CPI của Mỹ giảm lần đầu trong hơn một năm
Lạm phát tháng 4/2010 của nền kinh tế đầu tàu thế giới tăng chậm nhất trong 40 năm qua
Lạm phát tháng 4/2010 của nền kinh tế đầu tàu thế giới tăng chậm nhất trong 40 năm qua. Giới phân tích cho rằng, điều này sẽ khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp như hiện nay.
Hãng tin AP cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 của Mỹ giảm lần đầu tiên trong hơn một năm qua. Các số liệu công bố hôm 19/5 được coi là tin tốt đối với những người còn đang phải gánh nhiều khoản nợ hay muốn vay mượn nhiều hơn. Nhưng đây lại là tin xấu với những người có tiền gửi tiết kiệm.
Bởi lẽ, FED có nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục hiện nay cho tới tận năm sau, các chuyên gia kinh tế như Paul Ashworth thuộc Capital Economics, nhận định. Tuy nhiên, cũng có một số nhà phân tích dự báo việc tăng lãi suất sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.
Giá năng lượng đã giảm 1,4%, mức giảm trong một tháng lớn nhất kể từ tháng 3/2009. Riêng giá xăng dầu giảm tới 2,4%. Đây được coi là yếu tố chính giúp CPI của Mỹ giảm 0,1% trong tháng 4, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 3/2009.
Giá mặt hàng này được dự báo sẽ còn chìm sâu hơn nữa trong mùa hè này, do giá dầu thô đã giảm gần 20% kể từ tháng 4 tới nay.
Thêm vào đó, giá thực phẩm chỉ tăng nhẹ có 0,2%, tương tự như trong tháng 3, cũng là một yếu tố tác động tới CPI của Mỹ. Trước đó, các nhà kinh tế học đã dự báo giá thực phẩm tháng 4 của Mỹ sẽ tăng mạnh hơn, do mùa đông băng giá đã ảnh hưởng xấu tới thu hoạch rau quả ở Florida.
CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) khá ổn định trong tháng báo cáo, chỉ tăng có 0,9%, chậm nhất trong 44 năm qua.
Việc lạm phát ở mức thấp như vậy đã khiến một số nhà kinh tế bắt đầu lo ngại về khả năng xảy ra giảm phát. Bình thường, nếu lãi suất cơ bản giữ ở mức thấp trong một thời gian dài, thì sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát. Nhưng hiện tại ở Mỹ, tình hình đang ngược lại.
Các hãng bán lẻ ở Mỹ như Wal-Mart hiện đang giảm giá để tăng doanh số, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, gần 10%, tỷ lệ thu hồi nhà tăng mạnh… sẽ tiếp tục khiến giá cả đi xuống thấp hơn.
Tuy nhiên, việc giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp lại có thể mang lại một số rào chắn bảo vệ cho nền kinh tế Mỹ, nếu khủng hoảng nợ ở châu Âu lan rộng khắp toàn cầu.
Đồng USD hiện đã rời khỏi mốc cao nhất trong 4 năm so với Euro, do dự dự đoán các nhà hoạch định chính sách khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đưa ra các biện pháp để bảo vệ cho đồng tiền này.
Trước đó, trong cuộc họp kéo dài 2 ngày, từ 27 – 28/4, FED đã dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng từ 3,2% đến 3,7% trong năm 2010. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 vẫn được giữ nguyên, ở mức 3,4% đến 4,5%.
Hãng tin AP cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 của Mỹ giảm lần đầu tiên trong hơn một năm qua. Các số liệu công bố hôm 19/5 được coi là tin tốt đối với những người còn đang phải gánh nhiều khoản nợ hay muốn vay mượn nhiều hơn. Nhưng đây lại là tin xấu với những người có tiền gửi tiết kiệm.
Bởi lẽ, FED có nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục hiện nay cho tới tận năm sau, các chuyên gia kinh tế như Paul Ashworth thuộc Capital Economics, nhận định. Tuy nhiên, cũng có một số nhà phân tích dự báo việc tăng lãi suất sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.
Giá năng lượng đã giảm 1,4%, mức giảm trong một tháng lớn nhất kể từ tháng 3/2009. Riêng giá xăng dầu giảm tới 2,4%. Đây được coi là yếu tố chính giúp CPI của Mỹ giảm 0,1% trong tháng 4, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 3/2009.
Giá mặt hàng này được dự báo sẽ còn chìm sâu hơn nữa trong mùa hè này, do giá dầu thô đã giảm gần 20% kể từ tháng 4 tới nay.
Thêm vào đó, giá thực phẩm chỉ tăng nhẹ có 0,2%, tương tự như trong tháng 3, cũng là một yếu tố tác động tới CPI của Mỹ. Trước đó, các nhà kinh tế học đã dự báo giá thực phẩm tháng 4 của Mỹ sẽ tăng mạnh hơn, do mùa đông băng giá đã ảnh hưởng xấu tới thu hoạch rau quả ở Florida.
CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) khá ổn định trong tháng báo cáo, chỉ tăng có 0,9%, chậm nhất trong 44 năm qua.
Việc lạm phát ở mức thấp như vậy đã khiến một số nhà kinh tế bắt đầu lo ngại về khả năng xảy ra giảm phát. Bình thường, nếu lãi suất cơ bản giữ ở mức thấp trong một thời gian dài, thì sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát. Nhưng hiện tại ở Mỹ, tình hình đang ngược lại.
Các hãng bán lẻ ở Mỹ như Wal-Mart hiện đang giảm giá để tăng doanh số, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, gần 10%, tỷ lệ thu hồi nhà tăng mạnh… sẽ tiếp tục khiến giá cả đi xuống thấp hơn.
Tuy nhiên, việc giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp lại có thể mang lại một số rào chắn bảo vệ cho nền kinh tế Mỹ, nếu khủng hoảng nợ ở châu Âu lan rộng khắp toàn cầu.
Đồng USD hiện đã rời khỏi mốc cao nhất trong 4 năm so với Euro, do dự dự đoán các nhà hoạch định chính sách khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đưa ra các biện pháp để bảo vệ cho đồng tiền này.
Trước đó, trong cuộc họp kéo dài 2 ngày, từ 27 – 28/4, FED đã dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng từ 3,2% đến 3,7% trong năm 2010. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 vẫn được giữ nguyên, ở mức 3,4% đến 4,5%.