Cổ phần hóa các tổng công ty thép và xăng dầu
Thủ tướng đã đồng ý cổ phần hóa công ty mẹ của Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
Thủ tướng đã đồng ý cổ phần hóa công ty mẹ của Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, khi tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ của Tổng công ty Thép Việt Nam, Nhà nước sẽ nắm giữ trên 65% vốn điều lệ, đồng thời khi xác định giá trị doanh nghiệp, sẽ không tính giá trị Trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên.
Thủ tướng cũng đồng ý phương án cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, theo đó Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ để hình thành tập đoàn xăng dầu đa sở hữu. Đối với các đơn vị thành viên của tập đoàn được tổ chức dưới hình thức tổng công ty thì bộ máy quản lý theo mô hình chủ tịch công ty kiêm tổng giám đốc.
Đối với các cơ sở đào tạo thuộc các tổng công ty này, Thủ tướng chỉ đạo, sau khi cổ phần hóa, Tổng công ty Thép tiếp tục quản lý Trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên; không chuyển Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronic về Bộ Công Thương quản lý. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tách giá trị trường này ra khỏi giá trị của Tổng công ty đã cổ phần hóa và giao Tổng công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam quản lý trường này.
Thủ tướng cũng đồng ý chuyển giao nguyên trạng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) quản lý. Petro Vietnam cũng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng phương án chuyển đổi Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro phù hợp với pháp luật Việt Nam và tính chất đặc thù của lĩnh vực dầu khí, bảo đảm quyền và lợi ích của cả hai phía Việt Nam và Nga trong liên doanh.
Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, khi tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ của Tổng công ty Thép Việt Nam, Nhà nước sẽ nắm giữ trên 65% vốn điều lệ, đồng thời khi xác định giá trị doanh nghiệp, sẽ không tính giá trị Trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên.
Thủ tướng cũng đồng ý phương án cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, theo đó Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ để hình thành tập đoàn xăng dầu đa sở hữu. Đối với các đơn vị thành viên của tập đoàn được tổ chức dưới hình thức tổng công ty thì bộ máy quản lý theo mô hình chủ tịch công ty kiêm tổng giám đốc.
Đối với các cơ sở đào tạo thuộc các tổng công ty này, Thủ tướng chỉ đạo, sau khi cổ phần hóa, Tổng công ty Thép tiếp tục quản lý Trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên; không chuyển Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronic về Bộ Công Thương quản lý. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tách giá trị trường này ra khỏi giá trị của Tổng công ty đã cổ phần hóa và giao Tổng công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam quản lý trường này.
Thủ tướng cũng đồng ý chuyển giao nguyên trạng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) quản lý. Petro Vietnam cũng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng phương án chuyển đổi Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro phù hợp với pháp luật Việt Nam và tính chất đặc thù của lĩnh vực dầu khí, bảo đảm quyền và lợi ích của cả hai phía Việt Nam và Nga trong liên doanh.