“Chúng tôi không còn hưng phấn đầu tư BOT nữa”
Phạm Quang Dũng - chủ tịch một công ty có mạng lưới trạm thu phí BOT rộng khắp, nêu quan điểm
“Hợp đồng BOT chỉ quy định tỷ lệ lãi trên vốn chủ sở hữu 11 - 12% trừ tất cả đi chỉ còn lãi 8 - 9%. Trong khi, cam kết lợi nhuận với cổ đông là 12 - 15%, vậy hỏi lợi nhuận ở đâu mà dư luận nói nhà đầu tư tranh nhau”.
Chủ tịch Công ty Cổ phần Tasco Phạm Quang Dũng phân trần như vậy tại hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011 - 2015, diễn ra sáng 7/6.
“Ái ngại”
Cũng theo ông Phạm Quang Dũng, đây là lĩnh vực có lợi nhuận thấp nhưng do bất động sản chững lại, không có việc gì làm nên doanh nghiệp đầu tư hạ tầng mới chuyển hướng đầu tư BOT.
Ông Dũng cho biết, việc doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực BOT không chỉ giúp tăng trưởng GDP mà còn giúp giảm chi phí đầu tư cho Chính phủ.
“Tôi khẳng định là rẻ hơn cả vốn ODA bởi các dự án ODA luôn phải tuân theo các điều khoản, hợp đồng vay có điều kiện. Trong khi đó các nhà thầu của Việt Nam cũng không thể tham gia vào các dự án này. Các dự án này cũng thường đội vốn lớn khi tổng đầu tư thường tăng gấp rưỡi so với dự toán ban đầu”, ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng cho rằng, thời gian thu hồi vốn của các dự án BOT dài tới 20 năm trong khi tiền đồng trượt giá mỗi năm lên tới 6 - 7% nên hưởng lợi ở đây là Nhà nước chứ không phải doanh nghiệp.
“Nói nhà đầu tư BOT như tội đồ, chúng tôi ái ngại và không còn hưng phấn đầu tư nữa. Nhà đầu tư BOT cũng gặp không ít khó khăn do các yêu cầu chặt chẽ từ cơ quan quản lý, để xin được chứng nhận đầu tư phải qua đủ 8 bộ ngành, rồi trong quá trình đầu tư phải kiểm toán, thanh tra. Điều này làm nản lòng nhà đầu tư”, Chủ tịch Tasco nhấn mạnh.
Lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều án BOT này kiến nghị cơ quan quản lý cần quy hoạch lại BOT, theo đó, chỉ nên tập trung vào dự án mới. Đồng thời, kiến nghị tạo điều kiện về tín dụng, nghiên cứu mức thuế phí phù hợp để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
Tasco hiện là doanh nghiệp đang vận hành nhiều dự án BOT, với trạm thu phí ở nhiều nơi với doanh thu mỗi ngày trong quý 1/2016 đạt trên 1 tỷ đồng. Công ty này hiện có tổng tài sản gần 7.500 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 1/2016, Tasco vay nợ 5.653 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu 1.827 tỷ đồng - tương đương vốn vay đang gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.
“Có lợi họ mới làm”
Theo báo cáo được ra tại Hội nghị, trong 5 năm (2011-2015), Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT.
Trong đó, có 26 dự án với tổng mức đầu tư 74.806 tỷ đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Có 18 dự án với tổng mức đầu tư 37.212 tỷ đồng được đưa vào khai thác trong giai đoạn 2011-2015, nhưng khởi công trước năm 2011.
Phát biểu tại hội nghị, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho biết, trong 5 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa xây dựng các công trình giao thông vận tải theo hình thức BOT và BT của Chính phủ, phần lớn các dự án đều tập trung vào công trình giao thông đường bộ, các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ và một số tuyến cao tốc.
Theo ông Thiên, bên cạnh việc nhận định hình thức BOT, BT là rất tốt thì cần phải nhìn thẳng vào các bức xúc của xã hội. Đó là vấn đề không thể bỏ qua được. Chi phí vận tải đang là một trong những vấn đề gay gắt nhất hiện nay của các doanh nghiệp.
“Tôi cho rằng, nhà đầu tư nói trên quan điểm của họ, đó là phải có lợi họ mới làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải thảo luận vấn đề làm sao để lợi ích của họ có hài hòa với lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân”, ông Thiên nói.
Ông Thiên cũng cho rằng, suất đầu tư của Việt Nam rất cao so với thế giới bởi nhiều lý do. Nhưng đất nước mình còn nghèo, vấn đề tổng đầu tư phải hết sức minh bạch, càng công khai, chia sẻ càng nhiều với xã hội thì càng tốt.
Tuy nhiên theo vị chuyên gia này, người dân, doanh nghiệp đang than mức thu phí cao. Nói theo “logic” của nhà đầu tư, đó là cao để thu hồi vốn nhanh, nhưng cao như thế nào để đảm bảo cả lợi ích của nhà đầu tư và người dân. Nhà nước phải đứng ra giải quyết, để làm sao mức phí vẫn để nhà đầu tư sớm thu hồi vốn nhưng lại không gây tổn hại cho người dân.
“Sau khi thanh tra, kiểm toán công trình nếu suất đầu tư cao quá, Nhà nước có thể tham gia vào hỗ trợ nhà đầu tư, kéo dài thời gian thu phí để hạ mức phí BOT. Nếu cần, có thể lấy ngân sách bù lãi suất, bù lỗ cho doanh nghiệp trong chừng mực nhất định để dung hòa lợi ích các bên”, ông Thiên đề xuất.
Đồng quan điểm, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Ngọc Bảo cũng cho rằng, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, việc thực hiện nhiều dự án BOT mới nhìn trước mắt chứ chưa có quy hoạch vùng.
Do đó, theo ông Bảo, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tăng cường công tác thanh tra giám sát. Đồng thời, phải tiến hành quy hoạch, đặc biệt là ở các thành phố lớn, cân đối các hình thức đầu tư giữa các lĩnh vực, hạn chế tối đa các hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý kế hoạch hạ tầng giao thông.
Chủ tịch Công ty Cổ phần Tasco Phạm Quang Dũng phân trần như vậy tại hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011 - 2015, diễn ra sáng 7/6.
“Ái ngại”
Cũng theo ông Phạm Quang Dũng, đây là lĩnh vực có lợi nhuận thấp nhưng do bất động sản chững lại, không có việc gì làm nên doanh nghiệp đầu tư hạ tầng mới chuyển hướng đầu tư BOT.
Ông Dũng cho biết, việc doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực BOT không chỉ giúp tăng trưởng GDP mà còn giúp giảm chi phí đầu tư cho Chính phủ.
“Tôi khẳng định là rẻ hơn cả vốn ODA bởi các dự án ODA luôn phải tuân theo các điều khoản, hợp đồng vay có điều kiện. Trong khi đó các nhà thầu của Việt Nam cũng không thể tham gia vào các dự án này. Các dự án này cũng thường đội vốn lớn khi tổng đầu tư thường tăng gấp rưỡi so với dự toán ban đầu”, ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng cho rằng, thời gian thu hồi vốn của các dự án BOT dài tới 20 năm trong khi tiền đồng trượt giá mỗi năm lên tới 6 - 7% nên hưởng lợi ở đây là Nhà nước chứ không phải doanh nghiệp.
“Nói nhà đầu tư BOT như tội đồ, chúng tôi ái ngại và không còn hưng phấn đầu tư nữa. Nhà đầu tư BOT cũng gặp không ít khó khăn do các yêu cầu chặt chẽ từ cơ quan quản lý, để xin được chứng nhận đầu tư phải qua đủ 8 bộ ngành, rồi trong quá trình đầu tư phải kiểm toán, thanh tra. Điều này làm nản lòng nhà đầu tư”, Chủ tịch Tasco nhấn mạnh.
Lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều án BOT này kiến nghị cơ quan quản lý cần quy hoạch lại BOT, theo đó, chỉ nên tập trung vào dự án mới. Đồng thời, kiến nghị tạo điều kiện về tín dụng, nghiên cứu mức thuế phí phù hợp để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
Tasco hiện là doanh nghiệp đang vận hành nhiều dự án BOT, với trạm thu phí ở nhiều nơi với doanh thu mỗi ngày trong quý 1/2016 đạt trên 1 tỷ đồng. Công ty này hiện có tổng tài sản gần 7.500 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 1/2016, Tasco vay nợ 5.653 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu 1.827 tỷ đồng - tương đương vốn vay đang gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.
“Có lợi họ mới làm”
Theo báo cáo được ra tại Hội nghị, trong 5 năm (2011-2015), Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT.
Trong đó, có 26 dự án với tổng mức đầu tư 74.806 tỷ đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Có 18 dự án với tổng mức đầu tư 37.212 tỷ đồng được đưa vào khai thác trong giai đoạn 2011-2015, nhưng khởi công trước năm 2011.
Phát biểu tại hội nghị, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho biết, trong 5 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa xây dựng các công trình giao thông vận tải theo hình thức BOT và BT của Chính phủ, phần lớn các dự án đều tập trung vào công trình giao thông đường bộ, các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ và một số tuyến cao tốc.
Theo ông Thiên, bên cạnh việc nhận định hình thức BOT, BT là rất tốt thì cần phải nhìn thẳng vào các bức xúc của xã hội. Đó là vấn đề không thể bỏ qua được. Chi phí vận tải đang là một trong những vấn đề gay gắt nhất hiện nay của các doanh nghiệp.
“Tôi cho rằng, nhà đầu tư nói trên quan điểm của họ, đó là phải có lợi họ mới làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải thảo luận vấn đề làm sao để lợi ích của họ có hài hòa với lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân”, ông Thiên nói.
Ông Thiên cũng cho rằng, suất đầu tư của Việt Nam rất cao so với thế giới bởi nhiều lý do. Nhưng đất nước mình còn nghèo, vấn đề tổng đầu tư phải hết sức minh bạch, càng công khai, chia sẻ càng nhiều với xã hội thì càng tốt.
Tuy nhiên theo vị chuyên gia này, người dân, doanh nghiệp đang than mức thu phí cao. Nói theo “logic” của nhà đầu tư, đó là cao để thu hồi vốn nhanh, nhưng cao như thế nào để đảm bảo cả lợi ích của nhà đầu tư và người dân. Nhà nước phải đứng ra giải quyết, để làm sao mức phí vẫn để nhà đầu tư sớm thu hồi vốn nhưng lại không gây tổn hại cho người dân.
“Sau khi thanh tra, kiểm toán công trình nếu suất đầu tư cao quá, Nhà nước có thể tham gia vào hỗ trợ nhà đầu tư, kéo dài thời gian thu phí để hạ mức phí BOT. Nếu cần, có thể lấy ngân sách bù lãi suất, bù lỗ cho doanh nghiệp trong chừng mực nhất định để dung hòa lợi ích các bên”, ông Thiên đề xuất.
Đồng quan điểm, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Ngọc Bảo cũng cho rằng, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, việc thực hiện nhiều dự án BOT mới nhìn trước mắt chứ chưa có quy hoạch vùng.
Do đó, theo ông Bảo, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tăng cường công tác thanh tra giám sát. Đồng thời, phải tiến hành quy hoạch, đặc biệt là ở các thành phố lớn, cân đối các hình thức đầu tư giữa các lĩnh vực, hạn chế tối đa các hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý kế hoạch hạ tầng giao thông.