Lao động thất nghiệp ở Hà Nội tiếp tục tăng
Tháng 2 năm nay, số người lao động trên địa bàn Hà Nội đăng ký thất nghiệp tăng đến 2,8 lần so với tháng 2/2011
Tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, những tuần đầu tiên của năm 2012 số người đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp có dấu hiệu tăng mạnh.
Tính từ đầu tháng 2 đến 21/2, trung tâm này đã tiếp nhận 1.055 người lao động đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, nâng tổng số đăng ký từ đầu năm đến nay lên 2.522 người. Dù là thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài nhưng số lượng người lao động trên địa bàn Hà Nội đăng ký thất nghiệp vẫn tăng đến 2,8 lần so với tháng 2/2011.
Cũng trong thời gian này, có 1.969 người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 1.585 người có quyết định hưởng chế độ này, nghĩa là đã thất nghiệp thực sự. Như vậy, không chỉ người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tăng cao mà số thất nghiệp từ đầu năm đến nay cũng tăng.
Bà Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp của Trung tâm cho biết, trong số hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp từ đầu năm đến nay thì lao động làm việc ở các công ty TNHH vẫn chiếm tỷ lệ đăng ký cao nhất (58,4%), tiếp đến là công ty cổ phần (21,5%). Thực tế đây là loại hình doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn nhất trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Lao động phổ thông là đối tượng đăng ký thất nghiệp nhiều nhất, chiếm khoảng 70% và họ cũng là người dễ bị thất nghiệp nhất. Nguyên nhân số đăng ký thất nghiệp tăng mạnh được cơ quan chức năng của thành phố lý giải là do tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục tiết giảm lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu bị bó hẹp thị trường, đơn hàng ít...
Một nguyên nhân khách quan nữa là trong tháng 1, tại Hà Nội có tới 200 lao động của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Thủy Lộc (nhà phân phối độc quyền mỹ phẩm SHISEIDO) bị thất nghiệp do công ty này xảy ra tranh chấp về sản phẩm với một công ty của Nhật Bản. Dự báo trong thời gian tới, số người đăng ký thất nghiệp sẽ vẫn tiếp tục tăng vọt so với năm 2011.
Kết quả từ các cuộc khảo sát khác cho thấy, tỷ lệ lao động thất nghiệp và nhu cầu việc làm không có nhiều chênh lệch. Trong phiên giao dịch vừa qua tại Hà Nội, có gần 400 lao động được tuyển dụng, nhưng phần lớn ở trình độ đại học, cao đẳng.
Trong khi đó, nếu theo cơ cấu tuyển dụng về trình độ nghề, nhu cầu tuyển công nhân, lao động trực tiếp sản xuất chiếm tới 60% tổng số việc làm, mà 40% nhu cầu đó lại dành cho công nhân kỹ thuật lành nghề, sơ cấp nghề, trung cấp nghề. Nhưng thực tế lại rất khó tuyển vì chất lượng thấp.
Tuy nhiên, thông tin về cung - cầu lại là điểm yếu của thị trường lao động hiện nay. Theo đánh giá của các các chuyên gia về lao động việc làm của Tổ chức Lao động quốc tế, mặc dù hệ thống thông tin thị trường lao động đã được hình thành, cơ sở dữ liệu về thị trường lao động đã được kết nối giữa Trung ương với các tỉnh, thành phố, nhưng xét về tổng thể, Việt Nam chưa có hệ thống thông tin thị trường lao động được kết nối đồng bộ để có thể bao quát được cung - cầu.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải thực hiện kế hoạch cắt giảm tối đa chi phí, trong đó có cắt giảm và sàng lọc nhân sự. Đối tượng đầu tiên nằm trong danh sách này là những lao động không có hoặc thiếu kỹ năng nghề.
Lãnh đạo Công ty Renesas Việt Nam cho biết, nếu như trước đây, khi tuyển dụng, công ty chỉ đặt chuẩn trung bình cho ứng viên, thì năm nay sẽ đặt chuẩn cao hơn. Cụ thể, ngoài tay nghề giỏi, người lao động còn phải thạo ngoại ngữ, có kỹ năng. Chính vì vậy, theo các chuyên gia lao động, người lao động cần chủ động trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia vào quá trình dự tuyển, lao động - sản xuất tại doanh nghiệp.
Theo thống kê của Ban quản lý Khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội cho thấy, trong số hơn 115.000 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trực thuộc, phần lớn là lao động trong ngành điện tử (65%), sau đó là ngành cơ khí (15%), ngành xây dựng (8%).
Nhưng thống kê cũng cho thấy, 65% lao động chưa qua trường nghề. Trong khi đó, mục tiêu phát triển các khu công nghiệp theo hướng khu công nghệ sạch, công nghệ hỗ trợ và cao, đòi hỏi lực lượng lao động có trình đ
Tính từ đầu tháng 2 đến 21/2, trung tâm này đã tiếp nhận 1.055 người lao động đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, nâng tổng số đăng ký từ đầu năm đến nay lên 2.522 người. Dù là thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài nhưng số lượng người lao động trên địa bàn Hà Nội đăng ký thất nghiệp vẫn tăng đến 2,8 lần so với tháng 2/2011.
Cũng trong thời gian này, có 1.969 người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 1.585 người có quyết định hưởng chế độ này, nghĩa là đã thất nghiệp thực sự. Như vậy, không chỉ người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tăng cao mà số thất nghiệp từ đầu năm đến nay cũng tăng.
Bà Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp của Trung tâm cho biết, trong số hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp từ đầu năm đến nay thì lao động làm việc ở các công ty TNHH vẫn chiếm tỷ lệ đăng ký cao nhất (58,4%), tiếp đến là công ty cổ phần (21,5%). Thực tế đây là loại hình doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn nhất trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Lao động phổ thông là đối tượng đăng ký thất nghiệp nhiều nhất, chiếm khoảng 70% và họ cũng là người dễ bị thất nghiệp nhất. Nguyên nhân số đăng ký thất nghiệp tăng mạnh được cơ quan chức năng của thành phố lý giải là do tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục tiết giảm lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu bị bó hẹp thị trường, đơn hàng ít...
Một nguyên nhân khách quan nữa là trong tháng 1, tại Hà Nội có tới 200 lao động của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Thủy Lộc (nhà phân phối độc quyền mỹ phẩm SHISEIDO) bị thất nghiệp do công ty này xảy ra tranh chấp về sản phẩm với một công ty của Nhật Bản. Dự báo trong thời gian tới, số người đăng ký thất nghiệp sẽ vẫn tiếp tục tăng vọt so với năm 2011.
Kết quả từ các cuộc khảo sát khác cho thấy, tỷ lệ lao động thất nghiệp và nhu cầu việc làm không có nhiều chênh lệch. Trong phiên giao dịch vừa qua tại Hà Nội, có gần 400 lao động được tuyển dụng, nhưng phần lớn ở trình độ đại học, cao đẳng.
Trong khi đó, nếu theo cơ cấu tuyển dụng về trình độ nghề, nhu cầu tuyển công nhân, lao động trực tiếp sản xuất chiếm tới 60% tổng số việc làm, mà 40% nhu cầu đó lại dành cho công nhân kỹ thuật lành nghề, sơ cấp nghề, trung cấp nghề. Nhưng thực tế lại rất khó tuyển vì chất lượng thấp.
Tuy nhiên, thông tin về cung - cầu lại là điểm yếu của thị trường lao động hiện nay. Theo đánh giá của các các chuyên gia về lao động việc làm của Tổ chức Lao động quốc tế, mặc dù hệ thống thông tin thị trường lao động đã được hình thành, cơ sở dữ liệu về thị trường lao động đã được kết nối giữa Trung ương với các tỉnh, thành phố, nhưng xét về tổng thể, Việt Nam chưa có hệ thống thông tin thị trường lao động được kết nối đồng bộ để có thể bao quát được cung - cầu.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải thực hiện kế hoạch cắt giảm tối đa chi phí, trong đó có cắt giảm và sàng lọc nhân sự. Đối tượng đầu tiên nằm trong danh sách này là những lao động không có hoặc thiếu kỹ năng nghề.
Lãnh đạo Công ty Renesas Việt Nam cho biết, nếu như trước đây, khi tuyển dụng, công ty chỉ đặt chuẩn trung bình cho ứng viên, thì năm nay sẽ đặt chuẩn cao hơn. Cụ thể, ngoài tay nghề giỏi, người lao động còn phải thạo ngoại ngữ, có kỹ năng. Chính vì vậy, theo các chuyên gia lao động, người lao động cần chủ động trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia vào quá trình dự tuyển, lao động - sản xuất tại doanh nghiệp.
Theo thống kê của Ban quản lý Khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội cho thấy, trong số hơn 115.000 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trực thuộc, phần lớn là lao động trong ngành điện tử (65%), sau đó là ngành cơ khí (15%), ngành xây dựng (8%).
Nhưng thống kê cũng cho thấy, 65% lao động chưa qua trường nghề. Trong khi đó, mục tiêu phát triển các khu công nghiệp theo hướng khu công nghệ sạch, công nghệ hỗ trợ và cao, đòi hỏi lực lượng lao động có trình đ