bất động sản còn ì ạch và lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc chỉ tăng trưởng ở mức khoảng một nửa so với mức tăng 7% của toàn bộ nền kinh tế.
Magnus không phải là chuyên gia duy nhất bi quan về chứng khoán và kinh tế Trung Quốc. Ông Ruchir Sharma, trưởng bộ phận thị trường mới nổi thuộc công ty Morgan Stanley Investment Management nói sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc trong những năm tới có thể đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái.
“Trong 6-12 tháng tới, triển vọng này vẫn sẽ không có sự thay đổi. Nói cách khác, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc”, ông Magnus phát biểu.
Các nhà quản lý quỹ nổi tiếng của Mỹ như Bill Ackman, Jeffrey Gundlach hay Paul Singer đều đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về rủi ro trên thị trường chứng khoán biến động mạnh và phụ thuộc vào vay nợ của Trung Quốc. Đối với những quỹ lớn như BlackRock hay Templeton Emerging Markets, giá cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục cần phải giảm sâu hơn mới đáng để mua vào.
Để cứu thị trường chứng khoán, nhà chức trách Trung Quốc đã tung nhiều biện pháp mạnh, từ cấm các cổ đông lớn bán ra cổ phiếu, yêu cầu các công ty nhà nước mua cổ phiếu, cho tới cho phép hàng nghìn cổ phiếu ngừng giao dịch.
Theo ông Magnus, sẽ còn có thêm nhiều sáng kiến được đưa ra trong thời gian tới để hỗ trợ thị trường.
“Trung Quốc đã nới lỏng các lực lượng thị trường trong khoảng 1 năm đến 1 năm rưỡi qua để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Nhưng tôi nghĩ là họ đã phát hoảng vì những gì diễn ra trên thị trường”, ông Magnus nói. “Đưa thị trường với đặc trưng Trung Quốc vào nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng là một trong những mục tiêu mà lãnh đạo nước này đưa ra cách đây 2 năm. Nhưng tôi không cho là họ thích kết quả này”.