Cổ phiếu ngành xi măng có hấp dẫn?
Trong năm 2008 sẽ tiếp tục có một số nhà máy xi măng lớn lên sàn giao dịch chứng khóan
Trong năm 2008 sẽ tiếp tục có một số nhà máy xi măng lớn lên sàn giao dịch chứng khóan.
Một bức tranh tổng thể về ngành xi măng dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tương lai phát triển của ngành xi măng để quyết định có đầu tư dài hạn vào cố phiếu xi măng hay không.
Hiện trong nước có khoảng 14 nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55 cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi, tổng công suất thiết kế 5 triệu tấn/năm và một số trạm nghiền độc lập với tổng công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm, khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker).
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng theo như dự báo, khả năng huy động xi măng giai đoạn 2007 đến 2010 (theo sản lượng clinker) được tính toán như trong bảng 2 (bao gồm sản lượng xi măng của các nhà máy hiện có và các nhà máy đang đầu tư xây dựng và các dự án đã được Chính phủ phê duyệt và cấp phép, đang chuẩn bị đầu tư xây dựng).
Dự báo vài năm tới, hàng loạt các dự án xi măng lớn đang trong quá trình xây dựng gần đến giai đoạn kết thúc để đi vào sản xuất kinh doanh (hiện đang triển khai đầu tư xây dựng 31 dự án xi măng lò quay, tổng công suất thiết kế khoảng hơn 30 triệu tấn/năm), lượng xi măng cung cấp cho thị trường trong những năm tới sẽ tăng đột biến, nhu cầu xây dựng có tăng nhưng vẫn chậm hơn so với tốc độ phát triển của ngành xi măng. Do đó tình hình cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt, các công ty xi măng phải tập trung để giữ được các thị trường hiện tại và mở rộng thêm các thị trường mới trong tương lai.
Hiện Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thương mại của thế giới, khu vực, thuế nhập khẩu xi măng sẽ giảm chỉ còn từ 0%-5%, khi đó các doanh nghiệp xi măng sẽ phải đối mặt trực tiếp với xi măng nhập khẩu từ các quốc gia khác và sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá của xi măng nhập khẩu.
Trong khi đó, doanh nghiệp xi măng trong nước sẽ gặp phải nhiều sức ép tăng gía thành sản xuất, giảm sức ép cạnh tranh như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất xi măng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của các công ty xi măng nhưng tiếp tục có xu hướng tăng lên.
Trong những năm tới nguồn than của các nhà máy xi măng có khả năng bị thiếu hụt do nguồn cung cấp và giá cả sẽ biến động lớn do ngành than nhiều lần yêu cầu tăng giá, nguồn cung cấp than sẽ cạn kiện dần.
Ngoài ra, giá nhập khẩu thạch cao, clinker liên tục tăng, cộng với khó khăn về vận tải và cước phí tăng cao sẽ làm tăng gía thành sản xuất xi măng. Những biến động lớn về giá cả xăng, dầu hay điện năng, than.... sẽ có tác động đáng kể đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty xi măng, do vậy, chính sách tiết kiệm chi phí sản xuất là một trong những yếu tố rất quan trọng nâng cao sức mạnh cạnh tranh của các công ty xi măng, nhất là cạnh tranh với xi măng nhập khẩu khi Việt Nam thực hiện cam kết vối WTO giảm thuế nhập khẩu xi măng.
Nhà máy xi măng nào có hệ thống sản xuất liên tục khép kín 100% từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản xuất ra thành phẩm sẽ dễ dàng kiểm soát chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
Một bức tranh tổng thể về ngành xi măng dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tương lai phát triển của ngành xi măng để quyết định có đầu tư dài hạn vào cố phiếu xi măng hay không.
Hiện trong nước có khoảng 14 nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55 cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi, tổng công suất thiết kế 5 triệu tấn/năm và một số trạm nghiền độc lập với tổng công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm, khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker).
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng theo như dự báo, khả năng huy động xi măng giai đoạn 2007 đến 2010 (theo sản lượng clinker) được tính toán như trong bảng 2 (bao gồm sản lượng xi măng của các nhà máy hiện có và các nhà máy đang đầu tư xây dựng và các dự án đã được Chính phủ phê duyệt và cấp phép, đang chuẩn bị đầu tư xây dựng).
Dự báo vài năm tới, hàng loạt các dự án xi măng lớn đang trong quá trình xây dựng gần đến giai đoạn kết thúc để đi vào sản xuất kinh doanh (hiện đang triển khai đầu tư xây dựng 31 dự án xi măng lò quay, tổng công suất thiết kế khoảng hơn 30 triệu tấn/năm), lượng xi măng cung cấp cho thị trường trong những năm tới sẽ tăng đột biến, nhu cầu xây dựng có tăng nhưng vẫn chậm hơn so với tốc độ phát triển của ngành xi măng. Do đó tình hình cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt, các công ty xi măng phải tập trung để giữ được các thị trường hiện tại và mở rộng thêm các thị trường mới trong tương lai.
Hiện Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thương mại của thế giới, khu vực, thuế nhập khẩu xi măng sẽ giảm chỉ còn từ 0%-5%, khi đó các doanh nghiệp xi măng sẽ phải đối mặt trực tiếp với xi măng nhập khẩu từ các quốc gia khác và sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá của xi măng nhập khẩu.
Trong khi đó, doanh nghiệp xi măng trong nước sẽ gặp phải nhiều sức ép tăng gía thành sản xuất, giảm sức ép cạnh tranh như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất xi măng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của các công ty xi măng nhưng tiếp tục có xu hướng tăng lên.
Trong những năm tới nguồn than của các nhà máy xi măng có khả năng bị thiếu hụt do nguồn cung cấp và giá cả sẽ biến động lớn do ngành than nhiều lần yêu cầu tăng giá, nguồn cung cấp than sẽ cạn kiện dần.
Ngoài ra, giá nhập khẩu thạch cao, clinker liên tục tăng, cộng với khó khăn về vận tải và cước phí tăng cao sẽ làm tăng gía thành sản xuất xi măng. Những biến động lớn về giá cả xăng, dầu hay điện năng, than.... sẽ có tác động đáng kể đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty xi măng, do vậy, chính sách tiết kiệm chi phí sản xuất là một trong những yếu tố rất quan trọng nâng cao sức mạnh cạnh tranh của các công ty xi măng, nhất là cạnh tranh với xi măng nhập khẩu khi Việt Nam thực hiện cam kết vối WTO giảm thuế nhập khẩu xi măng.
Nhà máy xi măng nào có hệ thống sản xuất liên tục khép kín 100% từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản xuất ra thành phẩm sẽ dễ dàng kiểm soát chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh.