CPI tháng 5 tại Hà Nội “giật cục” giảm tốc
Tăng 1,76% so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2011 tại Hà Nội chỉ “nhón bước”
Tăng 1,76% so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2011 tại Hà Nội chỉ “nhón bước” so với con số “khủng” gần 3,3% cách đây chừng 1 tháng.
Giảm tới gần phân nửa tốc độ tăng, bước chuyển động của giá cả tháng này đang nhen lên khả năng tạo xu hướng ngược so với giai đoạn gia tốc liên tục trước đó. Tuy nhiên, chỉ số giá tháng này của Hà Nội vẫn còn xa để chạm tới mức ổn định của giai đoạn giữa năm ngoái.
Quan điểm này cũng được củng cố bởi hai mức tăng rất cao trong các so sánh với tháng 12/2010 và cùng kỳ năm trước của CPI tháng này, lần lượt là 19,08% và 11,59%.
Có lý do để cho rằng hy vọng đang nhen lên. Những nguyên nhân đẩy chỉ số giá tháng này tại Hà Nội vẫn như tháng trước và cả tháng trước nữa, bao gồm gạo, các loại thịt, hải sản, xăng dầu, điện, gas…
Các mặt hàng này đã có chu kỳ tăng giá khá dài, nhiều mặt hàng mức tác động đã “đuối” hơn và cũng giảm động lực từ ảnh hưởng giá thế giới như gas, dầu hỏa, xăng…
Những điều chỉnh từ phía người tiêu dùng Thủ đô theo hướng thắt chặt chi tiêu trước khả năng chịu đựng giá tăng kém dần cũng thấy được phần nào ở diễn biến chỉ số tháng này.
CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ còn tăng 2,25%, dù vẫn là động lực thúc đẩy chỉ số giá chung nhưng đã hạ nhiệt rất nhiều so với mức hơn 5% trong tháng trước.
Các nhóm giao thông và nhà ở, vật liệu xây dựng cũng đều có mức điều chỉnh rất lớn so với cách đây một tháng, chỉ còn tăng 2,23% và 2,99% trong tháng này.
Ở các nhóm còn lại, có 3 nhóm chỉ số giá còn tăng trên 1%, bao gồm đồ uống, thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; và văn hóa giải trí mà nguyên nhân chủ yếu do yếu tố mùa vụ, khi tiêu dùng tăng cao trong giai đoạn chuyển mùa và kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Giảm tới gần phân nửa tốc độ tăng, bước chuyển động của giá cả tháng này đang nhen lên khả năng tạo xu hướng ngược so với giai đoạn gia tốc liên tục trước đó. Tuy nhiên, chỉ số giá tháng này của Hà Nội vẫn còn xa để chạm tới mức ổn định của giai đoạn giữa năm ngoái.
Quan điểm này cũng được củng cố bởi hai mức tăng rất cao trong các so sánh với tháng 12/2010 và cùng kỳ năm trước của CPI tháng này, lần lượt là 19,08% và 11,59%.
Có lý do để cho rằng hy vọng đang nhen lên. Những nguyên nhân đẩy chỉ số giá tháng này tại Hà Nội vẫn như tháng trước và cả tháng trước nữa, bao gồm gạo, các loại thịt, hải sản, xăng dầu, điện, gas…
Các mặt hàng này đã có chu kỳ tăng giá khá dài, nhiều mặt hàng mức tác động đã “đuối” hơn và cũng giảm động lực từ ảnh hưởng giá thế giới như gas, dầu hỏa, xăng…
Những điều chỉnh từ phía người tiêu dùng Thủ đô theo hướng thắt chặt chi tiêu trước khả năng chịu đựng giá tăng kém dần cũng thấy được phần nào ở diễn biến chỉ số tháng này.
CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ còn tăng 2,25%, dù vẫn là động lực thúc đẩy chỉ số giá chung nhưng đã hạ nhiệt rất nhiều so với mức hơn 5% trong tháng trước.
Các nhóm giao thông và nhà ở, vật liệu xây dựng cũng đều có mức điều chỉnh rất lớn so với cách đây một tháng, chỉ còn tăng 2,23% và 2,99% trong tháng này.
Ở các nhóm còn lại, có 3 nhóm chỉ số giá còn tăng trên 1%, bao gồm đồ uống, thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; và văn hóa giải trí mà nguyên nhân chủ yếu do yếu tố mùa vụ, khi tiêu dùng tăng cao trong giai đoạn chuyển mùa và kỳ nghỉ lễ kéo dài.