Con số thất nghiệp “ngoài dự đoán”
Những kết quả của thị trường lao động qua các con số thống kê đang “nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia phân tích”
Một lần nữa, niềm tin về các con số liên quan đến thị trường lao động đã không được cải thiện trong đánh giá của Ủy ban Kinh tế tại bản tin kinh tế vĩ mô vừa được phát hành cuối tuần qua.
Vào cuối tháng 10/2012, cũng ở bản tin kinh tế vĩ mô, những dấu hiệu tiêu cực có nguy cơ dẫn tới sự căng thẳng trên thị trường lao động cũng đã được Ủy ban Kinh tế đề cập.
Kết thúc 2012 nền kinh tế được đánh giá là suy giảm, song số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê qua 3 chỉ số chính: tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ thiếu việc làm và thu nhập, tiền lương vẫn được “cải thiện nhẹ”.
Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi đều tương ứng giảm nhẹ lần lượt 1,99 và 2,8% so với các mức 2,22% và 2,96% trong năm 2011.
Riêng đối với khu vực thành thị, tỷ lệ này, dù vẫn cao hơn mức thất nghiệp bình quân chung, nhưng lại thể hiện sự giảm nhẹ từ 3,6% năm 2011 xuống còn 3,25% trong năm 2012.
Sự vận động trái chiều này, theo lý giải tại bản tin có thể do đặc điểm “hệ thống an sinh xã hội còn yếu” nên những lao động bị mất việc phải chủ động chuyển sang tìm kiếm việc làm ở những khu vực việc làm phi chính thức, với thu nhập tương đối thấp, bấp bênh, và thường là trong điều kiện lao động kém, cũng như do tác động của yếu tố thất nghiệp chu kỳ khi nền kinh tế 2012 đang dao động quanh điểm đáy của chu kỳ kinh doanh”.
Điểm cộng cho sự bất thường còn thể hiện ở thu nhập của người lao động với 3,9 triệu trong quý 1 giảm xuống còn 3,75 triệu trong quý 2 và tăng trở lại 3,75 triệu trong quý 3, tức tăng 16,4% so với mức 3,24 triệu vào quý 4/2011, và mức tăng này vẫn cao hơn so với tốc độ tăng CPI.
Những kết quả của thị trường lao động qua các con số thống kê nêu trên “nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia phân tích” và “khó lý giải trong bối cảnh khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong năm 2012 dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc hoạt động cầm chừng”, cơ quan xây dựng bản tin nghi ngại.
Câu hỏi tiếp tục được đặt ra khi số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy đến cuối năm 2012 có tới khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể hoặc dừng hoạt động. Trong khi, các doanh nghiệp mới thành lập về số lượng có thể cao hơn (ước tính 65.000 doanh nghiệp), song khó có thể có đóng góp nhiều cho quá trình tạo việc làm trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Nhưng, “kể cả các số liệu trên là chính xác thì cũng không có gì đảm bảo thị trường lao động sẽ tiếp tục diễn biến tích cực trong năm 2013 nếu khó khăn tiếp tục kéo dài trong khu vực doanh nghiệp” - vẫn là nhận định không mấy lạc quan được đưa ra tại bản tin.
Vẫn liên quan đến thị trường lao động, điểm lại các nhận định, dự báo ở các tài liệu được Ủy ban Kinh tế phát hành trong thời gian gần đây và ở cả các ý kiến tại nhiều phiên họp của cơ quan này sẽ không khó tìm nguyên nhân cho sự “khó lý giải” nói trên.
Bởi, ở Việt Nam, trọng tâm của các cuộc thảo luận chính sách vĩ mô thường hướng vào tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại… mà chưa dành sự phân tích thích đáng đối với nhóm chỉ số về thị trường lao động cho dù chúng là những chỉ báo vĩ mô quan trọng bậc nhất của nền kinh tế và được sử dụng như những tham số chủ chốt trong việc xây dựng và thực thi các chính sách vĩ mô như tiền tệ, tài khóa, tỷ giá…
Và, năm 2013, chỉ tiêu được đặt ra là tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, vẫn là những con số khá quen thuộc, cho dù nền kinh tế đang được nhận định với mức độ khó khăn ngày thêm trầm trọng.
Khuyến nghị chính sách được nêu tại bản tin là tăng cường hỗ trợ cho khu vực kinh tế phi chính thức và hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp, người nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, giải pháp này cần tăng cường sự giám sát của người dân và xã hội để tránh “rò rỉ” trong khâu thực hiện.
Vào cuối tháng 10/2012, cũng ở bản tin kinh tế vĩ mô, những dấu hiệu tiêu cực có nguy cơ dẫn tới sự căng thẳng trên thị trường lao động cũng đã được Ủy ban Kinh tế đề cập.
Kết thúc 2012 nền kinh tế được đánh giá là suy giảm, song số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê qua 3 chỉ số chính: tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ thiếu việc làm và thu nhập, tiền lương vẫn được “cải thiện nhẹ”.
Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi đều tương ứng giảm nhẹ lần lượt 1,99 và 2,8% so với các mức 2,22% và 2,96% trong năm 2011.
Riêng đối với khu vực thành thị, tỷ lệ này, dù vẫn cao hơn mức thất nghiệp bình quân chung, nhưng lại thể hiện sự giảm nhẹ từ 3,6% năm 2011 xuống còn 3,25% trong năm 2012.
Sự vận động trái chiều này, theo lý giải tại bản tin có thể do đặc điểm “hệ thống an sinh xã hội còn yếu” nên những lao động bị mất việc phải chủ động chuyển sang tìm kiếm việc làm ở những khu vực việc làm phi chính thức, với thu nhập tương đối thấp, bấp bênh, và thường là trong điều kiện lao động kém, cũng như do tác động của yếu tố thất nghiệp chu kỳ khi nền kinh tế 2012 đang dao động quanh điểm đáy của chu kỳ kinh doanh”.
Điểm cộng cho sự bất thường còn thể hiện ở thu nhập của người lao động với 3,9 triệu trong quý 1 giảm xuống còn 3,75 triệu trong quý 2 và tăng trở lại 3,75 triệu trong quý 3, tức tăng 16,4% so với mức 3,24 triệu vào quý 4/2011, và mức tăng này vẫn cao hơn so với tốc độ tăng CPI.
Những kết quả của thị trường lao động qua các con số thống kê nêu trên “nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia phân tích” và “khó lý giải trong bối cảnh khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong năm 2012 dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc hoạt động cầm chừng”, cơ quan xây dựng bản tin nghi ngại.
Câu hỏi tiếp tục được đặt ra khi số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy đến cuối năm 2012 có tới khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể hoặc dừng hoạt động. Trong khi, các doanh nghiệp mới thành lập về số lượng có thể cao hơn (ước tính 65.000 doanh nghiệp), song khó có thể có đóng góp nhiều cho quá trình tạo việc làm trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Nhưng, “kể cả các số liệu trên là chính xác thì cũng không có gì đảm bảo thị trường lao động sẽ tiếp tục diễn biến tích cực trong năm 2013 nếu khó khăn tiếp tục kéo dài trong khu vực doanh nghiệp” - vẫn là nhận định không mấy lạc quan được đưa ra tại bản tin.
Vẫn liên quan đến thị trường lao động, điểm lại các nhận định, dự báo ở các tài liệu được Ủy ban Kinh tế phát hành trong thời gian gần đây và ở cả các ý kiến tại nhiều phiên họp của cơ quan này sẽ không khó tìm nguyên nhân cho sự “khó lý giải” nói trên.
Bởi, ở Việt Nam, trọng tâm của các cuộc thảo luận chính sách vĩ mô thường hướng vào tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại… mà chưa dành sự phân tích thích đáng đối với nhóm chỉ số về thị trường lao động cho dù chúng là những chỉ báo vĩ mô quan trọng bậc nhất của nền kinh tế và được sử dụng như những tham số chủ chốt trong việc xây dựng và thực thi các chính sách vĩ mô như tiền tệ, tài khóa, tỷ giá…
Và, năm 2013, chỉ tiêu được đặt ra là tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, vẫn là những con số khá quen thuộc, cho dù nền kinh tế đang được nhận định với mức độ khó khăn ngày thêm trầm trọng.
Khuyến nghị chính sách được nêu tại bản tin là tăng cường hỗ trợ cho khu vực kinh tế phi chính thức và hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp, người nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, giải pháp này cần tăng cường sự giám sát của người dân và xã hội để tránh “rò rỉ” trong khâu thực hiện.