Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất thế giới
So với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 6, Shanghai Composite Index hiện đã giảm một nửa
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang khép lại tháng 7 với kết quả giao dịch tồi tệ nhất thế giới. Các nỗ lực của Chính phủ nước này dường như chưa thể khôi phục được niềm tin của các nhà đầu tư sau đợt sụt giảm khiến 4 nghìn tỷ USD vốn hóa “bốc hơi”.
Theo tin từ Bloomberg, lúc hơn 9h sáng nay (31/7) theo giờ địa phương, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải giảm 1,6%, còn 3.647,39 điểm. So với mức chốt của tháng 6, chỉ số này hiện giảm 15%, mạnh hơn mức giảm của bất kỳ thị trường chứng khoán lớn nào khác trên thế giới.
Dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay là nhóm cổ phiếu công nghệ. Giới đầu tư lo ngại rằng thống kê về ngành sản xuất công nghiệp mà Trung Quốc công bố vào ngày thứ Bảy (1/8) sẽ là số liệu kém khả quan.
So với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 6, Shanghai Composite Index hiện đã giảm một nửa. Chính phủ Trung Quốc đã tung ra những biện pháp chưa từng có tiền lệ để cứu thị trường, nhưng có vẻ chưa thành công. Các quỹ đầu tư nhà nước của Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ mua vào cổ phiếu, nhưng các nhà đầu tư vẫn mạnh tay bán ra cổ phiếu ký quỹ để có tiền trả nợ, trong khi số tài khoản đầu tư chứng khoán mới mở sụt giảm mạnh.
“Các biện pháp hỗ trợ thị trường có thể đã kém hiệu quả hơn so với những gì Bắc Kinh mong đợi”, ông Bernard Aw, chiến lược gia công ty IG Asia Pte. ở Singapore, nhận xét. “Chừng nào các nhà đầu tư tổ chức không mở tài khoản để giao dịch cổ phiếu với khối lượng lớn, thì các biện pháp của Chính phủ Trung Quốc sẽ chỉ có ảnh hưởng giới hạn tới thị trường”.
Đợt giảm điểm chóng mặt kéo dài 1 tháng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã “cuốn phăng” khoảng 4 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa. Để ngăn đà sụt giảm của thị trường, Bắc Kinh đã cho phép hàng nghìn công ty niêm yết phải tạm ngừng giao dịch cổ phiếu, cấm các cổ đông lớn bán ra cổ phiếu, và dành sẵn lượng thanh khoản 480 tỷ USD để cung cấp cho các đơn vị tham gia mua cổ phiếu cứu thị trường.
Tính đến tuần trước, chỉ số Shanghai Composite Index đã phục hồi 13% từ mức đáy của đợt sụt giảm. Tuy nhiên, trong tuần này, chỉ số này lại sụt 9,9%. Thị trường tiếp tục có những diễn biến trồi sụt khó lường, khiến nhiều nhà đầu tư e dè.
Tính đến ngày 30/7, dư nợ vốn vay được đảm bảo bằng cổ phiếu trên sàn Thượng Hải đã giảm ngày thứ 5 liên tục, còn 881,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 142 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ ngày 16/3.
Theo tin từ Bloomberg, lúc hơn 9h sáng nay (31/7) theo giờ địa phương, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải giảm 1,6%, còn 3.647,39 điểm. So với mức chốt của tháng 6, chỉ số này hiện giảm 15%, mạnh hơn mức giảm của bất kỳ thị trường chứng khoán lớn nào khác trên thế giới.
Dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay là nhóm cổ phiếu công nghệ. Giới đầu tư lo ngại rằng thống kê về ngành sản xuất công nghiệp mà Trung Quốc công bố vào ngày thứ Bảy (1/8) sẽ là số liệu kém khả quan.
So với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 6, Shanghai Composite Index hiện đã giảm một nửa. Chính phủ Trung Quốc đã tung ra những biện pháp chưa từng có tiền lệ để cứu thị trường, nhưng có vẻ chưa thành công. Các quỹ đầu tư nhà nước của Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ mua vào cổ phiếu, nhưng các nhà đầu tư vẫn mạnh tay bán ra cổ phiếu ký quỹ để có tiền trả nợ, trong khi số tài khoản đầu tư chứng khoán mới mở sụt giảm mạnh.
“Các biện pháp hỗ trợ thị trường có thể đã kém hiệu quả hơn so với những gì Bắc Kinh mong đợi”, ông Bernard Aw, chiến lược gia công ty IG Asia Pte. ở Singapore, nhận xét. “Chừng nào các nhà đầu tư tổ chức không mở tài khoản để giao dịch cổ phiếu với khối lượng lớn, thì các biện pháp của Chính phủ Trung Quốc sẽ chỉ có ảnh hưởng giới hạn tới thị trường”.
Đợt giảm điểm chóng mặt kéo dài 1 tháng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã “cuốn phăng” khoảng 4 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa. Để ngăn đà sụt giảm của thị trường, Bắc Kinh đã cho phép hàng nghìn công ty niêm yết phải tạm ngừng giao dịch cổ phiếu, cấm các cổ đông lớn bán ra cổ phiếu, và dành sẵn lượng thanh khoản 480 tỷ USD để cung cấp cho các đơn vị tham gia mua cổ phiếu cứu thị trường.
Tính đến tuần trước, chỉ số Shanghai Composite Index đã phục hồi 13% từ mức đáy của đợt sụt giảm. Tuy nhiên, trong tuần này, chỉ số này lại sụt 9,9%. Thị trường tiếp tục có những diễn biến trồi sụt khó lường, khiến nhiều nhà đầu tư e dè.
Tính đến ngày 30/7, dư nợ vốn vay được đảm bảo bằng cổ phiếu trên sàn Thượng Hải đã giảm ngày thứ 5 liên tục, còn 881,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 142 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ ngày 16/3.